Di tích quốc gia Yên Tử bị xâm phá

Công trường xây dựng không phép tại tâm điểm khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử
- Quảng Cáo -

Công ty Tùng Lâm, đơn vị khai thác cáp treo Yên Tử đã ngang nhiên đập phá một phần kiến trúc cốt lõi của di tích quốc gia Yên Tử  nó là để “xây nhà văn hóa công ty” mặc dù chưa được cấp phép. Theo lời biện minh của ông Thanh, đại điện của Công ty Tùng Lâm, là “Để xây nhà văn hóa công ty thôi. Để vào ngày đầu tháng, hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm…”. Ông Thanh cũng nhìn nhận công việc xây mới này hiện chưa được cấp phép và nói rằng “Chúng tôi đang vừa xin phép vừa làm cho kịp”

ditichquocgiaYenTubixamhai1
Theo mô hình được trưng bày tại khu vực xây dựng, công trình xây nhà văn hóa được thiết kế lại mang hình dáng một ngôi chùa (Khu khoanh đỏ).

Theo lời  ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, thì Công ty Tùng Lâm chỉ xin phép sửa chữa thôi. Trên thực tế, Công ty này mới chỉ gửi đơn xin phép Ban Quản lý di tích Yên Tử và thành phố Uông Bí. Nhưng trong khi việc mới chỉ dừng ở đó, chưa hề có giấy phép, phía công ty đã tự động đập kiến trúc cũ đi để xây nhà mới.

Hồi cuối năm 2009, theo hồ sơ của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, công ty này đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử mà không hề được cấp phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Sự việc này phản ánh sự quản lý yếu kém của Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử cùng các cấp quản lý cao hơn ở tỉnh Quảng Ninh cũng như Bộ VH-TT-DL. Sự yếu kém trong quản lý này lại được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Được biết, ngày 23-9-2014 vừa qua, trang mạng của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đăng tải hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới. Một ủy viên hội đồng di sản quốc gia cho biết chương trình hành động là một mục quan trọng trong hồ sơ di sản. Quốc gia thành viên, cụ thể là VN sẽ phải có những cam kết bảo vệ di sản Yên Tử để nó được ghi danh vào danh sách di sản của UNESCO. Theo vị giáo sư này, với tình trạng bảo vệ di sản như thế này các chuyên gia hoàn toàn có thể nghi ngờ khả năng bảo vệ di sản Yên Tử. Và việc xét duyệt hồ sơ do đó cũng có thể bị ảnh hưởng.

- Quảng Cáo -

Người ta cũng đặt câu hỏi “vì sao một công trình xây dựng trái phép ngay trong lòng khu di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại cho đến tận bây giờ và lại còn tiếp tục sai phạm?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here