Chương trình phát thanh ngày 03/07/2013

    - Quảng Cáo -

    Trong chương trình phát thanh ngày thứ Tư, 03/07/2013, xin mời quý thính giả theo dõi các tiết mục: – Tin tức – Bình Luận – Phóng Sự Đặc Biệt – Vui Buồn Thế Sự.

    - Quảng Cáo -

    9 CÁC GÓP Ý

      • Thưa thính giả saigon
        Trong tuần qua trang web vẫn hoạt động bình thường.
        Nếu còn bị trở ngại kỹ thuật, mời quí vị liên lạc riêng với chúng tôi tại điạ chỉ lienlac@radiochantroimoi.com
        Chúng tôi sẽ cố gắng phụ giúp giải quyết
        BBT-RadioCTM

    1. xin đài cho biết tên 2 bài hát trong số này với nếu có file mp3 càng tốt. bài hát hay quá. xin cám ơn đài trước

    2. Bài viết và bình luận rất rất trên cả tuyệt vời. Cảm ơn quý đài cho chúng tôi món ăn tinh thần thật “khoái khẩu”. Chúc vui vẻ và thành đạt.

      • NIỀM TIN VÀ HÒA BÌNH

        Sau khi đạo lịnh 01-1979 xuất hiện, Bí pháp Đạo Tâm Phạm môn cung Hạo Nhiên Pháp Thiên đứng giữa hai tinh thần đối kháng: trong là chi phái Thể pháp Thanh Hương Hội Đồng Chưởng Quản và ngoài gồm các chi phái; thánh thất các nơi trong và ngoài nước mượn danh nghĩa “bảo thủ chơn truyền; phục quyền hội thánh”, chống chi phái Cao Đài Hội Đồng Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh, và đối kháng với nhà nước CHXHCN Việt Nam.
        Cả thảy hai tinh thần ấy bảo rằng: Bí pháp Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên hạ tượng Thiên Nhãn một mắt, thờ Đức Giáo chủ Hộ Pháp là bàn môn tả đạo. Họ xuyên tạc, vu khống nhảm nhí, bằng nhiều phương cách nội khảo và ngoại khảo, vẫn chưa thỏa mãn cái phàm tâm tục tánh của họ. Cuối cùng họ muốn mượn bàn tay của chính quyền đời để nhổ cái gai làm xốn mắt, thế là từ ấy công an các cấp: ấp, xã, huyện, tỉnh Tây Ninh và khắp nơi trong nước bắt đầu lưu ý, theo dõi, nếu cần làm việc tại chỗ hoặc mời về văn phòng điều tra xét hỏi, cấm đoán đủ điều… do vậy mà chính quyền đời gọi chúng tôi là “nhóm đạo rù rì thờ Hộ Pháp”. Quả thật, Bí Pháp Hạo Nhiên thi hành tam thiện: thiện công, thiện đức, thiện ngôn; quan trọng nhất là thiện ngôn cho nên cả thảy đều phải ráng học, cần mẫn học, có học mới biết, có biết rồi làm mới đúng, đặng thay thế ngôn ngữ cho Đức Chí Tôn, đem chơn pháp cho vạn linh đạt đạo tại mặt thế gian nầy. Người ngoài cuộc không cho biết, do vậy mới gọi là bí pháp mang tiếng đạo rù rì, chẳng phải sợ họ đâu vì của quý không bán nài, mất lẽ công bằng hay sao? Sự vận hành kín của Bí pháp Hạo Nhiên là giải thể và diệt tướng, bằng tinh thần “tự nhiên, thương yêu và công chánh” lấy làm căn bản, cũng không khác hình trạng của hội kín thế giới Tam Điểm từ thế kỷ 17 đến nay vậy.
        Tuy ở trong giai đoạn bí pháp để thay củ đổi mới chưa từng có từ khi khai đạo, bị đồng đạo và quyền đời khinh bỉ chê bai, cấm đoán và cô lập về tự do tín ngưỡng tôn giáo thật sự, không cho thờ Đức Hộ pháp là thầy của họ vừa là giáo chủ khai sáng đạo Cao Đài. Từ ấy cho đến nay, nếu tư gia nào thờ Đức Hộ pháp, nhỡ có tang tế thì chi phái Hội Đồng Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh không đến làm đám xác đi chôn, trước kia còn cấm không được an táng trong Cực Lạc Thái Bình là nghĩa địa chung, dành cho toàn thể môn đồ đạo Cao Đài sau khi quy vị. Nhưng tín đồ Bí pháp Phạm môn Hạo Nhiên vẫn tự chủ, quyết đoán, làm tròn bổn phận một tín đồ của Đạo và những công dân tốt tuân theo luật lịnh của Chính phủ ban hành, nhờ đức tính dám nói thật và làm thật, thành ý chánh tâm, hy sinh, can đảm, vững tâm, bền chí nhẫn nại, mà Bí pháp Hạo Nhiên của Đạo Cao Đài tồn tại đến ngày nay.
        Bắt đầu từ đêm mùng 7-4 năm Nhâm Thìn (2012) tại Đền Thánh Tây Ninh thi hành Nhơn Nghĩa đạo đời tương đắc, Bí pháp Hạo Nhiên đã xuất hiện sở hành dám nói thật, làm thật, chỉ cho thấy sự chơn thật trong sự yêu thương và công bằng, trước mắt nhơn sanh trong và ngoài nước đều nghe, thấy rõ hình ảnh, tên tuổi, địa chỉ của những tín đồ quèn, không còn là một hội kín tam điểm rù rì như trước kia nữa, thế mới gọi là chơn pháp tam điểm.
        Tuy bằng tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu nước thương dân, dám đem thân ra làm tế vật đứng trước hội công đồng trên bàn hòa bình thương nghị quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi có dịp xích lại gần nhau tại Giảng Đường Tòa Thánh Tây Ninh bằng nhiều phương cách, để bào chửa và gánh cái khổ nạn cho Chính phủ, mà từ trước tới nay chưa thấy một ai đủ chiến thắng, hy sinh can đảm, sáng suốt, vững tin…như những tín đồ quèn của Hội kín Bí pháp Hạo Nhiên Pháp Thiên đạo Cao Đài đã làm từ năm 2006 đến nay. Thế cũng chưa đủ làm bằng chứng pháp nhân của quyền đời công nhận là một tinh thần chính nghĩa đáng được nêu gương? Thì lẽ đương nhiên Bí pháp Hạo Nhiên vẫn là một hội kín không có nhân quyền của một công dân yêu nước; không có nhân quyền về tự do tôn giáo của một tín đồ chân chính đặng thảo phạt những kẻ loạn thần. Cái thân phận của Hội Kín Tam Điểm đời sau: tự do, bác ái, công bằng; mãi bị theo dõi, cấm đoán trên 20 năm nay vẫn vậy, gia đình tín đồ Cao Đài nào thờ Đức giáo chủ Hộ pháp là ông thầy chung của họ, nhỡ có người chết không cho làm đám xác đưa đi an táng… chính quyền tỉnh Tây Ninh bảo họ hãy tu thuần túy đi, có nghĩa họ muốn cho những con người tôn giáo ngồi một chỗ tụng kinh gõ mỏ, mê muội ngu dốt, tự sanh tự diệt cho đến chết ! Họ không cho viết bài nữa làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước, họ bảo “chúng tôi xem còn không hiểu, anh gởi cho mấy “ổng”(cấp Trung ương và tỉnh) mấy “ổng” không có hiểu đâu”; họ thu gom hết tài liệu; họ chỉ trích cái đám rù rì thờ Hộ pháp lộn xộn; việc nhà nước để nhà nước lo…
