Một năm sau Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực: Biển Đông vẫn là điểm nóng chiến lược

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Ngày 12 Tháng 7, 2016, Toà Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague Hòa Lan (case 2013-19) đã ra phán quyết bác bỏ Đường Lưỡi Bò 9 điểm do Trung Quốc tự vạch ra, nhằm xác nhận chủ quyền của họ một cách bất hợp pháp, chiếm trên 80% diện tích Biển Đông. Tòa đồng thời xác nhận chủ quyền của Phi trên bãi Hoàng Nham (Scarborough) và trong hải phận vùng biển Đông Phi theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 (vùng biển thuộc chủ quyền (12 hải lý) và vùng biển thuộc đặc quyền khai thác kinh tế EEZ 200 hải lý).

Đây là một phán quyết có giá trị quan trọng về mặt công pháp quốc tế. Phán quyết này là một thắng lợi cho Phi Luật Tân, quốc gia đứng nguyên đơn kiện, nhưng cũng đồng thời rất thuận lợi cho Việt Nam, vì Phi và Việt Nam là 2 quốc gia tại tuyến đầu, trực tiếp liên hệ đến các tranh chấp lâu dài về chủ quyền với Trung Quốc. Đồng thời, phán quyết này cũng gián tiếp có lợi cho Nam Dương, Mã Lai, Singapore, Brunei trong những tranh chấp ở Biển Đông.

Lãnh đạo Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận phán quyết này, đồng thời ra lệnh cho hệ thống truyền thông nhà nước, các bồi bút trong giới truyền thông Phương Tây cố tình xem nhẹ sự thất bại nạng nề này. Bắc Kinh cho tuyên truyền bóp méo sự thật, dù đã bỏ ra hàng triệu Mỹ Kim để mua chuộc, ảnh hưởng lên phán quyết, nhưng không mấy kết quả.

Toà Trọng Tài Thường Trực PCA (hình trái). Người dân Philippines ăn mừng trước phán quyết của PCA ngày 12 tháng 7, 2016.

Từ tháng 7, 2016 đến nay, nhiều biến chuyển quan trọng ảnh hưởng đến các tương quan chính trị, ngoại giao, kinh tế đã xảy ra giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông và các quốc gia có liên hệ chiến lược đến vùng biển này.

- Quảng Cáo -

Tại Hoa Kỳ, ông Trump trở thành vị Tổng Thống thứ 45, với một chính sách mới chưa được định khung rõ nét cho vùng Đông Á và Thái Bình Dương, nhưng có khuynh hướng đối đầu qua các động thái quân sự.

Tại Phi, ông Duterte với những tuyên bố dao to búa lớn, được dân Phi tín nhiệm vào trách vụ Tổng Thống ngày 30 Tháng 6, 2016, đang tiến hành một chính sách ngoại giao thực dụng (flip flop), đi gần lại với Trung Quốc với 2 chuyến công du Trung Quốc vào tháng 10, 2016 và tháng 5, 2017, nhưng vẫn giữ liên hệ chiến lược với Hoa Kỳ.

Trong lúc tại Việt Nam, lãnh đạo CSVN bị Trung Quốc (TQ) khống chế hoàn toàn, vẫn tìm cách đàn áp, dẹp tan các cuộc biểu tình bảo vệ chủ quyền quốc gia của người dân Việt Nam (từ các cuộc biểu tình chống TQ tại Sài Gòn, Hà Nội vào năm 2010; chống dàn khoan Hải Dương 981, năm 2014; chống Formosa, 2016).

Phân tích những tin mới nhất cho thấy tình hình Biển Đông vẫn sôi động liên tục và là điểm nóng chiến lược trên thế giới, ngang ngửa về tầm quan trọng so với các cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Syria, Irak, A Phú Hãn.

