Một năm sau Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực: Biển Đông vẫn là điểm nóng chiến lược

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Phản ứng các quốc gia trong vùng Biển Đông

Phi Luật Tân

Tổng Thống Phi Duterte đã đi một đòn ngoạn mục, một mặt sẵn sàng tạo quan hệ hữu nghị với TQ, tạm thời hòa hoãn về các yêu sách đòi chủ quyền để đổi lấy đầu tư, trong lúc liên hệ quân sự với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục mật thiết không có chỉ dấu cụ thể thay đổi nào, ngoài những tuyên bố mạnh bạo sẽ cắt đứt liên lạc với Hoa Kỳ, của Duterte năm 2016.

Sau khi thay đổi chính sách, từ đối đầu biến thành hợp tác, Phi Luật Tân tuyên bố tiếp tục khai thác năng lượng (công ty PXP Energy Corp) dưới biển Đông trong vùng đảo Reed Bank, Palawan, thuộc chủ quyền Phi. Phi cũng đề nghị TQ cho ngư phủ Phi trở lại đánh cá trong vùng Bãi Hoàng Nham.

Chính sách ngoại giao flip flop đã khiến Bắc Kinh phải lên tiếng đe dọa là sẽ dùng sức mạnh quân sự đàn áp nếu Phi tiến hành những việc này. Vào tháng 5 vừa qua, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói trước công chúng rằng Tập Cận Bình đe dọa “có chiến tranh” nếu Philippines trở lại khai thác dầu và khoan thăm dò ở bãi Reed Bank.

Trong Hội Nghị ASEAN cấp Bộ Trưởng từ 6 đến 8 tháng 8 vừa qua tại Manila, Phi đã thể hiện tinh thần «hợp tác» bằng cách không thúc đẩy việc tố cáo quân sự hóa Biển Đông và dùng phương tiện quân sự để trấn áp các quốc gia khác trong Tuyên Bố chung. Nhất là Phi hoàn toàn không đề cập tới Phán quyết 2016 của Tòa PCA.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Manuel Teehankee tại Hội nghị ASEAN – Trung Quốc hôm 6 tháng 8, 2017. Ảnh: AFP
- Quảng Cáo -

Đối với Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct), dù đã được ASEAN đề cập tới cách đây 15 năm (2002), TQ đã tìm mọi cách kéo dài thời gian qua việc đòi hỏi thương thuyết riêng với từng quốc gia để dễ trấn áp. Ngày 18 tháng 5 vừa qua, TQ và ASEAN đã đạt đến thoả thuận một khung sườn cho Quy Tắc Ứng Xử tại Qúy Châu. Lần này TQ bị ép phải chấp nhận thương thuyết chung để thảo ra Quy Tắc Ứng Xử, nhưng không hề đưa ra một thời khoá biểu rõ rệt nào.

Trong lúc đó, Phi tiếp tục tập trận với hải quân Nhật, Hoa Kỳ, nhận tầu tuần duyên và đồng ý cho lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ tham chiến để truy lùng và tiêu diệt các nhóm hồi giáo cực đoan tại Đảo Mindanao, phía Nam Phi.

Tổng thống Phi Duterte bị áp lực của chính giới và dư luận Phi, muốn Phi lấy những hành động cứng rắn hơn để bảo vệ chủ quyền. Hiện hải quân Phi không có một chiếc tầu ngầm nào cho đến 2020, 4 khu trục hạm nhẹ loại cũ và khoảng mấy chục tàu tuần duyên nhỏ.

Cho đến lúc mua được 3 chiếc khu trục hạm loại Oliver Hazard Perry và 1 do Hoa Kỳ chuyển nhượng, lúc đó hải quân Phi mới có khả năng đương đầu với hải quân TQ.

Việt Nam

Qua nhiều động thái có tính chất thách thức, đối đầu với TQ, có nhiều chỉ dấu cho thấy ít nhất có một khuynh hướng đáng kể trong guồng máy đảng, không đồng ý với chủ trương Không Phản Ứng, Nhượng Bộ của Bộ Chính Trị trước các hành vi xâm lược của TQ như lấn chiếm biển đảo, sát hại ngư dân, xâm phạm vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam.

Lần đầu tiên, hải quân Hoa Kỳ tập trận thật với hải quân CSVN trong 5 ngày ngoài khơi Đa Nẵng, gần Hoàng Sa (song song với các đàm phán về việc thuê quân cảng Cam Ranh cho tầu chiến Hoa Kỳ hoạt động trên Biển Đông). Trước đây chỉ là các hoạt động cứu trợ (relief), rà mìn. Vụ này xảy ra ngay trước chuyến đi Việt Nam bị hủy bỏ của Thượng Tướng TQ Phạm Trường Long, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương TQ vào ngày 18 tháng 6.

