Tàu cộng công khai tuyên bố tiêu diệt quân và dân ta

GS David Tran - Blog Bà Đầm Xòe

- Quảng Cáo -
Báo ND thời răng cắn bể môi
Báo ND thời răng cắn bể môi

Là một mối quan hệ luôn là thời sự nóng và nóng mãi… cho dù hàng ngàn năm trước nó cũng trải qua bao phen máu lửa, bão tố, phong ba rồi yên ả nhưng có lẽ những cơn sóng bạc đầu đó biến dạng thành những đợt sóng ngầm và âm ỉ không bao giờ tắt lịm để chuẩn bị cho thời kỳ sau bộc phát gầm lên. Xét về mặt địa chính trị thì hai nước có một sự liên quan, kết dính tự ngàn xưa bởi núi sông biển đảo liền kề… từ đó những móc xích về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa luôn ảnh hưởng cho nhau và nỗ lực tách rời, độc lập cho dù là từ phía nào cũng khó mà thực hiện. Nhưng qui luật muôn đời là “Nước chảy về vùng trũng”, do đó nền văn minh, văn hóa Bắc phương hàng ngàn năm qua luôn chảy về phương Nam một cách tự nhiên và ào ạt mang theo bao hệ lụy… trong đó rực rỡ cũng nhiều và đen tối, độc hại chất chứa sự xâm thực đầy ác ý mưu mô đồng hóa thì luôn đầy dẫy và chực chờ thấm vào da thịt người dân đất phương Nam.

Nơi đây tôi chỉ trích một vài điều có liên quan để làm sáng rõ cho luận điểm mà mục đích của bài viết có liên quan đến sự kiện Thành Đô. Còn đi sâu vào sự xâm thực của văn hóa phương Bắc đối với đất phương Nam tôi sẽ giới thiệu từng phần trong tác phẩm nghiên cứu văn học sử “Nguồn gốc và sự phát triển của nền văn minh, văn hóa Phù Nam” hầu phục vụ bạn đọc sau.

Như tôi đã nói sự liên quan về mặt địa chính trị và lôi theo phương diện văn hóa, quân sự, kinh tế… của hai nước như vậy nó đã tồn tại từ trước thế kỷ thứ 2 trước CN và từ đó cho đến nay trải qua bao thời kỳ và mỗi thời đại nó có một sắc thái đặc thù khác biệt tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi giai đoạn. Nhưng tựu chung hình thức và hoàn cảnh nào thì bọn Bắc phương cũng đứng đầu gió và dân tộc đất phương Nam luôn trong tình trạng chống đỡ, né tránh thậm chí phải chịu tang tóc, đau thương bởi những cơn thịnh nộ của cuồng phong, những mùa gió chướng, gió mùa Đông Bắc tràn về. Hành trình của mối quan hệ VN-TH từ trước thế kỷ thứ 2 trước CN đến nay trải qua 4 giai đoạn (nơi đây tôi chỉ kê lên mà không dẫn giải, chi tiết sẽ có trong tác phẩm đã nêu trên). Và vì khuôn khổ của một bài viết.

1- Thời Bắc thuộc: khoảng 1000 năm từ Âu Lạc-An Dương Vương (179 trước CN) đến khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và sau đó lên ngôi vương năm 939 sau CN.

- Quảng Cáo -

2- Thời Đại Việt: Cũng khoảng 1000 năm tương đương với thời Bắc thuộc. Từ khi Ngô Quyền xưng Vương đến khi đế quốc Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ năm 1883.

3- Thời Pháp thuộc: Từ năm 1883 đến 1945 hơn 60 năm đến khi VN giành độc lập.

4- Thời hiện đại: Từ năm 1945 đến nay.

Nơi đây tôi nói một vài đặc điểm ở thời kỳ thứ 4 để có cái nhìn xuyên suốt nhằm  giúp nhân dân củng cố niềm tin và vững bước trên con đường phục hưng đất nước..

Ta biết rằng khi HCM du nhập CNXH về VN là nguồn gốc từ Liên Xô, từ lúc HCM bị Pháp từ chối đơn xin nhập học trường Thuộc Địa (École Coloniale) để rồi lưu lạc qua Mạc tư Khoa và được Lenin thu nhận, đào tạo để rồi sau đó mang chủ nghĩa Mác-Lê về gieo rắc với ý đồ nhuộm đỏ vùng ĐNÁ, trước mắt là Đông Dương. Do đó suốt chuỗi hành trình, đảng CSVN luôn dựa vào LX và xem Kremlin là tường thành vững chắc cho chủ nghĩa cs. Chế độ và CSVN đã từng ký hiệp định quân sự toàn diện với LX. Mặt khác trên đầu HCM và tập đoàn CSVN lại có một bóng mây đen đầy lông lá (Mao) lởn vởn che mờ và gây ra nhiều phiền nhiểu, sự cố…

Bằng những toan tính thủ đoạn, HCM và đảng CSVN không chịu cảnh bơi chèo giữa hai dòng nước và từ đó đưa cả hai tay vuốt ve, nâng khăn sửa túi cho cả hai khách đa tình mà cũng lắm nỗi bạc bẽo, mưu mô lợi dụng kẻ bề tôi trong những phương diện riêng của mỗi kẻ.

