Hạ viện Canada tước danh hiệu công dân danh dự của bà Suu Kyi

Bà Suu Kyi khi đến dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Hà Nội hôm 13/9
- Quảng Cáo -

VOA – CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Các nhà lập pháp Canada, trong một động thái biểu tượng, hôm 27/9 đồng lòng bỏ phiếu tước bỏ quyền công dân danh dự Canada của nhà lãnh đạo dân sự Myanmar, Aung San Suu Kyi, để phản ứng lại các tội ác nhắm vào cộng đồng Rohingya thiểu số.

Động thái này của Hạ viện Canada không có tác dụng gì bởi vì danh hiệu công dân danh dự được trao bởi một nghị quyết chung của cả Hạ viện và Thượng viện và các quan chức nói rằng cũng cần phải có một nghị quyết chung như thế mới bãi bỏ được. Bà Suu Kyi nhận được danh hiệu này hồi năm 2007.

Thủ tướng Justin Trudeau hôm 26/9 nói với các phóng viên rằng ông không phản đối việc tước danh dự này của bà Suu Kyi nhưng cũng nói rằng việc làm này không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Myanmar, nơi hơn 700.000 người Rohingya đã bỏ chạy sự đàn áp của chính phủ.

- Quảng Cáo -

Hồi tuần trước, Hạ viện Canada đã nhất trí bỏ phiếu gọi các vụ thảm sát người Rohingya là ‘diệt chủng’.

Điều tra của Chính phủ Mỹ hồi tháng trước phát hiện rằng quân đội Myanmar đã tiến hành một chiến dịch được lên kế hoạch và có sự phối hợp kỹ lưỡng để thảm sát hàng loạt, hãm hiếp tập thể cùng các tội ác khác đối với người Rohingya.

Liên hiệp quốc điều tra vi phạm nhân quyền tại Myanmar

Cơ quan nhân quyền cấp cao của Liên hiệp quốc đồng ý thành lập một đội thu thập chứng cứ về những tội phạm bị cáo buộc tại Myanmar kể từ năm 2011 mà một ngày nào đó có thể được dùng để xét xử những kẻ phạm tội tại Tòa án.

Tân Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet tham dự Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/9/2018.

Ngày 27/9 Hội đồng Nhân quyền gồm 47 thành viên, với 35 phiếu thuận và 3 phiếu chống, thành lập một “cơ chế độc lập” nhằm bổ sung cho toán tìm hiểu sự thật mà Hội đồng đã cho phép thành lập trước đó để thu thập tài liệu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Myanmar.

Trung Quốc, Burundi và Philippines chống lại biện pháp này. Bảy quốc gia bỏ phiếu trắng.

Công tác của cơ chế này sẽ là tường trình về một vụ đàn áp an ninh quy mô bắt đầu từ tháng 8/2017.

Tổ chức nhân quyền nói việc đàn áp này đã làm ít nhất 10.000 người thiệt mạng và khiến cho hàng trăm ngàn người Hồi Giáo Rohingya phải trốn sang Bangladesh.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here