Trong tương lai với sự hiện diện các trạm kiểm thính tiếng động dưới nước phát ra bởi tầu ngầm tại Cam Ranh và Subic Bay, Hoa Kỳ có khả năng theo dõi hoạt động các tầu ngầm loại diesel và nguyên tử TQ, xuất phát từ đảo Hải Nam, dưới toàn Biển Đông.

CSVN chấp thuận cho 2 công ty Ấn Độ và Tây Ban Nha thăm dò đầu hỏa trong vùng Trường Sa. Vào tháng1 năm 2017, Exxon Mobil (Hoa Kỳ) đã thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Voi Xanh (ngoài khơi Quảng Nam). Ngày 6 tháng 7, Việt Nam vừa triển hạn thêm hai năm giấy phép cho tập đoàn dầu hỏa Ấn Độ ONGC Videsh quyền thăm dò và khai thác lô 128, một phần của lô này nằm bên trong đường 9 đoạn mà TQ vạch ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông.

TQ chưa có động thái quân sự nhằm ngăn chặn cuộc thăm dò của công ty Ấn Độ, trong lúc đã lên tiếng đe dọa khiến lãnh đạo CVN phải ra lệnh công ty Repsol (Tây Ban Nha) ngưng thăm dò khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính (dự án Cá Rồng Đỏ, lô 136-03).

Tàu khoan Deepsea Metro I. Ảnh: Reuters

TQ đã đem dàn khoan HYSY-760 cùng 40 tàu hải giám đến khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để khống chế lực lượng hải quân CSVN với một quân số đông gấp bội, trong lúc đang chuẩn bị cho tầu Hải Dương 981 xuất hiện ngoài khơi VN trở lại.

Bãi Tư Chính nằm ở phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam. Bộ Ngoại Giao CSVN hoàn toàn im lặng không có lời lên tiếng phản đối nào. Việc 2 khế ước được CSVN ký kết với 2 công ty ngoại quốc trong lúc TQ không ngừng tuyên bố xác nhận chủ quyền trên các vùng khai thác cho thấy có khuynh hướng thách thức các hành vi xâm lược của TQ.

Những nỗ lực đa dạng bảo vệ chủ quyền của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong gần 20 năm qua, bền bỉ và liên tục qua mạng Internet, trên đường phố đã giúp tố cáo, phơi bày những âm mưu tội đồ bán nước đó, chặn đứng các âm mưu kế tiếp của TQ và tay sai lãnh đạo CSVN, đồng thời làm thức tỉnh một phần không nhỏ những đảng viên đảng CSVN có lương tri, quan tâm đến vận mệnh đất nước.

Về mặt hải quân, CSVN đã mua 6 tầu ngầm Kilo của Nga, chiếc đầu tiên được giao từ 2013, chiếc cuối cùng đã được giao cho Việt Nam trong năm 2016. Đây là loại tầu ngầm diesel rất êm, phát ra tiếng động rất nhỏ, cũng là loại TQ đang xử dụng.

Tàu ngầm Kilo

Nếu được trang bị thêm loại hỏa tiễn thiểm du bắn từ dưới nước, lực lượng tầu ngầm Kilo sẽ là phương tiện gián chỉ hữu hiệu (deterrent) để ngăn không cho các tầu chiến TQ tiến vào hải phận và vùng EEZ thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra sẽ có thêm 6 khu trục hạm Nga Gepard loại nhẹ 2100 tấn, dùng để tuần duyên nhưng có khả năng bắn chìm tầu TQ với loại hỏa tiễn chống chiến hạm KH-35E, 2 chiếc đầu tiên đã được giao cho hải quân CSVN.

Về không quân, CSVN muốn trang bị phi cơ tuần dương P-3C do Nhật chế tạo (loại P3 Orion của Hoa Kỳ dùng để xuất cảng), và loại chiến đấu cơ F-16 EDA được Hoa Kỳ viện trợ cho Nam Dương. Cũng như muốn mua loại phi cơ tuần dương không người lái UAV của Hoa Kỳ để tuần thám thường trực trên Biển Đông.

Tóm lại, với các tầu ngầm Kilo và khu trục hạm Gepard, hỏa tiễn thiềm du siêu âm chống chiến hạm Brahmos của Ân Độ, CSVN có khả năng gây tổn thất nặng cho hải quân TQ, nếu đụng độ xảy ra và lệnh bắn trả đưọc ban ra.

- Quảng Cáo -

18 CÁC GÓP Ý

  1. Chúng mày bảo vệ chủ quyền ở đâu vậy, ngồi bàn phím mà nói thì ai kh nói đc, đc ít tiền chia nhau kh công bằng đã cãi vã nói xấu nhau rôi.

  2. Nói toẹt ra. Bọn này đã làm gì cho đất nước Việt Nam cho dân Việt Nam
    Mấy cái trang Web vớ vẩn chỉ lừa đảo chiếm đoạt tiền tài sản của người nhẹ dạ cả tin

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here