Băng cháy biển Đông

Ảnh 1: Giàn khoan Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông hồi tháng 5.2017
- Quảng Cáo -

Bùi Văn Thuận|

Ngoài yếu tố muốn biến biển Đông thành ao nhà, hòng chi phối và “thu phí” trên tuyến đường biển huyết mạch, nơi 3/4 hàng hóa trên thế giới được vận chuyển. Trung Quốc có tham vọng đọc chiếm biển Đông còn vì lý do khác, cũng quan trọng không kém là “Băng cháy”. Hiện hơn 60% lượng nhiên liệu của Trung Quốc đều phải nhập khẩu, băng cháy là cứu cánh cho quốc gia đông dân và kinh tế phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ này. Vậy băng cháy là gì, tiềm năng ra sao và khai thác thế nào?

Băng cháy ( Tên khoa học là Methane clathrate hoặc methane hydrate) là hỗn hợp gồm nước và nhiều loại hidrocacbon dạng khí mà chủ yếu là mê tan (methane), e tan (ethane), propan (propane). Hỗn hợp này bị nén ở áp suất cao hơn 30at và nhiệt độ nhỏ hơn 0 độ C sẽ biến thành băng cháy. Ngoài màu trắng, băng cháy hay đá cháy còn có màu xám, nâu, xanh, đỏ… do có lẫn các tạp chất.

băng cháy

Theo tính toán, 1m3 băng cháy khi nâng lên nhiệt độ tầm 20 độ C sẽ giải phóng ra 164m3 khí metan, khi đốt sẽ tạo ra năng lượng rất lớn. Do đó, băng cháy được coi là nguồn năng lượng của tương lai. Hiện nay, lượng băng cháy đã được khảo sát, công bố trữ lượng cho thấy: Nếu khai thác hết, băng cháy sẽ cung cấp đủ nhiên liệu cho thế giới dùng trong vài trăm năm.

- Quảng Cáo -

Khu vực biển Đông, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trữ lượng băng cháy được ước tính lên đến vài trăm tỷ tấn, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á. Việt Nam đã đưa ra 4 vùng dự kiến để đánh giá tiềm năng băng cháy, đó là quần đảo Hoàng Sa và kế cận, Phú Khánh, Tư Chính-Vũng Mây và quần đảo Trường Sa và kế cận. (Tàu khảo sát thăm dò địa chất của Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam ở Tư Chính, có lẽ cũng tiến hành cả hoạt động thăm dò, đánh giá lượng băng cháy ở đây).

Hiện nay, thế giới chưa quốc gia nào khai thác thương mại được băng cháy do nhiều yếu tố về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Tất cả chỉ mới là tiềm năng. Nếu khai thác không cẩn thận, băng cháy bị rò rỉ và thăng hoa (biến thành hơi) ngay ở nhiệt độ thường sẽ gây ra thảm họa lớn. Đó là lượng lớn khí sinh ra sẽ tạo ra sóng thần và khí metan thoát vào không khí sẽ gây ra hiệu ứng nhà kinh cực kỳ khủng khiếp. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác đá cháy đòi hỏi phải đầu tư nhiều, không có lãi nên chưa được khai thác thương mại.

Nói thêm chút nữa về băng cháy: Hẳn quý vị đã từng nghe đến những con tàu, những máy bay mất tích bí ẩn ở Tam giác Bermuda hay còn được gọi là “Tam giác quỷ”. Đã có hàng trăm tàu thuyền, máy bay đã mất tích ở khu vực này. Có nhiều giả thuyết giải thích cho sự mất tích bí ẩn này: Người ngoài hành tinh, sóng điện từ, sóng địa chất, xoáy nước do các dòng hải lưu… Tuy nhiên, giả thuyết đáng tin cậy nhất liên quan đến đá cháy: Khu vực này có mỏ đá cháy lớn, các mảng kiến tạo liên tục vận động làm hở đá cháy, một lượng khí khổng lồ được sinh ra làm giảm tỉ trọng của nước và sinh ra các vũng xoáy lớn, hút không khí xuống biển như một vòi rồng. Đó là lý do các tàu thuyền, máy bay mất tích mà không kịp phát tín hiệu khẩn cấp!

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here