Một năm sau Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực: Biển Đông vẫn là điểm nóng chiến lược

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -
Nam Dương, Mã Lai, Singapore

Ngày 14 tháng 7, Nam Dương đổi tên vùng biển phía Bắc Đảo Natuna thuộc chủ quyền Nam Dương thành Biển Bắc Natuna. Nam Dương đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc và làm nổ ngư thuyền TQ vi phạm hải phận thuộc chủ quyền. Mỗi lần chỉ gặp phản đối lấy lệ của TQ, vì không có khả năng gây hấn thêm với Nam Dương.

Cả 3 nước đều đã nỗ lực tân trang hải quân từ hơn 10 năm nay với việc mua nhiều tầu ngầm, chiến hạm tối tân của Pháp, Đức, Anh, Nga. Singapore cho đồn trú các chiến hạm loại LCS của đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ để tuần tiễu trên Biển Đông, eo biển Malacca và phiá Đông Ấn Độ Dương.

Dù không có trực tiếp tranh chấp với TQ về Biển Đông, nhưng 3 quốc gia này đều chống đối việc quân sự hóa Biển Đông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như mong muốn Quy Tắc Ứng Xử được hoàn tất sớm để bắt buộc mỗi quốc gia ven Biển Đông phải tuân thủ để duy trì hòa bình.

TQ luôn tìm cách mua chuộc sự hợp tác của Mã Lai, Singapore, vốn là các quốc gia phát triển cao của ASEAN với một cộng đồng gốc Trung Hoa đông đảo, nhưng cho đến nay thất bại, không chiêu dụ đứng về phiá TQ được. Hải quân Singapore được trang bị tối tân hơn hải quân Mã Lai (6 tầu ngầm của Thụy Điển và Đức, cùng 6 khu trực hạm tối tân của Pháp, so với 2 tầu ngầm tối tân Scorpene và 2 khu trục hạm loại cũ của Anh). Hải quân Nam Dương gồm 4 tầu ngầm, 6 khu trục hạm, thuộc loại cũ. Cả 3 cộng lại cũng chỉ bằng 1/5 hải quân TQ về số chiến hạm và cũ kỹ hơn.

Phản ứng các cường quốc ngoài vùng (Hoa Kỳ, Nhật bản, Ấn Độ, Úc)
- Quảng Cáo -

Hoa Kỳ chính thức bác bỏ căn bản pháp lý của Đường Lưỡi Bò 9 điểm vào tháng 2, 2014.

Dù bận tâm với Bắc Hàn và vùng Trung Đông, các hành động duy trì sự hải và không lưu tư do (FONOP) Freedom of Navigation Operations trên biển và trên không của Hoa Kỳ, có tính chất thách thức, đã gia tăng so với thời TT Obama.

Máy bay ném bom B1, B2 và B-52. Ảnh: Yotube

Vì dụ gần đây 3 lần chiến đấu cơ chiến lược B1-B và B-52, xuất phát từ căn cứ Guam, đã bay trên Hoàng Sa và Trường Sa, 3 lần các khu trục hạm loại Arleigh Burke và Littoral Combat Ship đã đi vào vùng hải phận 12 hải lý tại Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa kể các Nhóm Mẫu Hạm Tấn Công (Carrier Strike Group) đã đi vào vùng mà TQ tự cho thuộc chủ quyền ít nhất 3 lần, trong vòng 6 tháng từ đầu 1/2017 đến nay.

Những hoạt động này được quyết định bởi chính Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Harry Harris vốn có lập trường cứng rắn đối đầu với TQ.