Lý do là tại Biển Đông và Đông Hải, Hoàng Hải (East Sea và Yellow Sea, 2 vùng biển giữa Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn), các cuộc tranh chấp về chủ quyền có xác xuất dẫn đến các đụng độ quân sự giữa 2 cường quốc đứng đầu thế giới về khả năng quân sự và kinh tế. Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật và TQ và các cường quốc khác ngoài vùng như Ấn Độ, Úc, với hậu quả không lường trước được và ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Noí chung, tuy Trung Quốc vẫn âm thầm tiến hành việc xây dựng các căn cứ quân sự: phi trường với phi đạo dài cho phi cơ vận tải quân sự, các dàn ra-đa, phóng hỏa tiễn chống phi cơ, các quân cảng nhân tạo làm trạm tiếp liệu cho tầu chiến, tổ chức các chuyến du lịch, cho di dân đến sinh sống trên một số đảo nhân tạo. Nhưng nói chung nhịp độ đã chậm lại hay khựng lại tại một số vị trí tại Trường Sa, biển Đông Phi Luật Tân, vùng biển quanh Natuna).

Các chiến hạm thuộc Hạm Đội USS George Washington, Hải quân Ấn Độ, Lực Lượng Tự Vệ Đường Biển Nhật Bản dàn trận trong cuộc thao dượt Malabar 2014 (hình của Hải Quân Hoa Kỳ).

Hiện nay Trung Quốc không còn giữ thế chủ động tại Biển Đông và đang rơi vào thế bị động và đang phải đối phó với một chiến dịch tằm ăn dâu ngược, do chính các quốc gia đang tranh chấp với Bắc Kinh tiến hành, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc.

Trung Quốc

Giấc mơ của lãnh đạo Bắc Kinh là vượt qua Hoa Kỳ về mặt kinh tế, kỹ thuật, quân sự để trở thành cường quốc đứng đầu thế giới, vào năm 2040. Một trong hướng bành trướng là giải tỏa sự chật hẹp, giới hạn về không gian sinh tồn trong vùng cận hải với ASEAN (Biển Đông), Nhật Bản, Nam Hàn (Đông Hải và Hoàng Hải), mở đường ra đại dương về phía Đông về Thái Bình Dương và phía Tây về Ân Độ Dương. Và đương nhiên Biển Đông là mục tiêu tương đối dễ chiếm hơn với sự đồng lõa của thành phần tay sai lãnh đạo CSVN và sự phân hóa và yếu kém về khả năng quân sự các quốc gia ASEAN ven biển.

Qua việc ngang nhiên xâm chiến bãi Hoàng Nham (2012) thuộc chủ quyền Phi vào thời TT Obama (lúc đó Hoa Kỳ không có một phản ứng chống đối nào) và âm thầm tiến chiếm thêm một số vị trí chiến lược, qua việc xây các đảo nhân tạo ngay giữa vùng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, lãnh đạo Bắc Kinh, nhất là Tập Cận Bình đã biết không thể lùi bước vì rất sợ bị mất mặt và ảnh hưởng đến quyền lực trong nội bộ Đảng.

Vào đầu năm 2017, sau khi gặp một đối thủ bất nhất và không lường trước đây với TT Hoa Kỳ Trump, Tập Cận Bình đang rơi vào thế khó khăn về vấn đề Bắc Hàn và bị động về Biển Đông, do một phần muốn duy trì sự tồn tại của Bắc Hàn, mặt khác không muốn tạo lý do chính đáng để Hoa Kỳ cầm đầu một liên minh đánh phủ đầu, tiêu diệt tiềm năng quân sự của Bắc Hàn và cũng như thi hành một chính sách đối đầu cứng rắn hơn tại Biển Đông.

