Quân đội làm kinh tế: Lợi ít hại nhiều, phúc nhỏ hoạ lớn

Phạm Đình Trọng - Bauxite Việt Nam

- Quảng Cáo -

Hàng hóa do những người lính làm giàu đánh thắng đưa ra thị trường chỉ là đồ phế thải của xã hội tiêu dùng Nhật Bản. Những xe máy, đồ điện tử còn xài tốt nhưng đã lỗi mốt, bị loại bỏ chất đống ở những bãi rác hàng tiêu dùng bên Nhật. Thủy thủ VOSCO chỉ việc thuê ô tô chở xuống tàu đưa về nước. Bày bán ở chợ Sắt, Hải Phòng, đồ điện tử phế thải đó có giá cao hơn hàng mới ra lò bán ở Nhật. Loại kinh doanh như vậy một vốn bỏ ra, ba, bốn lời thu về. Lợi nhuận tới 300%, 400%.

Cụ K. Mác, cụ tổ của những ông cộng sản đã khái quát về lợi nhuận tư bản như sau: “Lợi nhuận gọi tư bản thức tỉnh. Với 10% lợi nhuận, tư bản có mặt ở bất kỳ đâu. Với 50% lợi nhuận, tư bản vô cùng liều lĩnh. Với 100% lợi nhuận, tư bản sẽ chà đạp lên mọi luật pháp. Với 300% lợi nhuận, tư bản không chùn tay trước một tội ác nào, kể cả nguy cơ phải lên giá treo cổ”. Bị cuốn vào dòng xoáy lợi nhuận tới 300 – 400%, tướng Nguyễn Trường Xuân không phải lên giá treo cổ cũng phải đứng trước vành móng ngựa tòa án binh.

Lợi nhuận là liều đô pinh cực mạnh với người kinh doanh. Dù là những người lính nhưng đã làm kinh tế là phải lao theo lời lãi, lao theo đồng tiền, làm sao tránh được liều đô pinh lợi nhuận.

Cứ nhìn cái cách ông tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dành cho ông con trai vị trí người đứng đầu đơn vị làm kinh tế mạnh nhất Bộ Quốc phòng, cứ nhìn cái cách mang quyền uy quân đội ra giành giật những dự án trăm tỷ, ngàn tỷ bạc, cứ nhìn cuộc sống đế vương của đại tá tổng giám đốc Phùng Quang Hải sẽ thấy liều đô pinh đó.

- Quảng Cáo -

Cứ nhìn sự liều mạng cắt đất dự trữ của sân bay làm vốn góp kinh doanh, biến đất sân bay thành sân golf, thành đất sinh lời cho nhóm lợi ích, cứ nhìn sự quanh co cố giữ sân golf ngang trái, trước đòi hỏi khẩn thiết của đất nước cần gấp gáp mở rộng sân bay nhưng những ông tướng cứ lần khân không trả đất cho sân bay cũng thấy rõ liều đô pinh đó.

Cứ nhìn các ông tướng giãy nảy lên như đỉa phải vôi sau khi báo chí đưa tin lời khẳng định của thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng bộ Quốc phòng rằng Quân đội không làm kinh tế nữa, cũng thấy rõ liều đô pinh đó.

Ngày 23.6.2017, ông Thứ trưởng đại diện Bộ Quốc phòng báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước và nhân dân. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội.

Lần thứ hai Bộ Quốc phòng lại phải tự xác định quân đội không làm kinh tế nữa đã bộc lộ sự dùng dằng, day dứt lương tâm và trách nhiệm của những người lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Lương tâm và trách nhiệm Bộ Quốc phòng là xây dựng quân đội chính quy, hiện đại. Quân đội chính quy hiện đại trước hết phải là đội quân chuyên nghiệp. Nghiệp vụ của quân đội là cầm súng với trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất, từng thước biển, từng khoảng trời đất nước nay lại lao vào những dự án, những công trình, với trách nhiệm làm cho đồng tiền sinh lời thì quân đội đó đâu còn chuyên nghiệp và quân đội đó không thể là quân đội chính quy hiện đại, không thể là quân đội thường trực với một trăm phần trăm sức chiến đấu. Đến nay mới lại khẳng định quân đội không làm kinh tế nữa là đã quá trễ. Vì đã quá trễ nên vô cùng cấp bách. Tiếc thay, liều đô pinh lợi nhuận của quân đội làm kinh tế đã làm bùng nổ một chiến dịch khá quy mô chống chủ trương đúng đắn quân đội không làm kinh tế nữa.