Trong giai đoạn này HCM, CSVN nhận ơn mưa móc từ cả hai. Trái ngang thay, thập niên 60 thế kỷ trước hai kẻ phong tình LX-TQ lâm vào cảnh cơm không lành, canh không ngọt đưa đến rạn nứt và bất đồng quan điểm lên đến cực đại. Lúc bấy giờ sự dựa dẫm vào LX mà một mặt hai lòng với TQ của CSVN đã lộ rõ. Do đó Đặng Tiểu Bình quyết ra tay “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Thế là chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra thảm khốc ở Vị Xuyên, Lão sơn… đã nêu trên, đồng thời Đặng xúi dục, chống lưng cho Khmer đỏ tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam với VN,  rồi Gạc Ma – Trường Sa chiến sĩ VN phải bỏ mình trong lòng biển, đem máu nhuộm sơn hà bảo vệ biển đảo non sông.

Lúc này CSVN gọi Tàu cộng là “phản động” là “bành trướng, bá quyền”…v.v… thù địch, chửi bới nhau kéo dài hơn mười năm.

Qua hơn mười năm bão tố ngút ngàn, đường biên và các cột mốc biên giới Việt-Trung từ xưa đâu còn nữa và đã bị dời sâu vào lòng của Mẹ Âu cơ, hàng ngàn km2 đất dọc biên giới phía Bắc đã trở thành “nước lạ” bởi:

“Bên kia biên giới là nhà.
Bên này biên giới cũng là quê hương…”
(Tố Hữu)

Cho nên ải Nam Quan, thác Bản Giốc, núi Lão Sơn… đối với dân VN còn chỉ là hoài niệm. Rồi cũng trong thời điểm này thật mỉa mai thay cho kiếp hoa chùm gởi, cho phận Cát Đằng, Phong Lan bám vào cổ thụ, cành cao mà ký sinh… CS Đông Âu sụp đổ, lâu đài điện Cẩm Linh đang chao đảo chuẩn bị đổ nhào. Đảng CSVN như kẻ lạc loài trong đêm trường mưa bão, trong tay không một chiếc la bàn, phương hướng và tầm nhìn hoàn toàn bị mất. Cơn đói khát thiếu nơi nương tựa, cảnh “Gió cát mưa sa trên màu cờ đỏ”(Trần Dần) đã hiển hiện từ xa… Đảng CSVN như “kẻ khát nước qua sa mạc…”(Nguyễn Khoa Điềm), lúc bấy giờ tập đoàn csVN khao khát được quay về với kẻ thù hàng ngàn năm để tìm một chút hương thừa. Ngay lúc này ở trên đỉnh Hoa Sơn, chưởng môn Nhạc Bất Quần liếc nhìn về cõi trời Nam bằng nửa con mắt mà rằng: “Sóc chết ba năm cũng quay đầu về núi!!!”, thế là kịch bản “Thành Đô” được viết ra và dàn dựng bởi quân sư Đặng Tiểu Bình – một chính khách được thế giới xem là nhân vật của thập kỷ 80 trong thế kỷ 20.

Thưa các bạn, tuy có lan man đôi chút nhưng không biết phải sao vì muốn cho mọi người được tỏ tường nên đành phải mắc phải lỗi này khiến cho các bạn tốn không ít thời gian và mỏi mắt. Xin mời các bạn đọc tiếp.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Thật nhục nhã cho một chế độ nô tài mà không được trọng dụng. Cò bị chửi như trâu, như bò không dám lên tiếng .

  2. tr cong den’ ngay- mat. van. ,..nhung neu’ my? va- dong- minh khong nam’ co hoi. danh’ up’ no’ ( som’ chung- nao- tot’ chung ay’) thi- du- no’ sap’ chet’ no’ cung co’ kha nang tieu diet. ca? dan toc. viet. nam ( dang nam trong cai’ ro.) cua? no’ di’ bau. a.
    – chinh’ xac’ nhu loi tuyen bo’ ngong cuong cua? tau- cong. !!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here