Hoa Kỳ đã cho bố trí trên địa bàn Tây Thái Bình Dương những võ khí tối tân nhất, khu trục hạm loại tàng hình Zumwalt 14000 tấn với tầm pháo rất xa (150 cây số, và với súng railgun trong tương lai 200-400 cây số), các phi đoàn F35, F22 tại Nhật, loại drone tấn công mới nhất có khả năng phá sóng từ và điện trường, hệ thống chống hỏa tiễn Aegis -SM3 đặt trên khu trục hạm và tuần dương hạm, THAAD trên đất liền tại Nam Hàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch. Ảnh: Reuters

Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 8 của Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Ngô Xuân Lịch, ông Jim Mattis, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thông báo sẽ cho một mẫu hạm ghé thăm Việt Nam trong năm 2018, nghiên cứu đề nghị mua một số phương tiện viễn thám để khám phá và theo dõi hoạt động của hải quân TQ (PC3 Orion, tuần dương không người lái UAV), việc thuê quân cảng Cam Ranh, dự trù các tập trận chung.

Nói chung, hợp tác quân sự ngày càng mật thiết giữa quân đội CSVN và quân đội Hoa Kỳ, trước sự khó chịu và nghi ngờ của TQ.

Về phía Nhật, chính quyền Abe càng ngày càng hiện diện thường xuyên hơn về quân sự tại Biển Đông, trong lúc các hoạt động nghênh chặn phi cơ chiến đấu TQ, ngăn cản tầu chiến TQ trong vùng quần đảo Điếu Ngư và quanh biển Nhật Bản ngày càng gia tăng và mức độ nguy hiểm về đụng độ.

Nhật cho tầu chiến đi tuần tiểu hỗn hợp, tập trận với hải quân Phi CSVN, Hoa Kỳ (13/6 tầu chiến Nhật ghé Đà Nẵng). Với hơn 450.000 tấn, 154 chiến hạm, tầu ngầm các loại, 340 phi cơ và 50.000 thủy thủ đoàn, hải quân Nhật hiện đứng thứ nhì tại Á Châu, chỉ sau TQ, nhưng trội hơn về mặt kỹ thuật tiền tiến và khả năng tác chiến qua việc huấn luyện và tập trận thường xuyên với hải quân Hoa Kỳ.

Hải quân Nhật ở vòng đai chung quanh các đảo Nhật Bản và nới rộng xa hơn đến Biển Đông, có khả năng đương đầu ngang ngửa với hải quân TQ, đông hơn gấp ba về số lượng, và vượt trội nếu có thêm sự hỗ trợ về tình báo viễn thám, tiếp liệu và võ khí tiền tiến của Hoa Kỳ.

Trong Hội Nghị ASEAN cấp Bộ Trưởng tại Manila vừa qua, Hoa Kỳ, Úc, Nhật đã ra một thông báo chung rất cứng rắn, xác nhận Biển Đông không phải là vùng biển thuộc chủ quyền TQ, lên án mạnh mẽ TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông và dùng võ lực để uy hiếp các quốc gia lân bang, sau một tuyên bố chung tương tự của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật. Đồng thời yêu cầu Quy Tắc Ứng Xử phải được xem là tính chất bắt buộc phải thi hành và có giá trị pháp lý, như Phán Quyết 2016 của Tòa PCA.

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp Thủ tướng Ấn Độ Modi tại Hà Nội vào đầu tháng 9, 2016. Ảnh: Trường Sơn

Ấn Độ đã trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam, nhằm đối phó với TQ, sau khi trở thành một đối tác chiến lược về quân sự với Hoa Kỳ. Ấn Độ đã thiết lập quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ từ 2004, sau khi đặt mua các vận tải cơ C-130 Hercule và C-117 GlobeMaster.

Vào năm 2015, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã ký kết một hiệp ước chiến lược cho phép quân đội mỗi bên quyền xử dụng căn cứ của phía bên kia để tiếp liệu và bảo trì quân cụ.