Báo Quân Đội Nhân Dân, cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có vai trò phát động và tổ chức chiến dịch phản bác lại chủ trương quân đội không làm kinh tế, một chủ trương đúng đắn nhưng vô cùng khó khăn mới có được. Suốt nhiều ngày cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy năm 2017, báo Quân Đội Nhân Dân mở chuyên mục “Kết hợp kinh tế với quốc phòng – nhiệm vụ chiến lược lâu dài” ngay trên trang nhất và ngày nào cũng có bài viết của phóng viên, bài phỏng vấn các tướng lĩnh, các quan chức từ trung ương đến tỉnh, huyện, các nhà khoa học, nhà lý luận. Với sự “định hướng” của người phỏng vấn thì tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định quân đội làm kinh tế là phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ và là chủ trương xuyên suốt của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt trong những ngày đó, báo Quân Đội Nhân Dân đều đặn đưa tin về sự xuất hiện của tướng bốn sao ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ở các đơn vị quân đội. Ở đâu tướng Lịch cũng chỉ nói một điều: Tham gia phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế là chức năng, thể hiện được truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là một chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Làm kinh tế không phải là phận sự của quân đội. Nhưng một ông tướng đứng đầu ba quân nói về quân đội làm kinh tế như một thứ quyền, như một chức năng đương nhiên của quân đội. Ông nói say sưa, quyết liệt như người nông dân nói về quyền được cày cấy trên mảnh ruộng của họ vậy!

Loại bỏ, chặn đứng những ý kiến trái chiều bằng viện dẫn chủ trương của đảng vẫn là thói quen của những quan chức nhờ đảng mà có quyền lực. Khi có nghị sĩ đòi hỏi Quốc hội phải xem xét thảo luận thấu đáo việc hệ trọng sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, ông Chủ tịch Quốc hội lúc đó là Nguyễn Phú Trọng liền phán: Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội đã được Bộ Chính trị quyết định rồi. Thế là khỏi thảo luận, Quốc hội liền răm rắp biểu quyết thuận mở rộng Hà Nội ôm cả xứ Đoài mênh mông đồng ruộng, ôm cả dãy núi Ba Vì quanh năm mây trắng, đưa địa giới Hà Nội đến sát tận bờ sông Đà heo hút. Để chín phần mười diện tích thủ đô Hà Nội là núi rừng, đồng ruộng! Để nông thôn hóa, lạc hậu hóa thủ đô Hà Nội. Để kinh tế thủ đô Hà Nội là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Để văn hóa thủ đô Hà Nội mang đậm màu sắc văn hóa làng xã.

Khi hàng trăm trí thức, hàng ngàn người dân ký kiến nghị đòi dừng dự án Bô xít Tây Nguyên nguy hại cho đất nước, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liền băm bổ tuyên bố: Dự án Bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng. Kiến nghị đúng đắn và đầy trách nhiệm công dân của hàng trăm trí thức, hàng ngàn người dân đòi dừng khai thác Bô xít Tây Nguyên liền bị ném vào sọt rác. Chủ trương lớn của đảng đã bùn đỏ hóa rừng xanh đại ngàn Tây Nguyên, đã làm nền kinh tế đất nước phải triền miên gánh thua lổ hàng ngàn tỷ đồng năm này qua năm khác của dự án Bô xít.

Nay lương tâm và trách nhiệm người lính đòi hỏi quân đội không làm kinh tế nữa thì ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại mang chủ trương của Đảng ra chống lại đòi hỏi của lương tâm và trách nhiệm người lính: Quân đội làm kinh tế là chủ trương nhất quán của đảng! Ông Bộ trưởng Lịch cần nhớ rằng những thảm họa liên tiếp giáng xuống người dân và đất nước Việt Nam suốt mấy chục năm qua như cải cách ruộng, cải tạo tư sản, Nhân Văn – Giai Phẩm, Xét lại chống đảng, tù đày những người tham gia chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đều là những chủ trương nhất quán của đảng cả đó.

Cải cách ruộng đất đã giết hại hàng trăm ngàn công dân ưu tú, những người giàu trí tuệ, giàu của cải đã có đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước. Cải cách ruộng đất còn giết chết cả những giá trị văn hóa đạo lý của nền văn minh sông Hồng đặc sắc. Cải tạo tư sản đã đánh sập nền công nghiệp non trẻ và đầy triển vọng của đất nước, đã tiêu diệt, xóa sổ tầng lớp nghiệp chủ vừa hình thành đầy tài năng và đầy khát vọng chấn hưng đất nước. Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm và Xét lại chống đảng do đảng ngụy tạo ra đã hãm hại, tù đày đến chết, đến tàn phế những tài năng và khí phách lớn nhất của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam. Giam cầm, tù đày không án hàng trăm ngàn người dân Việt Nam ở bên thua cuộc trong cuộc chiến tranh Nam Bắc đã gây hận thù và sự ly tán, chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam, cho đến tận hôm nay, gần nửa thế kỷ đã qua vẫn không thể hàn gắn.

