Tháng Mười Nga – Putin Và Nguyễn Phú Trọng

Paulus Lê Sơn

Nguyễn Phú Trọng - Putin
- Quảng Cáo -

Năm 2017 đánh dấu 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga do V. Lenin lãnh đạo thường được tổ chức vào ngày mùng Bảy tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên từ năm 2005, Nga đã chọn ngày mùng Bốn tháng 11 hàng năm là lễ Ngày Thống nhất Quốc gia (National Unity Day) thay cho lễ Cách Mạng Tháng Mười.

Cách Mạng Tháng Mười Nga “mơ hồ, tàn nhẫn”

Trên BBC đăng tải bài viết hôm 7 tháng 11 2017 có tựa đề ”Putin tuyên bố không thích Cách mạng kiểu Lenin?” nói rằng ông Putin chỉ dự lễ Ngày Thống nhất Quốc gia (National Unity Day). Và không cấm nhưng cũng không tham gia và ủng hộ các lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 do Đảng Cộng sản tổ chức, dự kiến kéo dài cả tuần.

Trong bài viết trích đăng quan điểm của Tổng thống Putin qua một phần diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017, trong đó có đoạn:

- Quảng Cáo -

…“Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.

Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng”…

Ông Putin khẳng định rằng “thời kỳ chính trị của Xô viết cộng sản là thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng”

“Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó” – Ông nói tiếp.

Tại Nga, Tổng thống Putin muốn thay đổi cái nhìn của nước ông về Lenin.

Vì sao Nguyễn Phú Trọng ôm ấp “sự mơ hồ, tàn nhẫn”

Hầu hết báo chí trong nước hôm 31.10.2017 có cách viết khác về ông Putin nói về cách mạng tháng Mười, mô tả “ông hy vọng kỷ niệm tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười ở Nga sẽ được người dân đón nhận là biểu tượng vượt qua sự chia rẽ đất nước”.

Ngày 05.11, truyền thông nhà nước loan tải bài diễn văn của ông Trọng đánh dấu 100 năm cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga như là một sự sáng duy nhất và vĩnh cửu, cần phải biết ơn và gìn giữ nó. “Tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người mãi mãi ngời sáng, nhớ ơn sâu sắc Cách mạng Tháng Mười, với những cống hiến vô giá của nhân dân Liên Xô đối với nhân loại” – ông Trọng nói.

Ông Trọng ca ngợi “Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm rung chuyển thế. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười cùng với sự ra đời của Nhà nước Xô viết do Vladimir Lenin sáng lập đã làm thay đổi căn bản số phận dân tộc Nga, đưa nước Nga từ một nước phong kiến tiền tư bản nghèo đói lạc hậu trở thành cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục hàng đầu thế giới, đưa công nhân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội”.

Nguyễn Phú Trọng muốn đem cái tinh thần cách mạng đó như là đèn soi cho vận mệnh đất nước Việt Nam, ông ta nói “Với tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga, tinh thần Cách mạng Tháng Tám và ý chí Việt Nam, với quyết tâm mới, khí thế mới, sức sống mới, với niềm tin son sắt vào sức mạnh, ý chí của toàn Đảng, toàn dân tộc, vào tương lai tươi sáng của đất nước, tin tưởng chắc chắn rằng, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Điều gì khiến cho Nguyễn Phú Trọng ôm ấp tương tư cái quá khứ “bi thảm, khủng khiếp” của Liên Xô để tiếp tục đặt vào Việt Nam ? Vẫn tiếp tục kiên trì và kiên quyết theo đuổi mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Ông Trọng bám víu vào điều hoang tưởng, tàn nhẫn của quá khứ mà nước Nga đang cố quên đi để tiếp tục lãnh đạo, dẫn dắt Việt Nam thì vận mệnh đất nước này không có một lối thoát nào cho tương lai.

Giờ đây, ôngTrọng tuổi đã về chiều, như ngọn đèn leo lét, còn tương lai đất nước Việt Nam thì không thể tắt lịm đi được.

Paulus Lê Sơn

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

    • NGƯỜI TA CHỬI VI-XI, VÌ LŨ NẦY CHI BỈẾT ĂN RÙI CƯỚP, RÙI CHƠI ĐẾN “BỂ LỒN” LUÔN ! ĐÃ VẬY THÈNG HỒ TĂC CÒN CHỨNG KIẾN NỮA CHỚ ! MỜI XEM HÌNH !

  1. LŨ VI-XI PHỎNG DÁI VẸM CỨ MỘNG DU GIỮA BAN NGÀY, BÓNG MA THÁNG MƯỜI CỨ LỞN VỞN TRONG ĐÂU BỌN CHĂN TRÂU ĐỐT NHÀ CƯỚP CỦA NẦY ! NGÀY HẠ HUYỆT CỦA BÓNG MA NẦY, TỤI VẸM ĐÂU DÁM NHỚ TỚI, HỈ ?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here