Báo động thâm hụt thương mại với TC

- Quảng Cáo -

Sáng ngày 8/6/2015, tại cuộc thảo luận về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội-ngân sách năm 2014 và sáu tháng đầu năm 2015, Tiến sỹ kinh tế Mai Hữu Tín, đại biểu tỉnh Bình Dương, đã có bài phát biểu được mô tả là “chấn động nghị trường”, trong đó ông nói về “một nền kinh tế ngầm” trong giao thương với Trung cộng.

Theo nghiên cứu riêng của ông Mai Hữu Tín cho thấy các số liệu về xuất cảng và nhập cảng trong quan hệ thương mại với TC mà Tổng Cục Thống Kê Việt Nam công bố, đều có sự chênh lệch rất lớn so với những số liệu mà Tổng Cục Thống Kê TC công bố.

Chẳng hạn theo Tổng Cục Thống Kê TC, năm 2014, TC xuất cảng sang Việt Nam số lượng hàng hóa trị giá 63,7 tỷ Mỹ kim, trong khi Tổng Cục Thống Kê Việt Nam chỉ ghi nhận đã nhập cảng số lượng hàng hóa trị giá 43,9 tỷ Mỹ kim từ TC. Chênh lệch giữa số liệu hai bên là gần 20 tỷ Mỹ kim.

Điều này cho thấy đã có hơn 20 tỷ Mỹ kim hàng hóa từ TC tràn vào thị trường Việt Nam mà không phải chịu thuế nên Việt Nam không thống kê được. Việt Nam không chỉ thất thu về thuế nhập cảng mà khối lượng hàng nhập cảng lậu từ TC tiếp tục đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đến chỗ lụn bại.

- Quảng Cáo -

Còn chênh lệch giữa số liệu hai bên về hàng hóa xuất cảng sang Tc cho thấy, Việt Nam không kiểm soát được những loại hàng hóa chiến lược cấm xuất cảng. Những loại hàng hóa chiến lược cấm xuất cảng này chủ yếu là tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam.

Ông Tín nhận định, chính các giao dịch ngầm giữa các băng nhóm tại Việt Nam với thương nhân TC đã tạo ra sự chênh lệch lớn cả về nhập cảnh lẫn xuất cảng trong quan hệ thương mại giữa Việt – Trung.

kinhtengamTuy những giao dịch ngầm này đã được cảnh báo từ lâu nhưng cho tới nay nhà cầm quyền CS Việt Nam vẫn không ngăn chặn được. Ông Tín lưu ý, nếu sử dụng số liệu của Tổng Cục Thống Kê TC thì tính về tổng thể, trong các năm từ 2012 đến 2014, Việt Nam không xuất siêu mà vẫn tiếp tục nhập siêu như 20 năm trước đó.

Theo ông đây là một xu hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam và gây áp lực lên tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam. Bởi nhập siêu tiếp tục kéo dài, tăng nhanh, số lượng hàng hóa nhập cảng càng lúc càng lớn sẽ khiến Việt Nam khó kiềm giữ được tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Mỹ kim.

Ông Tín được dẫn lời nói: “Một nền kinh tế quốc gia dù mở hay hội nhập đến thế nào cũng cần có một tấm áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng”. Ông ví von: “Có vẻ như với chúng ta, chiếc áo giáp này đang rách, nếu như không nói rách càng nhiều trong giao dịch với phía Trung Quốc.”

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here