Bên lề APEC 2017: Chấn động “Canada có thể rút khỏi TPP” (*)

Thủ tướng Canada Justin Trudeau trả lời báo chí trong cuộc họp báo do phái đoàn Canada bất ngờ tổ chức bên lề thượng đỉnh APEC.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trả lời báo chí trong cuộc họp báo do phái đoàn Canada bất ngờ tổ chức bên lề thượng đỉnh APEC. Ảnh: Dân Trí
- Quảng Cáo -

Thiền LâmCali Today |

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến Sài Gòn với gương mặt sáng rỡ, nụ cười tươi rói, cánh tay giơ cao như trên sân khấu, đã ngồi uống cà phê vỉa hè ở quận Nhất, đã chạy bộ tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, đã mang lại niềm hy vọng lớn cho giới chóp bu Việt Nam về một APEC 2017 thành công rực rỡ không chỉ về tiếng mà còn “có miếng”, và đã tuyên bố… “Canada có thể rút khỏi TPP”!

Thông tin chấn động này được Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đưa ra tại cuộc họp báo diễn ra vào buổi chiều 10/11 tại Đà Nẵng, đúng vào ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Thậm chí Thủ tướng Canada Justin Trudeau còn không tới dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo TPP vào chiều 10/11.

- Quảng Cáo -

Thỏa thuận TPP-11 tưởng đã được chốt vào tối 9/11 khi các bộ trưởng bước ra khỏi phòng họp với khuôn mặt khá vui vẻ và một vài bộ trưởng thông báo: đã đạt được nhất trí về nguyên tắc và sẽ có thông báo vào ngày 10/11.

Ngay lập tức vào tối 9/11, báo chí Việt Nam đã ồn ào đưa tin về TPP-11 gặt hái được thành công khi hiệp định này được hoàn tất mà không cần Mỹ.

Nhưng Canada đã phản ứng rất dữ dội sau những phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản và Bộ trưởng Thương mại Mexico về việc đã đạt được thoả thuận về cơ bản cho TPP-11.

Ngay sau khi hai bộ trưởng tuyên bố đạt được thoả thuận cơ bản, rạng sáng 10/11, Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne viết trên Twitter rằng: “Dù có các thông tin, vẫn chưa có thoả thuận căn bản về TPP”.

Tuyên bố này cũng phản ánh phần nào lập trường của phía Canada thể hiện qua thông điệp của Thủ tướng Trudeau khi ở Hà Nội: “Canada sẽ không vội vàng ký thoả thuận TPP nếu không có lợi cho Canada”.

Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đến Sài Gòn trước khi đi Đà Nẵng dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC. Ảnh: Người Việt
Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đến Sài Gòn trước khi đi Đà Nẵng dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC. Ảnh: Người Việt

Trước đó, giới quan chức ngoại giao Việt Nam, không biết có uống “thuốc liều” mà đã tuyên bố trên báo chí nhà nước với thái độ kênh kiệu “TPP vẫn để ngỏ cửa cho Mỹ tham gia”.
Trong thực tế, Việt Nam vẫn hy vọng Tổng thống Trump sẽ “nghĩ lại” khi đến Đà Nẵng để thay đổi quyết định Mỹ rút khỏi TPP chỉ một tháng sau khi Trump nhậm chức tổng thống.
Trước đây khi Mỹ rút khỏi TPP, người ta đã xem là hiệp định này có thể đổ vỡ vì Mỹ chiếm đến 60% giá trị sản lượng trong 12 nước dự kiến tham gia TPP. Còn nay là Canada – một trong những nền kinh tế lớn của thế giới…

Vào lúc này, việc mở lại bất cứ điều khoản nào của 1.500 trang hiệp định TPP được coi là hết sức phức tạp khi các nước đồng ý điều khoản TPP ban đầu đều có những tính toán tổng thể về được – mất với các đối tác, đặc biệt là với thị trường Mỹ – nền kinh tế lớn nhất và thị trường quan trọng nhất cho các nước.

Hiệp định TPP đã được Việt Nam theo đuổi từ năm 2010 và trải qua hơn hai chục vòng đàm phán cấp bộ trưởng.

Thủ Tướng Canada Justin Trudeau (áo thun xám) chạy bộ dọc bờ kênh Nhiệu Lộc, Thị Nghè, TP.HCM.
Thủ Tướng Canada Justin Trudeau (áo thun xám) chạy bộ dọc bờ kênh Nhiệu Lộc, Thị Nghè, TP.HCM.

Vào tháng Bảy năm 2013, giới chóp bu Việt Nam đã nhận được tín hiệu bật đèn xanh rõ nét từ phía Hoa Kỳ trong cuộc gặp Obama – Trương Tấn Sang tại Washington, về việc Mỹ sẽ chấp nhận để Việt Nam tham gia TPP.

Đến tháng Bảy năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam – thậm chí còn nhượng bộ Mỹ khi chấp nhận về nguyên tắc định chế Công đoàn độc lập để được đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu Dục, được Mỹ hoàn tất đàm phán TPP song phương với Việt Nam, đồng thời với kết quả này, ông Trọng đã giành một lợi thế lớn lao trước ứng cử viên tổng bí thư là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đã đánh bại ông Dũng tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào tháng Giêng năm 2016.

Cú sốc rút khỏi TPP của Trump đã khiến giới chóp bu Việt Nam choáng váng và khiến lâu đài cát “GDP Việt Nam sẽ tăng 25% khi tham gia TPP” sụp đổ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn hy vọng vớt vát vào TPP-11 không có Mỹ nhưng vẫn còn những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Canada, Úc.

