Tai họa phóng xạ hạt nhân đe dọa các tỉnh phía Bắc VN

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm gần biên giới Việt Nam. Ảnh: Bộ KHCN.
- Quảng Cáo -

HÀ NỘI (CTM Media) – Ba nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm gần biên giới VN đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2016, nhưng cho đến nay dự thảo biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác giữa các cơ quan liên hệ của hai nước vẫn chưa hoàn tất.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TS Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cho biết:  trong biên bản ghi nhớ, một nội dung quan trọng liên quan đến việc hợp tác giám sát và thẩm định tình trạng phóng xạ bên ngoài các nhà máy và các biện pháp đối phó khi có tai nạn phóng xạ hạt nhân xảy ra để bảo vệ nguồn thực phẩm và nước uống, như hướng dẫn của IAEA, đã bị phía Trung Quốc bác bỏ.

TS Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong cuộc gặp gỡ cách đây 1 tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna (Áo), hai bên tiếp tục thảo luận về biên bản ghi nhớ với nội dung nêu trên, nhưng phía Trung Quốc vẫn thoái thác cho rằng cần xin thêm ý kiến từ các đồng nghiệp trong nước.

TS Nguyễn Tuấn Khải cũng cho rằng, cần tìm hiểu về công nghệ Trung Quốc để đánh giá mức độ an toàn của ba nhà máy điện hạt nhân nằm gần biên giới Việt Nam mà phía Trung Quốc đang vận hành.

- Quảng Cáo -

Ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc được đưa vào hoạt động gần biên giới VN gồm nhà máy Phòng Thành cách tỉnh Quảng Ninh của VN chỉ 50km. Nhà máy Trường Giang cách đảo Bạch Long Vĩ của VN trong Vịnh Bắc Bộ khoảng 100km. Nhà máy Xương Giang cách biên giới VN 200 km.

Năm 2016, một phần của các nhà máy này đã đi vào hoạt động bán năng lượng với công suất 5100 MW. Khi hoàn tất toàn ba nhà máy điện hạt nhân này có tất cả 18 lò phản ứng

Theo qui định an toàn của  Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân Quốc Tế (IAEA), khu vực quanh một lò phản ứng hạt nhân với công suất từ 1000MW trở lên phải chuẩn bị cho trường hợp cần cấp cứu phóng xạ hạt nhân.

Một số tỉnh miền Bắc VN, bao gồm cả Quảng Ninh, nằm trong khoảng cách kế hoạch nối dài (EPD – từ 30 đến 100km tính từ lò phản ứng), và trong khoảng cách kế hoạch bị nhiễm (ICPD từ 100 đến 300km tính từ lò phản ứng), như IAEA đã qui định.

Theo tính toán của chuyên gia hạt nhân VN dựa trên chu kỳ khí hậu cho thấy các tỉnh bị nhiều rủi ro phóng xạ nhất từ các nhà máy điện hạt nhân TQ bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, và Hà Nội.

- Quảng Cáo -

36 CÁC GÓP Ý

  1. Dân VN không sợ đâu,phóng xạ ăn thua gì ,tắm biển độc uống nước hoá chất,ăn cá nhiễm độc ,ăn muối độc ,hít khói độc còn chưa ăn thua gì ,ba cái phóng xạ là lẻ tẻ,dân VN từ Bắc chí nam cái bao tử và thận gan rất tốt tiêu hủy mọi thứ khí độc hít vào phổi còn nở ra ,rất tốt máu trong người có đầy sắt và thủy ngân nhưng vẫn chạy đều ,chỉ có điều chết không biết nguyên nhân

  2. So moi nguoi viet nam minh giet nguoi viet nam thoi.co thoi gian nen quan tam den thuc pham nhap va thuc pham trong nuoc thi hon. Trong nuoc con khong lo xong con lo ngoai the gioi

  3. Năm 1986 nhà máy điện nguyên tử Tschernobyl ở Ukraina nổ, Đức cách đó hàng ngàn cây số người ta cũng đã đo được ảnh hưởng phóng xạ. 200 km thì nhằm nhò gì!

    Mà lạ, nửa năm trước mấy tổ máy đã đi vào hoạt động, giờ cả 3 nhà máy chắc đã chạy hết công suất mà báo lề đảng bảo là “chuẩn bị đi vào hoạt động” là sao nhỉ?
    https://www.vietnambreakingnews.com/2016/10/vietnam-seeks-crisis-response-to-chinese-border-nuclear-plants/

  4. Dân Việt nam đã anh dũng hứng chịu thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra và nhận tiền bố thí của họ một cách vui vẻ thì,nếu có nhận thêm thảm họa hạt nhân nữa thì cũng là lẽ thường tình thôi, có gì phải bận tâm.

  5. Có phóng xạ dân nó chết trước! Mà nó xây trên đất nó lq lol gì đến mình mà sồn sồn lên? Có xảy ra sự cố tgif dân nó hưởng trước. Chúng mày sợ tàu đến mức mông muội thế này rồi à?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here