Coi Thơ Quách Tấn

Bích Huyền

- Quảng Cáo -

 

Quách Tấn là tên thật. Ông còn có tên tự và tên hiệu như các nhà thơ thời cổ là Đăng Đạo và Trường Xuyên. Ông sinh năm 1910, ở Bình Định. Trong nhóm thơ Bình Định hồi ấy, gọi là Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ ở thành Đồ Bàn), ông cao niên hơn cả, hơn Hàn Mặc Tử hai tuổi, hơn Yến Lan năm tuổi, hơn Chế Lan Viên tới mười tuổi…

Các bạn thơ đó của ông là những cây bút kiệt xuất của phong trào Thơ Mới sôi động khi ấy. Nhưng Quách Tấn lại làm thơ theo lối cũ: thơ luật Đường. Người ta coi Hàn là rồng, Chế là phượng, Yến Lan là lân, cả ba tượng trưng cho tung hoành, đĩnh đạc thì ông tự nhận mình là rùa, tượng trưng chậm chạp và vất vả (Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia) cho đủ long ly quy phụng.

- Quảng Cáo -

Hai tập thơ đầu Quách Tấn xuất bản lúc Thơ Mới đang thắng thế hầu hết là thơ thất ngôn bát cú …

Giữa lúc người ta đua nhau “thí nghiệm” với những thể thơ mới, thì ông thản nhiên gieo vần theo luật Đường. Giữa lúc người ta đua nhau “phô” những tâm tình hay suy tưởng chưa từng thấy trong thơ Việt Nam, thì ông lại đều đều “diễn” những thứ cảm xúc na ná như của Bà Huyện Thanh Quan!

Quách Tấn trong Mùa cổ điển chủ yếu buồn những cái buồn điển hình của mọi thi nhân xưa, có lẽ cộng với một chút ưu tư thời thế.

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here