Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguy cơ tan rã

Nước Sông Hậu đến gữa Tháng Năm Âm lịch vẫn trong vắt
Nước Sông Hậu đến gữa Tháng Năm Âm lịch vẫn trong vắt
- Quảng Cáo -

CẦN THƠ (CTM Media)- Ngày 20 Tháng Sáu, 2016, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu (Trường ĐH Cần Thơ) TS Lê Anh Tuấn nói với báo chí rằng theo một nghiên cứu của ĐH Quốc Gia Singapore thì con đập thủy điện Manwan của Trung Quốc đã cản trở lượng phù sa chảy về Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) .

Trước khi có con đập này thì lượng phù sa chảy về ĐBSCL khoảng 160 triệu tấn/năm, nay chỉ còn 75 triệu tấn/năm. Con số này tiếp tục giảm xuống còn 42 triệu tấn nếu các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động.

Nhiều người dân ở An Giang than thở rằng: ‘’Nhà nước nói việc Trung Quốc xây các đập thượng nguồn sông Mê-Kông không ảnh hưởng gì đến lượng phù sa của ĐBSCL, nhưng thực tế chứng minh ngược lại’’.

Thường thì vào khoảng đầu Tháng Năm Âm Lịch là nước Sông Hậu bắt đầu chuyển màu, nay đã gần giữa Tháng Năm thế mà nước sông vẫn trong vắt.

- Quảng Cáo -

Chuyên gia về hệ sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện nói quá trình kiến tạo ĐBSCL diễn ra từ 6.000 năm trước nhưng sự mất cân bằng phù sa hiện nay sẽ làm đảo ngược quá trình kiến tạo đó và dẫn đến nguy cơ tan rã đồng bằng.

Cũng theo ông Thiện thì nay Lào đã xây đập thủy điện Xayaburi được 70%, còn đập Don Sahong đang chuẩn bị ráo riết để khởi công. Khi các con đập này đi vào hoạt động, tình trạng mất cân bằng phù sa ngày càng tăng, nguy cơ tan rã ĐBSCL ngày càng lớn và quá trình này có thể chỉ mất vài trăm năm so với quá trình kiến tạo hàng ngàn năm.

Bức xúc trước nguy cơ này, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng như sau:

– Hoàng Bao: Nhiều nhà khoa học đã khuyên không nên đào kênh lấy nước ngọt trồng lúa bằng mọi giá cho tứ giác Long Xuyên nhưng không ai nghe. Bây giờ hãy nghiên cứu để ĐBSCL sống với mặn để chuyển đổi nông nghiệp phù hợp. Cần thiết mời chuyên gia nước ngoài, chẳng hạn Hà Lan tư vấn về vấn đề này.

– Sau: Vậy lúc lên dự án sao không ai ngăn lại. Để dự án đi vào hoạt động thì không phải chấm hết hay sao?

– Quân: Không phải không ngăn mà cơ bản là ngăn có được đâu. Giống nạn 4C hiện nay, ai cũng nói dẹp bỏ mà có dẹp được không?

– Thanh Thanh: Khi đầu nguồn sông Mê kông đầy rẫy thủy điện thì cuối nguồn làm gì còn nước phù sa chảy về

– Phúc: Việt Nam lấy đâu ra nhiều tỉ USD để cứu lấy DBSCL chứ. Ôi quê tôi !

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here