Thấy gì từ loạt bài “chống tự diễn biến” của ông Trương Minh Tuấn trên báo Nhân Dân?

Lê Dung - SBTN

Ông Trương Minh Tuấn (Ảnh Zing News)
- Quảng Cáo -

Nội bộ đảng CSVN đang diễn ra những khuynh hướng khá trái ngược nhau và

Vũ Ngọc Hoàng
Vũ Ngọc Hoàng

biểu lộ rõ trên mặt truyền thông. Tháng 9/2016, cựu trưởng ban Tuyên giáo trung ương Vũ Ngọc Hoàng viết loạt bài về “kiểm soát quyền lực” trên báo điện tử Vietnamnet và được một số dư luận hoan nghênh, bởi ông Hoàng lần đầu tiên can đảm đặt vấn đề cần thúc đẩy “tam quyền phân lập” và Xã hội dân sự.

Nhưng đến tháng 10/2016, người mới được phân công kiêm nhiệm phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông là Trương Minh Tuấn đã tung ra loạt 2 bài trên báo đảng Nhân Dân với tựa đề theo tư tưởng Nguyễn Phú Trọng: “Nhận diện nguy cơ ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục”.

Có thể nhận ra những điểm đặc biệt nào từ loạt bài “chống tự diễn biến” của tác giả Trương Minh Tuấn trên báo Nhân Dân?

Ô Trương Minh Tuấn
Ô Trương Minh Tuấn
- Quảng Cáo -

Ông Trương Minh Tuấn lên án, và cũng đồng thời thừa nhận về “Thái độ hai mặt về chính trị” của một số tờ báo nhà nước:

“Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn.

Bên cạnh đó, đến nay, trừ một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ.

thong-tan-xa-viet-namVới một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,… một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”…”.

Nếu trước đây, hiện tượng “hai mặt chính trị” chỉ được giới phân tích và bình luận suy đoán, thì nay được chính Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông xác nhận.

Ông Trương Minh Tuấn cũng lên án về “Xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của đảng với quyền tự do báo chí”

Ông Trương Minh Tuấn cũng không quên lên án về “Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí”:

“Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước”.

Trong loạt bài của ông Trương Minh Tuấn, có lẽ điểm duy nhất mang tính “nhân dân” là việc tác giả này lên án “Sử dụng quyền tự do báo chí để phục vụ các “nhóm lợi ích”: “Một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác”.

Tuy nhiên, tác giả Trương Minh Tuấn lại lầm lẫn nghiêm trọng khi quy “phần tử cơ hội chính trị” vào nhóm lợi ích:

“Một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”?).

Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA… để đánh giá, bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực. Và “tự diễn biến” trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện như vậy”.

Tác giả Trương Minh Tuấn cũng cho ra đời một khái niệm mới: “Xu hướng hư vô về chính trị”.

Cuối cùng, tác giả này nêu quan điểm: “Ở Việt Nam, không hề có mâu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí” để yêu cầu “kiên quyết loại bỏ những phần tử có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ra khỏi chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí”.

Nguyễn Như Phong
Nguyễn Như Phong

Nếu báo chí nhà nước phải thực hiện đúng yêu cầu trên của tác giả Trương Minh Tuấn, nền “báo chí cách mạng” sẽ càng bi kịch hơn: sau chiến dịch xử trị nhiều nhân vật đầu não báo chí, sẽ xuất hiện “cơ chế chính ủy” trong các báo nhà nước, tương tự những “điển hình tiên tiến” mà ông Trương Minh Tuấn ca ngợi như các báo đảng Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Khi đó, báo chí nhà nước sẽ còn viết được gì? Hay sẽ chỉ còn biết đồng ca “Vừng trời đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên…”?

Lê Dung/(SBTN)

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. Csvn hay nhất là cung cấp tinh tức láo không hổ thẹn nhưng nhà báo biết hổ thẹn, nhân dân biết nên tìm ở đâu ra tinh tức chuẩn, thật ra mấy cái nầy bên ngoài thế giới dân chủ không bao giờ bị mà nhà báo Vn bị ép viết bài hoàn toàn trái ngược với tâm ý của mình là việc không thể tưởng tượng được so với bên nhà báo dân chủ tự do, một chánh phủ bất tài thối nát vô côn đến mức xem dân như kẻ thù và là mối họa diệt đảng thì nên hỏi lũ csvn có đủ tài đước gì lảnh đạo dân tộc mãi mãi?? Tối ngày chạy đua tìm đủ cách để tồn tại một cách bất chấp tất Cả thì còn đâu mà có thời giờ nghiên cứu tìm ra giải pháp phát triển nước nhà?, dân chủ là các đảng phái muốn tồn tại thì phải có chính sách hay vược bật ăn tiền làm cho dân vui ăn điểm thì cứ được bầu mãi. Còn lũ vô dụng csvn?? Chúng độc tài đàn áp nói láo hăng say tìm đủ mọi cách trấn áp khủng bố ,…. và cuối cùng kết quả điều giống nhau là bọn độc tài được tồn tại, dân chủ và độc tài đường đi hoàn toàn trái ngược để có kết quả giống nhau, bọn cs có khả năng làm thế thì dân phải tự hỏi gởi tương lai cho bọn súc vật ấy Vn sẻ thêm bao nhieu thảm họa nửa và thế hệ mai sau nghĩ gì về sự sống vô trí bất cần như nô lệ cho csvn nó bố thí xin vân an phận cuối đầu chấp nhận cho được yên thân sống hết kiếp nầy kiếp sau kệ mẹ nó???

  2. “Hữu xạ tự nhiên hương”.

    Nếu có hương thì tự khắc nó sẽ thơm.

    Còn cái khối sâu quảng lâu năm đầy ròi bọ mang tên “đảng CS Việt Nam” thì có bịt thế chứ bịt nữa cũng sao cho khỏi bốc mùi hôi thối được.

    Muốn chữa chỉ có cách là khoét đi thôi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here