Hóa chất vẫn còn trong quần áo ngay cả sau khi giặt
Điều không may là giặt rồi vẫn không thể loại bỏ tất cả các hóa chất từ quần áo. Ví dụ như triclosan kháng khuẩn nhiều khi vẫn được thêm vào trong các loại vải. Nghiên cứu cho thấy triclosan có thể làm thay đổi sự vận hành của một số hormone và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nghiên cứu trên động vật cũng dấy lên vài lo ngại về ảnh hưởng tới sự thụ thai, các loại vi khuẩn tiếp xúc với triclosan có thể trở nên kháng lại kháng sinh. Thậm chí tăng khả năng ung thư cũng được nhắc tới.
Các loại quần áo chống bẩn, thông thường lại là nguồn bị nhiễm các hóa chất perfluorine (PFC), vốn cực độc đối với con người và tự nhiên. Bạn thường nghe về PFC là chất chống dính trong dụng cụ làm bếp, nhưng chúng cũng khá phổ biến trong sợi tổng hợp.
Trừ khi đồ bạn mua là loại hữu cơ, thường thì quần áo được sản xuất từ loại cây cotton đã được biến đổi gene, vốn có rất nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất. Hiệp hội Người Tiêu Dùng Sản Phẩm Hữu Cơ (OCA) đã giải thích:
“Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất cotton không mất đi qua quá trình trồng trọt. Các loại thuốc trừ sâu cũng được sử dụng để cây rụng lá, từ đó dễ thu hoạch hơn. Sản xuất sợi từ cây trồng cần nhiều hóa chất trong quá trình tẩy trắng, thu nhỏ, nhuộm làm thẳng, chống co, khử chất bẩn và khử mùi, chống cháy, mọt, và giảm nhăn.
Một số hóa chất áp dụng trong điều kiện nhiệt độ cao, thành ra liên kết với sợi cotton. Nhiều lần giặt đã diễn ra trong suốt quá trình sản xuất, nhưng một số loại xả vải và bột giặt để lại dư lượng không thể bị loại bỏ từ thành phẩm. Các hóa chất sử dụng để ra thành phẩm thường bao gồm formaldehyde, soda, sulfuric acid, bromine, urea, sulfonamide, halogen, and bromine.
Một vài loại quần áo nhập khẩu có chứa thuốc tẩy uế lâu ngày rất khó giặt tẩy, và mùi khó chịu cũng không dễ bay đi. Đây là những tàn dư hóa chất ảnh hưởng tới người có sự mẫn cảm với các loại hóa chất khác nhau.
Hơn nữa, có những người trở nên dị ứng (như nổi mề đay) đối với formaldehyde khi da tiếp xúc với những dung dịch được dùng trong giặt ủi có chứa formaldehyde”