        Phá đạo chống đời họ cấm đã đành, còn những bằng chứng thi hành nhơn nghĩa của tinh thần Bí Pháp Phạm môn, cung Hạo Nhiên Pháp Thiên đạo Cao Đài từ năm 2006-2013 đến nay như chúng tôi đây không đủ để họ tin nữa hay sao? Chê thì họ cấm; nên không dám chê họ; khen họ, bào chửa binh vực, gánh cái khó xử cho họ, mà họ cũng cấm…kỳ dị chưa? Con dân của họ mà họ không tin thì họ còn tin ai? Con dân của họ mà họ còn sợ thì họ dám làm thầy được ai? Họ mất công, phí sức, tốn tiền đầu tư nhân lực để theo dõi, nhắc nhỡ, bảo vệ và gìn giữ… nhưng vẫn không thu phục được tâm lý của nhơn sanh vào khuôn luật thương yêu, hòa bình tự trị; ngày càng làm cho dân thêm sợ sệt, oán đạo, ghét đời. Bởi họ không có giải pháp giáo hóa để thu phục nhân tâm.
        Đặc biệt, thuộc tính của Bí pháp Hạo Nhiên Pháp Thiên là tự nhiên, giải thể và diệt tướng, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đảng phái… xem nhau như anh em ruột thịt, tin nhau, làm với nhau, biết nhau thì còn sợ ai nữa! Hạo Nhiên mang bản chất thương yêu và công chánh làm gốc, trong khuôn luật tự do quyền.
        Vậy thử hỏi, là những công dân yêu nước; vừa là những tín đồ tôn giáo chân chính, chúng tôi phải làm gì đây để vùa giúp tay cho ước vọng của chính phủ Việt Nam ta thành hiện thực trên con đường phụng sự tổ quốc, đang trăm bề lo toan, để có phương trừ an nội loạn và ngoại loạn với các thế lực đối kháng chờ cơ hội xuyên tạc, vu khống vô căn cứ, nhằm mục đích hạ thấp uy tín của nhà nước ta trên trường quốc tế? Nhiều khi buồn muốn buông xuôi, làm theo ý của họ muốn, thôi để nhà nước lo cho rồi. Nhưng không gì một số người bảo thủ, tiêu cực, ỷ quyền cậy thế mà quên đi cái trọng trách của đại đa số công dân Việt Nam yêu nước, thương nòi, ở trong một giai đoạn tổ quốc đang chuyển mình để tiến tới hòa bình bằng thương nghị trên thế giới, nhằm mục đích giúp cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong khi vị Thánh sống yêu ái Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khôn ngoan, sáng suốt ân cần kêu gọi hàng triệu đảng viên từ trung ương đến địa phương, hãy dành cái quyền dân chủ tự quyết trên tinh thần đại nghĩa bản sắc dân tộc 4000 năm văn hiến cho toàn dân Việt Nam tự định phận, tự định vận mạng đất nước của mình: “do dân, vì dân, lắng nghe dân, học nơi dân, làm theo nguyện vọng của dân…” trước mặt thì họ ừ một đường, nhưng sau lưng làm một ngã. Lắng nghe dân mà không hiểu, thì phải học nơi dân chớ ! Chỉ sợ làm biến học và mắc cỡ, tự ái không chịu học thì đành phải chịu dốt chắc hẳn vậy. Không biết lại không chịu dốt cho rằng mình khôn, rồi tự mãn ỷ quyền, ỷ thế cấm đoán dân nói, không cho dân làm vì lợi ích chung của đất nước, có liên quan đến những điều mà họ không biết…hầu đề phòng sẽ lòi ra cái dốt của mình, thật là tai hại.
        Nếu thế gian nầy, hiện có những con người như thế thì quân và dân như cá với nước khó xích lại gần nhau để chung sống cùng nhau; bởi không hiểu nhau rồi sanh ra cô lập, ghét bỏ nhau, triệt hạ lẫn nhau, một còn một mất, cuối cùng cái thiệt thòi là dân gánh chịu. Dầu cho một gia đình, ngoài xã hội, cả một quốc gia cũng vậy, nếu không hiểu nhau, không tin nhau để xích lại gần nhau rồi yêu thương nhau thì không có niềm tin trong cuộc sống; mà không có niềm tin với nhau thì chắc chắn hòa bình tự trị không bao giờ xuất hiện trên mặt địa cầu nầy.
        Do vậy, đã đến ngày giờ thiên cơ chuyển pháp, thiên điều phục nguyên thánh thể lại, tín đồ quèn Bí pháp Hạo Nhiên không còn mai danh ẩn tích nữa mà phải xuất hiện chi chi cũng tại Đền Thánh Tây Ninh nầy mà thôi. Nhân cơ hội năm 2006, Ngài Nguyễn Tấn Dũng mới vừa nhậm chức Thủ Tướng Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam, ông là một Thủ tướng Chính phủ xuất sắc đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam mà từ trước tới nay hiếm thấy và khó quên! Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mạnh dạn kêu gọi toàn đảng toàn dân được phép chất vấn, trao đổi bằng điện thoại trực tuyến, thông tin điện tử, gửi thư… nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để dân quân có cơ hội xích lại gần nhau, hiểu nhau, tạo niềm tin yêu thương nhau vì hòa bình và công lý của một đất nước Việt Nam nhỏ nhen đáng được nêu gương, nhân rộng ra toàn thế giới cho thiên hạ bắt chước đồ theo.
        Năm 2006, Tín đồ quèn Bí pháp cung Hạo Nhiên Pháp Thiên Võ Hoàng Thọ đã viết bài gửi đi 14 cơ quan từ địa phương tỉnh Tây Ninh; T/p HCM; đến Trung ương Hà Nội: gửi “Văn phòng Thủ Tướng Chính phủ”, nhờ chuyển đến Ngài Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và đến tận tay bà Tôn Nữ Thị Ninh Phó chủ nhiệm “Đối ngoại Quốc Hội”, qua bưu điện xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Nhằm mục đích giúp cho chính quyền đời biết rõ Bí pháp cung Hạo Nhiên Pháp Thiên của đạo Cao Đài là gì? Gốc do đâu? Họ là những ai? Muốn gì và làm gì? Để có dịp hiểu nhau mới tin nhau, và cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sống tốt đời đẹp đạo. Tài liệu gửi đi:
        1- Pháp chánh Quốc Đạo Nam Phong là con đường Đạo Đời tương đắc.
        2- Bác ái và công bằng thi hành nhơn nghĩa tiến đến đại đồng.
        3- Thiệt tướng WTO là chìa khóa là cửa, của nhân quyền tự do tôn giáo.
        – Trích lại bài viết tay, gửi cho Ngài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006:

        ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
        Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên – Tòa Thánh Tây Ninh
        *************
        Kính gởi, Ngài: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt nam
        Tôi: Võ Hồng Thọ. Sinh năm 1950.
        Thường trú: 182, tổ 3, ấp: Ninh an, xã: Bàu năng, huyện: Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
        Là một tín đồ Đạo Tâm cung Hạo Nhiên Pháp Thiên, tôn giáo Cao Đài ĐĐTKPĐ; vừa là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
        Thưa Thủ Tướng, hiện nay trên thương trường WTO, Việt Nam ta thứ 150, bởi vì ta bơi thuận dòng theo WTO bằng sản phẩm vật chất. Vật chất là hình thể của trí tuệ thuộc đời, trong đó có Việt Nam không khác là những diễn viên trên sân khấu đang tập tuồng, mỏi cổ đứng chờ ông đạo diễn như cường quốc Hoa kỳ, đến cầm tay cầm chân chỉ từng động tác chuẩn bị ngày ra công diễn.
        Đã đến lúc Việt nam ta phải thay đổi cơ chế của WTO, có nghĩa chúng ta châm vào, thêm vào, hoặc điền vào chỗ trống của WTO cho đặng cao siêu, đạo đời tương đắc mới mong trường tồn vĩnh cửu. Cách này tôn giáo gọi là trở pháp; các bậc hiền triết gọi là lội ngược dòng nước.
        Hiển nhiên trên thương trường WTO, duy chỉ có một loại sản phẩm vật chất để phục vụ thi hài xác thịt của con người; còn thiếu một sản phẩm yếu trọng đặng phụng sự cho linh hồn nhơn loại đó là sản phẩm tinh thần. Cái thiếu của WTO do đâu? Không phải tìm mà có, muốn mà được, nó có sẵn trong tay đứa em út thứ 150 tên là Việt Nam.
        “Thơ nắm trong tay phải đợi thời”
        Đến ngày giờ Đức Chí Tôn phân định, con út của Ngài sẽ hiện ra. Số 150 là số thành qua mấy thập niên của WTO phát khởi từ O; số 150 là sắc tức thị không của WTO. Còn với Việt Nam thì 150 lại là số xuất phát từ O để hướng tới WTO, cho nên mới nói Việt Nam là chiếc thuyền nan, bơi bằng hai tay bắt đầu bên nây bờ, cố vượt qua bên kia bờ của biển khơi WTO. Thế thì mãi mãi Việt Nam khó tìm cho mình một địa vị xứng đáng công bằng trên thương trường quốc tế.
        Cho nên Việt Nam ta phải lội ngược dòng nước WTO, để chế ngự món sản phẩm vật chất lấy làm chủ lực, tạo cho trí não con người bị thể xác khống chế, biết đến bao giờ mới hết khổ và để giúp những nước sau nầy không còn tiếp nối con đường của chúng ta đã đi qua. Sự tương tác thuận nghịch của các nước đối với liệt cường Hoa kỳ trên quỷ đạo toàn cầu hóa WTO, xảy ra đặc biệt ở hai giai đoạn lượt đi và lượt về trên thế giới phẳng của WTO:
        1- Luật hành kỳ (thuận hành):
        – Lượt đi, bằng con đường vòng mất mấy mươi năm, tạo cơ tranh đấu vật chất.
        – Hoa Kỳ xuất phát từ O; Việt Nam là thành viên thứ 150…
        – Sản phẩm vật chất làm chủ lực thuộc đời.
        – Sản phẩm tinh thần tức đạo không có, vậy mà họ buộc nhà nước Việt Nam ta phải có nhân quyền và tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mới cho gia nhập WTO ?
        Quả thật, đời không đạo không quyền, khác nào con vi chủ cha mẹ, ắt loạn.
        Thiệt tướng WTO của đời là một cơ quan lãnh đạo và điều động, nhằm tiến đến hội hiệp thương mại toàn cầu hóa. WTO là đỉnh cao, là điểm đến cuối cùng của trí thức khoa học toàn cầu.
        a/- Lấy vật chất phục vụ cho sự sống thi hài xác thịt của con người.
        b/- Lấy vật chất phục vụ chiến tranh như: máy bay, súng đạn, vũ khí hạt nhân, muốn làm bà chủ siêu cường, họ dùng xương máu của nhơn sanh để lập đài danh dự.
        c/- Mượn vật chất làm phương tiện, xây đúc vững chắc, bền bỉ hay nói rõ họ mượn vật chất làm cây cầu cho các nước cường quốc hô phong hoán võ, tiến đến toàn cầu hóa đúng theo ý của họ muốn. Đôi bên cùng có lợi, mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất, anh lớn khôn lanh thì làm giàu; em nhỏ dại cũng đặng đắp đổi qua ngày hai bửa.
        Thế gian xem trọng WTO, chớ thật sự lượt đi của WTO chỉ là cái bóng dáng mơ hồ đối với Thể pháp Thế đạo của một tôn giáo mà thôi. Bởi WTO không phải là một cơ quan cứu khổ chúng sinh.
        2- Luật Hườn kỳ (nghịch hành):
        – Lượt về, đi tắt bằng con đường thẳng xuyên tâm bán kính vòng tròn.
        – Phản bổn hoàn nguyên từ 150 trở về O, trên con đường pháp chánh:
        “Quốc Đạo kiêm triêu thành Đại Đạo”
        Nam phong thử nhựt biến nhơn phong”
        – Lấy sản phẩm tinh thần làm chủ lực thuộc đạo.
        – Sản phẩm vật chất làm phương tiện tức đời.
        Nhờ đó, đạo mới có đời có sức; đời có đạo có quyền. Thể như cha mẹ vi chủ con ắt nên, cha từ tử hiếu.