Trung Quốc đã mất hơn 10 năm để chuẩn bị thực lực hải quân và âm mưu xâm chiếm bãi Hoàng Nham. Và hơn 20 năm từ năm 1988, sau khi chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, với sự đồng lõa dâng bán chủ quyền của lãnh đạo CSVN, Trung Quốc mới lên tiếng tự xác nhận chủ quyền qua đường Lưỡi Bò 9 Điểm trong những năm đầu của thế kỷ 21, và dựa vào đó để âm thầm xâm chiếm Biển Đông, bằng đường lối mềm, câu dụ qua quyền lợi đầu tư, áp lực về giao thương kinh tế, đe dọa bằng quân sự,…

Âm mưu lấn chiếm tiệm tiến loại tằm ăn dâu của TQ hiện đang gặp nhiều khó khăn ngăn cản sự thành công của chiến lược Đại Hán tại Biển Đông, kể từ 2013:

  1. Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa một cách rộng rãi, trở thành một đề tài nóng thường trực có ảnh hưởng đến an ninh thế giới, với sự quan tâm của các cường quốc ngoài vùng như Ấn Độ, Úc, Nhật, Hoa Kỳ, Liên Âu.

2. Trung Cộng đã thất bại không hoàn toàn phân hóa được các quốc gia ASEAN ngoại trừ Cam Bốt, bị thất bại nặng trong vụ kiện ra trước Tòa PCA (2013-2016), lúng túng trước đòn vừa hợp tác, vừa đối đầu của TT Phi Duterte, bị động trong các Hội Nghị Thượng Đỉnh, khi bị vạch mặt tố cáo có những hành động xâm lược.

3. Phản ứng liên hoàn và đối đầu của Nhật, Úc, Ấn Độ và nhất là không tiên liệu được phản ứng của Hoa Kỳ, đối thủ hàng đầu, và bị tố cáo đồng lõa với Bắc Hàn trong cuộc khủng hoảng về khả năng nguyên tử của Bắc Hàn.

Những khó khăn nan giải của TQ này cũng đi đôi với những khó khăn liên hệ đến những biện pháp bảo vệ chủ quyền về kinh tế của các quốc gia liên hệ. Khối lượng đầu tư vào TQ bị khựng lại, nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ, Nhật Bản đã lợi dụng dịp này, rút ra khỏi TQ và chuyển sang các quốc gia khác, vì không chịu nổi cạnh tranh bất chính và chính sách lấy cắp kỹ thuật vi phạm bản quyền có hệ thống. Các mặt hàng tiêu thụ phổ thông của TQ ngày nay gặp sự cạnh tranh gay gắt các quốc gia khác như ASEAN, Ấn Độ và sự tẩy chay từ một số quần chúng.

Trong lúc sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế TQ từ sản xuất sang dịch vụ, kỹ thuật tiền tiến, không đạt mức hiệu quả mong muốn vì cấu trúc luật lệ và sự tuân thủ các luật lệ về phẩm chất, về mức an toàn cho người tiêu thụ, ảnh hưởng lên môi sinh, bảo vệ sự cạnh tranh trong sáng, hầu như không có. Và muốn thay đổi triệt để thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của bộ phận lãnh đạo và guồng máy đảng CSTQ. Mức tăng trưởng kinh tế của TQ đã giảm từ 10% xuống còn 6,7%, và sẽ còn suy giảm nữa dù lãnh đạo CSTQ đã cho bơm vào guồng máy kinh tế hàng trăm Tỷ MK. Nếu trừ ra phần phát triển liên hệ đến phần đầu tư vào hạ tầng cấu trúc, địa ốc, mức phát triển thật của TQ sẽ ở mức 3%, tương đương với mức 2,6% của Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

18 CÁC GÓP Ý

  1. Chúng mày bảo vệ chủ quyền ở đâu vậy, ngồi bàn phím mà nói thì ai kh nói đc, đc ít tiền chia nhau kh công bằng đã cãi vã nói xấu nhau rôi.

  2. Nói toẹt ra. Bọn này đã làm gì cho đất nước Việt Nam cho dân Việt Nam
    Mấy cái trang Web vớ vẩn chỉ lừa đảo chiếm đoạt tiền tài sản của người nhẹ dạ cả tin

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here