Nhưng giờ đây, rất nhiều khả năng chỉ còn TPP-10. Không có Canada.

Không phải Donald Trump, mà Justin Trudeau mới là “kẻ phá bĩnh” tại APEC Việt Nam 2017.

Một cách nào đó, có thể so sánh cú sốc trên với hậu quả mà cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt đang mang tới về tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, số phận đen đủi của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA); và hậu quả có thể mang tới về số phận bảy chục ngàn người Việt sống ở Campuchia bởi những dấu hiệu khủng hoảng ngoại giao Campuchia – Việt Nam.

Đó là một thất bại kép đối với giới chóp bu Việt Nam: thêm một lần nữa TPP lâm vào cảnh đổ vỡ và khiến chính thể Việt Nam mất thêm một hy vọng lớn để giữ được chân đứng kinh tế; và cũng là một thất bại cay đắng trong lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức APEC.
—————————-
Tin cập nhật và nhận định:

Theo VOA, các thành viên TPP-11 đạt được đồng thuận khá muộn vào đêm 10/11 bên lề diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam, chỉ vài giờ sau khi bị gây trở ngại bởi Thủ tướng Canada, Justin Trudeau.

Mười một nước thành viên của Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương không có Mỹ (TPP-11) nhất trí với nhau về các “yếu tố cốt lõi” của thỏa thuận, một số khía cạnh còn bất đồng được gạt sang một bên để thương lượng thêm, trong đó có lĩnh vực văn hóa và giải quyết tranh chấp.

Kịch tính chính trị bao gồm sự vắng mặt của ông Trudeau khiến một cuộc họp dự trù của các lãnh đạo TPP cuối cùng bị hủy bỏ và báo đài quốc tế loan tin rằng Canada đã đổi ý và cho các đồng minh TPP “leo cây.”

Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne nói tin đó là một “sự hiểu lầm” và rằng Canada đã dành thời gian cần thiết để thúc đẩy các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các lĩnh vực liên quan đến môi trường và lao động… (VOA).

Dường như lời thanh minh của Bộ trưởng Thương mại Canada là một động tác “chữa cháy” để khỏi làm bẽ mặt các nước trong TPP-11.

Mặc dù đã nhất trí với nhau về các “yếu tố cốt lõi” của thỏa thuận, nhưng TPP-11 vẫn không diễn ra một cuộc ký kết chính thức nào cho hiệp định này, để các chữ ký có thể phải mất một thời gian không biết bao lâu nữa.

Đàm phán TPP được xem là chủ đề quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017. Trước hội nghị này, một số nước như Nhật Bản và Mexico đã kỳ vọng có thể đạt được “thỏa thuận nguyên tắc”. Đặc biệt, nước chủ nhà Việt Nam rất hy vọng rằng TPP-11 sẽ được ký kết ngay tại APEC để mang lại tiếng vang “vị thế Việt Nam nâng cao trên trường quốc tế”.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài VOA ngay sự kiện trên, ông Võ Trí Thành – Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, đã thừa nhận: “Rõ ràng chuyện Canada xảy ra vào thời điểm mà mọi việc đang chuyển biến theo hướng tích cực là một kết cục mà có lẽ không chỉ tôi, mà nhiều người không mong đợi. Một kết cục khá buồn… Việt Nam, với tư cách là nước chủ nhà, một nền kinh tế mở và tích cực trong quá trình thúc đẩy liên kết hội nhập, thì ít nhiều điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta mong đợi nhiều hơn ở APEC năm nay”.

(*) Tựa đề nguyên thủy: Chấn động ‘Canada có thể rút khỏi TPP’: Chóp bu Việt Nam hết kênh kiệu!

- Quảng Cáo -

11 CÁC GÓP Ý

  1. Nguyễn Hữu Hải, bạn không mở mồm ra thì đố thằng nào biết được mồm bạn toàn những cứt đái tuôn ra ào ào thấy mà gớm vậy ?!?.. Làm ơn đóng cửa cầu lại giùm, thối quá chịu không nổi .

  2. Lãnh đạo nước nào cũng lo và tranh đấu từng chút, từng chút một cho quyền lợi của đất nước họ. Duy chỉ có lãnh đạo CSVN đang cai trị quốc gia Việt Nam thì dường như QUYỀN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC nằm ở hàng thứ yếu, hay nói trắng ra là không quan trọng!
    Họ có xứng đáng để nắm quyền không?

    • Bất cứ lãnh đạo, hay cả chính phủ, của bất cứ quốc gia dân chủ pháp trị Tây phương nào phạm phải 1 phần trăm những lỗi lầm hay sai trái (như xả lũ chết dân, dung túng cho công an giết dân, tham nhũng, biển lận công quỹ, …) thì đã bị dân nước họ dùng lá phiếu hạ bệ tức khắc.
      Đất nước VN hiện đang như một củ khoai với hàng trăm con sâu Cộng Sản đang đục khoét cho tan nát, ngày một tan nát thêm.
      Đau lòng lắm!
      Chế độ CSVN tội lỗi từng ấy mà vẫn còn tồn tại là vì người dân mình vẫn còn chưa chịu đứng lên!

  3. Lãnh đạo nước nào cũng lo và tranh đấu từng chút, từng chút một cho quyền lợi của đất nước họ. Duy chỉ có lãnh đạo CSVN đang cai trị quốc gia Việt Nam thì dường như QUYỀN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC nằm ở hàng thứ yếu, hay nói trắng ra là không quan trọng!
    Họ có xứng đáng để cầm quyền không?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here