        Đối với nhân quyền về tự do tín ngưỡng tôn giáo, thì thiệt tướng WTO chỉ là chiếc chìa khóa thương yêu để mở cửa Bát quái đài tại thế mà thôi. Vậy chiếc chìa khóa ấy là pháp chánh bất di bất dịch bằng sự thương yêu khoan dung tha thứ, nhân từ độ lượng là hai thuộc tính (Sifât) của thượng đế (Allah). Đó là thông điệp vĩnh hằng để dẫn dắt con cái của Ngài theo chính đạo, làm điều thiện bỏ điều ác, đặng trở về gặp tận mặt đức vua chủ nhân của chiếc ngai vương vĩ đại, vào ngày phán xử cuối cùng ở đời sau.
        Thế thì, chìa khóa ấy khi Đức chí tôn giáng trần mở đạo Cao Đài, Ngài đã trao tận tay mỗi người, ban cho con cái của Ngài, mỗi người một quyền hành, đủ phương pháp, đủ quyền năng đặng tự giải thoát lấy mình. Có nghĩa bằng mọi cách, lấy bác ái và công bằng làm pháp bửu, thương lún thương càn đi coi ngày kia có lầm chăng?
        “Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ mục,
        Đài tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền”.
        Đức Chí tôn đã bảo rằng về hòa bình thế giới, các con làm không được đâu, việc đó hãy để thầy làm mới được. Vì Ngài đến chỉnh lại Nho tông đặng chuyển thế, còn phải chấn hưng cả phật giáo để đưa nhơn loại đến chủ nghĩa đại đồng. Nên ngôi vị giáo tông chẳng của riêng ai hay riêng cho một nước nào, mà giáo tông là ngôi vị của cả toàn cầu. Ai thực thi được hai chữ nhơn nghĩa, thu phục tâm lý của nhơn sanh vào khuôn Đại Đạo thì ngôi vị giáo tông, xứng phận làm anh cả thiêng liêng của người đó chắc hẳn vậy. Ngài buộc phải áp dụng theo Nho tông là tạo lập tông đường trước nhứt, hể có chủ quyền của tông đường mới lần lên chủ quyền Quốc đạo, tức là giáo tông Di Lạc Vương phật.
        Chủ quyền có, mới thực hiện mục đích chánh của đạo Cao Đài là: Công bằng, bác ái, vị tha, ưu nhơn, ái vật, cải thiện dân sinh, làm cho đại đồng thiên hạ.
        Muốn hiện tượng mục đích nầy thì chúng ta phải: hy sinh, can đản, khôn ngoan, sáng suốt, vững tâm, bền chí, nhẫn nại…
        Trọng yếu hơn hết phải đạo đời tương đắc, đồng luyện trên con đường pháp chánh Quốc đạo Nam phong. Ngày giờ nào đạo không đời không sức; đời không đạo không quyền, thì dân tộc Việt Nam ta chưa đủ năng lực làm những giọt cam lồ thủy của đấng Thượng đế, đấng yêu thương, đấng nuôi dưỡng… đặng tưới tắt ngọn lữa chiến tranh đang lan rộng khắp toàn cầu, tiến đến văn minh hòa bình tự trị. Vậy pháp chánh Quốc đạo Nam phong từ trung, hiếu, nghĩa là con đường về với Đức chí tôn là chìa khóa cũng là cây cầu của nước thiên đàng.
        Cho nên khi WTO bằng sản phẩm vật chất, vận hành trên thế giới phẳng đến Việt Nam thứ 150, duy có hình trạng hữu vi gọi là thế giới hữu hình, lấy vật chất làm căn bản. Bởi thế giới phẳng khi giao động được phân ra làm hai thế giới:
        Thế giới hữu hình và thế giới vô hình
        Cả hai thế giới vận động và phát triển tương tác và bổ sung cho nhau, mỗi một thế giới đều có lượt đi và lượt về của nó. Nếu có hữu mà thiếu vô, có đi mà không về sẽ thất pháp trở thành thế giới Shaytân (kẻ thù của con người) dẫn dắt nhơn loại vào vào địa ngục. Để phù hợp với tinh thần của nhơn loại hiện nay, đang vận hành còn ở tư thế lượt đi trên thế giới phẳng hữu hình. Đã có thiên thời, địa lợi, Việt Nam ta chỉ còn chờ cơ hội nhơn hòa, tiên phong phản hồi bổn thiện, hùng “Dũng” và cương quyết theo dấu chơn của những bậc tiền nhân, thắp sáng lên thành ngọn đuốc thiêng mang đậm bản sắc dân tộc, với lý tưởng cao cả thắng với danh nhơn nghĩa, mở cơ cứu thế giúp cho Cực Lạc thế giới ra thiệt tướng.
        Việt Nam là điểm giao hợp của 149 nước nằm trên quỷ đạo toàn cầu WTO, hơn nữa pháp chánh truyền giáo hải ngoại (Đức Hộ Pháp hành pháp tại Campuchia năm 1927) đã giao trách nhiệm cho Hoa Kỳ từ đó. Pháp chánh Quốc đạo Nam phong là đường thẳng bán kính của thế giới phẳng WTO gọi là vũ trụ quang, một bằng chứng hữu vi năm 2006 Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam trong bộ quốc phục màu xanh, thuộc phái Thượng cầm pháp giáo hóa. Điểm cực dương từ O xuất phát đầu tiên, mang ký hiệu lớn trong nhỏ hay đủ trong thiếu, tiến đến toàn cầu hóa thương yêu và công chánh.
        Thử tưởng tượng, nước Việt Nam là một đại gia đình thiêng liêng thật sự, tạo mọi điều kiện thuận lợi như: hàng không, thắng cảnh du lịch, khách sạn, ngân hàng, giải trí… cả nước vui mừng không tỏa, chờ đợi bạn đồng sanh khắp nơi trở về vùng thánh địa Cực Lạc quốc của họ.
        2- Sử dụng pháp chánh Quốc Đạo Nam Phong làm chủ lực, đem sản phẩm tinh thần nầy phổ truyền lên WTO cho cả nhơn loại thưởng thức, thối thúc tinh thần sống lụng lại nhớ chuyện ngày xưa mà tìm đường trở về quê củ nước thiên đàng tại thế, Hồi giáo gọi là thế giới vô hình Barzakh.
        “Cỏi thiên cảnh tục cũng đường chung nhau”.