Những chủ trương đó của đảng là những tội ác, những món nợ của đảng cộng sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi khắc ghi trong lịch sử Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam không thể trốn nợ được bằng sự trơ trẽn tung ra lời tung hô như phun đám khói hỏa mù: đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, để che lấp tội ác, để xí xóa món nợ với dân tộc Việt Nam!

Âm mưu thôn tính, xóa sổ đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, biến Việt Nam thành chư hầu, thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Đại Hán chưa lúc nào bành trướng Đại Hán bộc lộ rõ ràng và quyết liệt như lúc này. Đại Hán mới cướp hơn ngàn kilomet vuông đất đai biên cương phía Bắc của dải đất Việt Nam. Đại Hán vừa cướp cả quần đảo Hoàng Sa và nhiều đảo nhỏ của Việt Nam ở biển Đông. Đại Hán đang hàng ngày bắn giết dân Việt Nam kiếm sống trên biển Việt Nam. Đại Hán quấy phá, gây sự, xua đuổi doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với Việt Nam khai thác dầu khí trên biển Việt Nam. Trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn cương vực lãnh thổ, bảo vệ dân lành đang đè nặng lên đôi vai quân đội.

Vậy mà viên tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại muốn đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa ghi thêm món nợ với lịch sử Việt Nam khi sự còn mất của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng lại chủ trương quân đội làm kinh tế, nghiệp dư hóa quân đội, phân hóa sự thống nhất, tính thường trực của quân đội, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của quân đội. Sức mạnh quân đội đã bị phân tán, suy yếu thì từ chỗ không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, từ chỗ bỏ mặc biển Đông của tổ tiên cho kẻ thù truyền kiếp làm chủ, bỏ mặc cho chúng mặc sức bắn giết dân lành Việt Nam đến chỗ khuất phục sức mạnh kẻ thù chỉ là bước ngắn.

Liều đô pinh lợi nhuận của quân đội làm kinh tế đang làm mờ mắt, tối dạ cả người nắm trọng trách lớn nhất của quân đội.

4. QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ. CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Quân đội làm kinh tế không phải là luống rau xanh mà tiểu đội lính nào cũng đều chăm chút vun xới, tưới bón những buổi chiều sau một ngày mướt mồ hôi ở thao trường, sau một ngày căng trí não trong khoa mục kỹ thuật. Quân đội làm kinh tế không phải chuồng nuôi heo mà bếp đại đội, bếp tiểu đoàn nào cũng phải có. Đó chỉ là tăng gia tự túc cải thiện bữa ăn hàng ngày có từ khi ra đời đội quân những người nông dân mặc áo lính và sẽ mãi mãi tồn tại như là lẽ tự nhiên cùng những người lính của nhà nước cộng sản. Tăng gia là công việc có trong lịch hoạt động hàng ngày của mọi người lính trong toàn quân. Sau giờ luyện tập nặng nhọc trên thao trường là giờ tăng gia như khoảng thời gian thư giãn giữa màu xanh mướt mát của vườn rau, mùa nào rau đó. Số kilogram rau cân cho nhà bếp của đơn vị là một trong những chỉ số thành tích thi đua của các tiểu đội. Hoạt động tăng gia sản xuất nhỏ bé khép kín trong từng đơn vị quân đội. Sản phẩm tăng gia sản xuất không lưu thông ra thị trường dân sự, không có mục đích kinh doanh sinh lời vì vậy không phải là làm kinh tế.

Quân đội làm kinh tế là những đơn vị quân đội lớn, là những lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn, binh chủng, quân chủng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh lập những công ty, những doanh nghiệp mang năng lực của quân đội ra kinh doanh chuyên nghiệp trên thương trường quốc gia và quốc tế.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Quân đội làm gì bây giờ mà không làm kinh tế, biển đảo thì xúi ngư dân ra trong nước thì công an, côn đồ tấn công trấn áp , quân đội chuyển qua làm kinh tế .

  2. Cơm ao gạo tiền dân nuôi lại đứng ra làm cho nhóm lợi ich trong đó có cả tướng tá hỏi sao mà ko gìau , ko quên nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước hải đảo biên cương

  3. Qđôi làm kte thì lãi khủng vì: Đát đai của quốc gia, máy móc thiết bị của nnuoc cấp, xăng dầu nnuoc cấp nhân lưc thì đào tạo bằng ngân sách nnuoc công lính như nước.cứ thế thoải mái dung

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here