Với một lực lượng hải quân gồm 140 tầu và 67.000 thủy thủ đoàn (1 mẫu hạm (40 phi cơ), 1 tầu đổ bộ và vận tải, 8 tầu chuyên chở chiến xa, 11 khu trục hạm, 14 khu trục hạm loại nhẹ, 1 tầu ngầm nguyên tử tấn công, 1 tầu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SLBM), 13 tầu ngầm diesel, 23 tầu tuần duyên), hải quân Ấn Độ hiện đang tân trang nhanh chóng về khả năng viễn thám với 8 phi cơ tuần dương mới nhất P8 Poseidon, mua của Hoa Kỳ, xây thêm hai mẫu hạm với sự trợ giúp kỹ thuật của Hoa Kỳ, mua các hỏa tiễn siêu âm chống chiến hạm của Nga.

Hiện Ân Độ đang huấn luyện cho thủy thủ đoàn Việt Nam lái tầu ngầm Kilo.

Kết Luận

Khác với sự loan truyền của truyền thông Tây Phương thiên tả, chính TQ hiện nay đang ở thế bị động và bị thách thức trên nhiều phương diện: 1) công pháp quốc tế và diễn đàn quốc tế; 2) khai thác tài nguyên ngay tại các vùng TQ tự cho thuộc chủ quyền; 3) quân sự với sự hình thành của liên minh nhằm đối đầu lại TQ.

Từ nhiều năm qua, cán cân quân sự trên Biển Đông, nghiêng hẳn về phía TQ, do sự yếu kém của Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Phi và CSVN về hải quân. Tuy nhiên với sự tân trang cấp bách của các hải quân CSVN, Mã Lai, Singapore, với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Ấn Độ, Nhật, Hoa Kỳ, cũng như sự hiện diện của các chiến hạm các cường quốc này, cán cân quân sự sẽ thay đổi nhanh chóng.

Các hành động tằm ăn dâu ngược đang diễn ra trên Biển Đông, do chính các quốc gia đang chống lại các âm mưu bá quyền của TQ chủ động tiến hành. TQ đang bị nắn gân trở lại. Người ta khó tiên đoán tình hình sẽ diễn biến như thế nào, một mặt TQ sợ mất mặt, nhưng một mặt biết chưa đủ lực để đấu với hải quân Nhật, Ấn Độ và đệ Thất Hạm Đội cùng một lúc. Lúc này là lúc TQ còn có thể lùi bước vì chưa đủ mạnh.

Lãnh đạo CSVN đang đu dây tử thần giữa Hoa Kỳ và TQ, cũng như du dây bên trong nội bộ đảng giữa khuynh hướng bảo vệ đất nước và khuynh hướng thần phục bậc thầy TQ bằng mọi giá. Chừng nào Việt Nam còn những thành phần lãnh đạo bị khống chế, tay sai của TQ, ngày đó cán cân quân sự và ý chí đối đầu luôn nghiêng hẳn về phía TQ.

Chỉ có một Việt Nam Tự Do Dân Chủ mới có đủ khả năng để cân bằng lại ưu thế quá lớn của TQ trên Biển Đông qua những nỗ lực: 1) tân trang hải quân và không quân để bảo vệ biển đảo; 2) sẵn sàng và quyết tâm đối phó với mọi âm mưu xâm lấn mới, thương thuyết và áp lực về kinh tế chính trị về những biển đảo thuộc chủ quyền đã bị xâm chiếm; 3) xây dựng thế liên minh với các quốc gia cùng chung quan tâm về Biển Đông và muốn đối đầu với âm mưu bá quyền của TQ.

Đây là điểm các lực lượng dân chủ Việt Nam cần nêu lên trong các vận động quốc tế.

- Quảng Cáo -

18 CÁC GÓP Ý

  1. Chúng mày bảo vệ chủ quyền ở đâu vậy, ngồi bàn phím mà nói thì ai kh nói đc, đc ít tiền chia nhau kh công bằng đã cãi vã nói xấu nhau rôi.

  2. Nói toẹt ra. Bọn này đã làm gì cho đất nước Việt Nam cho dân Việt Nam
    Mấy cái trang Web vớ vẩn chỉ lừa đảo chiếm đoạt tiền tài sản của người nhẹ dạ cả tin

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here