        Cũng không khác nổi hoài vọng một tình thương thiêng liêng ruột thịt, của những đứa trẻ cô nhi cao cả biết bao, nó có thể đánh đổi cả sanh mạng của nó chỉ cần gặp tận mặt cha mẹ sanh ra nó, là đức vua của ngày phán cuối cùng.
        Thời tiểu phong thần, khi tàn trận Vạn tiên (dứt chiến tranh) Đức Hồng quân Lão tổ đến giảng hòa, lấy trong tay áo ra ba hoàn thuốc (tam bửu) chia cho ba người: Lão tử, Ngươn thủy, Thông thiên, mà bảo rằng: ba ngươi hãy uống viên thuốc ấy rồi ta sẽ giải cho nghe, ba vị vâng lời uống thuốc. Đức Hồng quân ngâm bài thi:
        Bởi vì ba gã khiến đua tranh,
        Lỗi phận làm em lỗi phận anh.
        Từ ấy còn mong lòng cự địch,
        Thuốc linh khắc phạt mạng tan tành.
        Ba vị nghe, rồi đồng tạ ơn thầy có lòng thương mà giải hòa. Ngày giờ nầy trận đại phong thần (đại thánh chiến) đang tái diễn giữa các tôn giáo tương tranh, nhứt là tinh thần của Hồi giáo và Công giáo, thì lẽ đương nhiên cũng có đời trong ấy. Duy có đấng chủ tể (Rabb) linh hồn của họ đến giải hòa được họ mà thôi, ngoài ra không có một tinh thần nào, một lực lượng nào, thúc phược và chế ngự điểm linh tâm của họ đặng, chắc hẳn vậy! Thử không tin chúng ta cứ để mắt nhìn coi. Nhưng cơ đạo chuyển trễ một ngày thì hại nhơn sanh biết bao nhiêu, Việt Nam ta có phần lỗi đó vậy, bởi Chí Tôn đã chọn dân tộc Việt Nam làm thánh thể của Ngài đặng làm cơ quan cứu thế, đem hoàn thuốc cứu sanh toàn thiên hạ.
        Cái thế bí của bàn cờ chiến tranh mượn danh nghĩa tôn giáo đang trãi ngửa ra tại mặt thế gian nầy, một đàng muốn tiến thì sợ sụp hầm, một đàng muốn lùi thì sợ hao binh. Chờ cho họ mệt lã người rồi hãy vào giải hòa, vậy chúng ta là người ơn. Coi chừng họ còn khẻo sức chưa chịu thôi, mình vội nhảy vào, hai đàng đánh mình; họ nghi ngờ mình binh người nầy bỏ người kia, thành ra làm ơn mắc oán là vậy, cách tốt nhất chờ khi nào thế giới đứng bên bờ hố lửa chiến tranh, họ có ý yêu cầu mình mới có giá trị. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta chuẩn bị tư thế làm người giải hòa đi là vừa, để lúc đó không khỏi ái ngại, ngập ngừng, sợ sệt… khi ra trận, quả quyết không ai ngoài Việt Nam ta.
        Hiện nay kể cả Hội đồng Liên Hiệp Quốc; ban nghiên cứu chiến tranh IRAC của Hoa kỳ; các bình luận gia về sự kiện và chính trị thế giới; đại diện của các nhà tôn giáo đều khẳn định:
        1- Không thể dùng vũ lực để giải quyết chiến tranh.
        – Dùng vũ lực tức tinh thần của thể pháp tức đời, chỉ được sử dụng ở giai đoạn sơ khai gọi là mặt trận hình thức đã là quá khứ. Lấy sức mạnh hữu hình làm căn bản, không thể thu tâm thiên hạ đặng.
        – Thế kỷ 21, tinh thần của nhơn loại đã chuyển sang mặt trận trí thức, đặng tiến đến toàn cầu hóa trên tinh thần đạo đức phụng sự vạn linh, thắng với danh nhơn nghĩa hiệp lại đại đồng. Bằng phương giáo hóa độ sanh lấy chơn pháp của đạo làm căn bản, thuộc về tương lai, giúp cho con người hòa đồng với con người, lấy vị tha bác ái và công bằng làm mực thước đức độ hầu tự điều chỉnh tư tưởng và hành động, để hướng về ánh sáng trọn lành của đấng Chí tôn rọi chiếu mà đạt phẩm vị hằng sống gọi rằng trí huệ. Thế nên WTO phải theo ta, lần bước nhờ chơn pháp mà đoạt đặng lãnh vực hoàn nguyên của cơ tạo hóa.
        2- Không thể lấy thế độ để giải quyết chiến tranh, gián tiếp sẽ làm cho nạn đại thánh chiến càng lan rộng khắp toàn cầu (lời của trùm khủng bố qua video thông tin mật, đã được phổ biến trên tin thế giới đài truyền hình Việt Nam 2006).
        – Ý nói, thế độ là thể pháp thuộc về cơ quan cứu khổ, lấy vạn linh đặng phụng sự vạn linh, bằng hữu tự kinh. Sở dụng thế độ, có nghĩa anh em không đủ tư cách đứng ra hòa giải bên bờ hố lửa chiến tranh.
        – Chỉ có thiên độ, chính đấng Thượng đế, đấng cha lành mới đủ quyền thay trời tại thế đến giải hòa họ được mà thôi.
        Chúng ta bất quá là cái máy của Đức Chí Tôn, mạnh yếu do nơi người điều khiển, là những con kỵ vật làm phương tiện cho Ngài xử dụng cơ thể huyết khí hữu hình, đặng dễ bề mở cơ cứu thế. Cho nên mới nói thiên sứ là thánh thể của Đức Chí Tôn, là những sứ giả vâng mạng lịnh nơi đấng cha lành xuống thế thi hành phận sự. Đó là những đấng Thánh đang cầm quyền trị thế thời nay trên toàn cầu nầy vậy.
        Đến thời cơ, Chí Tôn phân định chư vị đó sẽ xuất hiện.
        Mong Thủ tướng Chính phủ, tạo những điều kiện thuận lợi cho dân Việt có dịp hoàn thành sứ mạng tối trọng của Việt Nam ta. Tôi rất hãnh diện, chờ đợi vài trang viết góp ý chân tình vào bao thư của Ngài đến tận tay tôi.
        Chúc Ngài sức khẻo tốt và hưởng trọn một mùa xuân hạnh phúc, chào thân ái!
        Tây Ninh, ngày 28-12-2006
        Tín đồ Đạo Tâm
        Ký tên
        Võ Hồng Thọ

        GÓP Ý SỬA ĐỔI TÊN NƯỚC VIỆT NAM
        1- “Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định:
        “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập! …. Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”
        2- “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 2 đưa ra phương án trở lại cách đặt tên nước Bác Hồ đã đặt trước đây là tôn trọng lịch sử và tôn trọng thực tiễn nguyện vọng quần chúng. Tôi cảm thấy dường như đông đảo người dân cũng mong muốn tên nước đó” – ông Hãn nhấn mạnh.
        Trở lại lần đổi tên nước thành Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1976), GS. Lê Mậu Hãn cho rằng, đó là vì bối cảnh cả nước trong tư tưởng tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH.
        Ông Hãn nhấn mạnh, tư tưởng xây dựng CNXH trong suốt lịch sử cách mạng của đất nước vẫn giữ nguyên như Bác Hồ từng nói. Nhưng con đường đó còn rất lâu dài. Và việc giữ tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không có gì gọi là rời xa khuynh hướng XHCN.
        “Chế độ Cộng hòa Dân chủ đã được người dân đón nhận, tôn trọng, người dân sẽ bảo vệ đến cùng – như đã bảo vệ nhà nước do Cụ Hồ sáng lập, đi theo từ những ngày đầu, đã đấu tranh và chấp nhận hi sinh cả tài sản, tính mạng… để bảo vệ. Vậy nên phải dựa vào nguyện vọng toàn dân, đáp ứng cho đúng, bởi điểm nào thuyết phục thì người dân sẽ theo” – ông Hãn lập luận.
        Vị GS Sử học cũng bày tỏ tiếp: “Tôi thấy các đại biểu Quốc hội và bản thân cũng cảm nhận được nguyện vọng tha thiết của quần chúng làm thế nào có một xã hội ổn định. Và trong điều kiện này, trở lại cái tên vẫn đang có giá trị thực tiễn là đúng đắn. Khi căn cứ hiện thực là mức độ phát triển đã đạt đến XHCN chưa có, đặt lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ phù hợp thực tiễn. Đó sẽ là bàn đạp để cả dân tộc tiến lên”.
        – Ý kiến của tín đồ quèn Bí pháp cung Hạo Nhiên Pháp Thiên, đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh:
        Bác Hồ lấy tên nước là “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Ý của Bác muốn tôn tặng, ca ngợi toàn thể dân tộc Việt Nam biết “cộng yêu hòa ái, “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” trên tinh thần đại nghĩa tự chủ, tự quyết, tự định vận mạng đất nước Việt Nam 4000 năm văn hiến của mình đặng trở mặt ra xứng danh là con Hồng cháu Lạc “Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ nước”. Ngày 2-9-1945 cho thế giới biết rõ rằng, một dân tộc Việt Nam anh hùng đã thống nhất quân dân trên dưới một lòng sẵn sàng hy sinh, can đảm, vững tâm, bền chí, nhẫn nại, làm chủ đất nước của mình giải phóng giai cấp; thoát ách nô lệ ngoại bang, đoạt lại quyền độc lập, tự do, hạnh phúc, do dân, vì dân, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam thiêng liêng.
        Bác tin tưởng và mạnh dạn giao phó trọn vẹn cái vận mạng đất nước Việt Nam, cho toàn dân Việt Nam làm chủ. Quả thật, thắng lợi ngày 2-9-1945 không phụ lòng phó thác quyền dân chủ tự quyết của Bác, cái khéo của Bác đã gián tiếp làm động lực rạng danh một dân tộc Việt Nam anh hùng “thành công, thành công, đại thành công”.
        Xứng đáng tên nước mà Bác đã định “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” bất diệt.
        1- Ngày 30-4-1975 thống nhất đất nước, đến năm 1976 đổi tên nước thành “ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
        – Xã Hội Chủ Nghĩa
        Sau ngày 2-9-1945, với tư cách là một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, vẫn xây dựng và phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng đặc biệt ở giai đoạn nầy, định hướng XHCN ở miền Bắc hy sinh cái nhỏ mà lo việc lớn vào việc giải phóng giai cấp thống trị tư bản ở miền Nam.
        Thống nhất đất nước 1975, một năm sau đổi tên nước là “ Cộng Hòa XHCN Việt Nam” nhằm mục đích hiệp nhứt tư duy toàn quốc cùng chung vận động và phát triển XHCN. Trong khi miền Bắc đã 30 năm trên con đường xây dựng XHCN trước miền Nam, thử hỏi miền Nam theo kịp không? Trung ương đã sáng suốt biết cân phân tinh thần và năng lực của 2 miền Nam Bắc, không gấp rút lật đật, cũng không muốn cho miền Nam tiến nhanh tiến mạnh đi tắc rút ngắn 30 năm của miền Bắc đâu. Bởi vì tiến trình phát triển XHCN của miền Nam có cái ưu thế thừa hưởng cái gia sản vật chất của tư bản chủ nghĩa để lại, mà 30 năm miền Bắc không hề tạo được; hơn nữa trí tuệ của miền Nam phong phú và sâu sắc đồng bộ hơn nhiều… chỉ cần lọc thô lấy tinh, thì con đường xây dựng XHCN cả nước từng bước nhịp nhàn phát triển, theo kịp đàn anh trên toàn thế giới, một bằng chứng khách quan quốc tế đã tôn tặng nước Việt Nam ta rồi còn gì.
        – Từ lâu, Trung ương ta đề ra “định hướng XHCN”. Theo tôi hiểu, từ năm 1975 vị trí cố định cả nước là XHCN đến nay đã 38 năm rồi, thế thì hể nói định hướng XHCN phải nhắm đến mục tiêu, điểm đích đến cuối cùng của nó sau khi thành công XHCN là Cộng Sản Chủ Nghĩa, mới đúng với triết học Mác Lênin.
        – Nếu nói, định hướng XHCN qua nhiều mặt… để tiến đến thành công XHCN thì đúng vậy.
        Đó là con đường xây dựng XHCN của nước “Cộng Hòa XHCN Việt Nam” ta.
        – Cộng Sản Chủ Nghĩa
        Ngày giờ nào nước “Cộng Hòa XHCN Việt Nam” thành, thì ngày ấy bước sang Cộng Sản Chủ Nghĩa rồi đó vậy. Chắc chắn lúc ấy Trung ương cũng phải đổi tên nước cho phù hợp với tinh thần tư duy và phát triển của một dân tộc có đủ tri thức và quyền tự quyết chuyển sang Cộng Sản Chủ Nghĩa, ví như đổi tên nước là “ Cộng Hòa Cộng Sản Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nếu không đổi, chẳng lẽ nước Việt Nam chúng ta mãi dậm chân XHCN hay sao? Hể đứng chựng là thoái bộ, phải đổi chớ!
        Thôi thì ngay từ bây giờ, chúng ta phục hồi tên nước “Cộng Hòa XHCN Việt Nam” là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” cho nó sống lại cái thời nguyên thủy cộng yêu hòa ái 2-9-1945, giao trọn cái vận mạng đất nước Việt nam cho dân tộc Việt Nam làm chủ như Bác Hồ đã làm. Gần đây, Ngài TBT Nguyễn Phú Trọng cũng theo gương Bác, dám giao cái vận mạng đất nước cho dân tức giao cái sứ mạng bảo vệ và xây dựng tổ quốc: do dân, vì dân, lắng nghe dân, học nơi dân, làm theo nguyện vọng của dân…
        Nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” trường tồn, mãi vận hành trên con đường định hướng XHCN để tiến đến CSCN. Được vậy, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chúng ta, không bị ảnh hưởng hay gặp một trở ngại nào, theo thời gian trong không gian trên con đường phát triển đối nội hay đối ngoại, dù ở giai đoạn XHCN hay CSCN. Dầu thành hay chưa thành XHCN hoặc CSCN, nó vẫn mãi là một nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” anh hùng, đại nghĩa, ngàn đời bất diệt.

        Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 11-10-2013
        TM. Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên
        Tín đồ quèn
        Ký tên
        Võ Hồng Thọ
        (Đồ Phi)

    3. BÍ PHÁP THIÊN THỌ LỘ
      (Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống tại thế)
      Quy pháp phục nguyên thánh thể – khai Hội Long Hoa.
      Lộ: ý nói, là con đường hiển hiện, rõ ràng trước mắt thiên hạ.
      Thọ: tại mặt thế nầy, là con người mang thân tứ đại giả hiệp: đất, nước, lửa, gió, sống thọ quá 100 tuổi cũng phải chết. Vậy thọ ở đây muốn nói về tinh thần đạo đức của con người…..

      *** Vì lời bình này quá dài cho phần ý kiến nên chúng tôi sẽ đăng nguyên văn tại trang diendanctm.blogspot.com của đài. Mời quí thính giả / độc giả đón đọc.
      BBT-RadioCTM

    4. LINH HỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT

      Đồ Phi trao đổi gián tiếp với Tiến Sĩ Phạm Bích Hợp

      Nói đến tâm lý dân tộc Việt Nam thì nó đã được hình thành từ khi lập quốc 4000 năm cho đến nay. Đó là Văn Hiến ngàn đời thi hành “chủ nghĩa thương yêu” đã trở thành huyết thống, là trái tim kiên cường tràn đầy sinh lực của dân tộc Việt, là bộ não lý tính “tinh thần đạo đức nhơn nghĩa” cầm cân công chánh mà toan phương giác thế và trị thế mưu cầu hòa bình hạnh phúc, nhìn nhau là anh em ruột thịt dòng máu Lạc Hồng Việt Nam anh hùng.
      Thử hỏi các nước trên thế giới trước kia và hiện nay có Văn Hiến phong hóa dân tộc riêng của họ như nước Việt Nam chúng ta không? Vậy Văn Hiến là gì? tức là một nền tảng pháp quyền tâm lý dân tộc bất di bất dịch do nơi nguồn cội thiêng liêng con Hồng cháu Lạc, từ đó phát triển thành một khối thương yêu tri hành hiệp nhứt mà sinh tồn. Một truyền thống anh hùng ngàn đời oanh liệt; một ngôn ngữ phong phú và sâu sắc như chim sơn ca chào buổi sớm bình minh, làm cho những nhà chính khách Pháp phải thích thú, hòa quyện tinh thần mình tô thêm những nét son vàng ngôn ngữ Việt trong sáng và tao nhã, định vị một dân tộc hiền hòa nơi vùng đất thánh Đại Việt giữa thế kỷ 16, uốn mình ven Biển Đông Nam Châu Á Thái Bình Dương đầy hoa thơm cỏ lạ.
      Thế nào là Văn hiến ? Nền Văn hiến của Quốc Đạo Nho Phong Việt Nam ta là :
      – Văn là Văn minh, nói lên quyền hạn về mặt tinh thần đạo đức nhơn nghĩa.
      – Hiến: thuộc phong hóa, bản sắc truyền thống dân tộc trong tinh thần tự trị, tự nguyện, ban cho, không buộc ai theo.
      Vậy Văn hiến của dân tộc Việt Nam thuộc Nhu Hiến pháp tức Pháp trước Luật sau.
      Hiến pháp của tâm lý dân tộc Việt lập quốc và giữ nước được là do nơi “tinh thần đạo đức nhơn nghĩa” đã trở thành một chân lý sống Nho tông, một truyền thống tự hào tấn hóa từ thị tộc đến dân tộc, tự chủ, tự quyết ngàn đời được sự giáo huấn từ ông cha chủ gia tộc đệ tam quyền là vị giáo sư; ra đến xã hội tông đường hương đãng đệ nhị quyền là thầy; tối cao đệ nhứt quyền là ông chúa một quốc gia. Thế mới nói tâm lý dân tộc Việt là mạch giao chuyển từ huyết thống gia đình, đến tông đường hương đảng, trên hết là quốc gia đó là lễ trị vừa học hỏi cho tinh thần đủ trí hóa đặng cầm quyền trị thế gọi là pháp trị nhơn luân chi đạo. Cho nên ngày xưa các trường học trên toàn quốc Việt Nam, nhứt là bậc tiểu học có môn “công dân giáo dục” nhìn vào lớp học nào cũng có viết hàng chữ to màu xanh bằng nước sơn vào tường “tiên học lễ hậu học văn”, dạy từ lúc còn thơ là đúng lắm vậy. Nếu ông cha trong gia đình; ông thầy của làng; ông vua cả nước mà thất lễ lại dụng pháp quyền trị thế thì loạn hàng thất thứ, gia đình ly tán, xã hội loạn luân, nước phải suy vong. Lúc đó mới dụng hình luật phạt nặng hay nhẹ, sau khi đã phạm pháp loạn chơn truyền thì quá muộn vô phương cứu chửa.
      Tiến Sĩ Phạm Bích Hợp: “Dân tộc Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi là một dân tộc dễ đồng thuận. Về cơ cấu xã hội, ta không có sự phân hóa giai cấp khốc liệt. Ta cũng không có sự xung đột sắc tộc gay gắt. Xung đột giữa các tôn giáo cũng không. Nhiều thế kỷ ta không có tư tưởng độc tôn và quốc giáo chính thống. Ðây là yếu tố dễ cho đồng thuận.”
      Tâm lý của dân tộc Việt đã đồng thuận trở thành một căn bản tinh thần cố hữu tự nhiên, cái đặc sắc của dân tộc Việt Nam trên tinh thần tự trị, tự chủ và tự quyết vượt bao khó khăn…tiến đến thống nhất hiệp quần mà lập quốc hàng ngàn năm kế chí. Đó là cái Pháp tinh thần không có gì quí hơn độc lập tự do của dân tộc Việt, tự biết, tự định vị mình. Thế thì cái hình trạng của sự biến hóa lý tính dân tộc Việt có tương liên trong tinh thần Nhu Hiến Pháp cũng vừa là Can Hiến Pháp, trong Nhu có Can, trong Can có Nhu. Cho nên Văn Hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam thi hành Pháp luật, Pháp định trước cho luật, rồi luật thi hành theo Pháp, hoặc biết luật thi hành đúng Pháp. Vì vậy, Pháp Luật hay luật Pháp của Nước Việt Nam nó có sự đồng thuận vừa có lễ trong pháp và pháp trong lễ, nhờ tính âm dương chi vị đạo ấy mà dân tộc Việt dễ hòa nhập với muôn pháp trên hoàn cầu.
      Chúng ta hãy tự hào tinh thần Văn Hiến 4000 năm của một dân tộc kiên cường mà thế giới chưa hề có, vừa lấy nhu chế cương, dùng cương phục nhu, vạn pháp thành hình. Không như luật pháp của các nước đương thời trên thế giới buộc thiên hạ phải theo mình, ai không theo thì phạm luật pháp. Bởi pháp thân của họ là thể tướng vật chất dễ thấy chớ không phải là chân tướng bí pháp diệu huyền hư hư, thiệt thiệt khó tầm. Phải có tinh thần đạo đức nhơn nghĩa mới thấy rõ cái chân tướng của sự thương yêu.
      ▪ PBH: “chúng tôi muốn có đôi lời về tính thiết thực của việc nghiên cứu Tâm lý Dân tộc vào lúc này. Ðây là một thời điểm đặc biệt trong lịch sử dân tộc ta, khi người Việt Nam phải tìm đến và huy động được Nội lực của mình để phát triển nhà nước thành một quốc gia công nghiệp và hiện đại.”
      Đặc biệt hơn các nước trên thế giới, Hiến pháp của Tổ Quốc Việt Nam, của truyền thống Việt Nam gọi chung là bản sắc dân tộc đã có từ ngàn xưa tổ tiên lưu lại…Dầu cho đất nước và con người Việt Nam đã trãi qua hằng bao thế kỷ, theo thời gian tiến hóa dầu có thay hình biến dạng về mặt Thể tướng, nhưng cái Chân tướng linh hồn dân tộc Việt vẫn mãi trường tồn không hề thay đổi. Bất kỳ một chủ nghĩa nào, một chế độ nào cầm quyền trị thế trong nước Việt Nam cũng đều lấy Văn Hiến 4000 năm làm căn bản, bởi họ là con người Việt Nam, một “tinh thần đại nghĩa” chân lý sáng ngời, một nội lực bất bại Không có một tư tưởng nào, một thế lực nào, đủ mưu chước, đủ quyền hành, thu phục được tinh thần chủ nghĩa thương yêu của một dân tộc kiên trung.
      Cái Đặc sắc của con người Việt Nam dù ở đâu, đi đâu, dù có tha phương tận chân trời góc bể nào, nhưng cái bản chất tâm lý dân tộc của họ cũng vẫn mãi là một con người sâu nặng “tinh thần đạo đức nhơn nghĩa”, tôn sư trọng đạo, yêu người mến khách. Vật chất hiện đại đã chôn sống cái lý tính cao cả của họ, cái hồn dân tộc Việt đã chết ở trong họ tự lâu rồi, họ là cái xác không hồn, là những con rối trơ trẻn loạn luân ma hồn nhập xác.
      Chúng tôi muốn nói rõ lên cái khí tiết cội nguồn bản sắc dân tộc của người Việt Nam, cái Văn Hiến phong phú và sâu sắc tự trị của dân tộc Việt được kết tinh từ cái đơn nhất tiến đến cái riêng rồi tự nó thống nhất thành cái chung nhất. Dám chắc trên thế giới chưa nước nào có được một nền Văn Hiến trong tinh thần Quốc Đạo Nhơn nghĩa như Nước Việt Nam ta. Đạo Cao Đài cũng từ cái chánh lý cao thượng của một dân tộc anh hùng mà thành tựu, rồi đây linh hồn của Pháp Chánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam sẽ bắt cầu Trung, Hiếu, Nghĩa cho các nước trên toàn thế giới đồ theo mà giữ nước và dựng nước, không tin cứ để mắt nhìn coi.
      Tâm lý dân tộc Việt Nam là một tinh thần Đại nghĩa, là huyết thống lịch sử ngàn đời oanh liệt 4000 năm văn hiến, được tạo hình một ngôn ngữ phong phú thiêng liêng đặng định phẩm vị riêng cho một sắc tộc hiền hòa trên mặt địa cầu nầy.
      Tri hành hiệp nhứt
      Cuộc tọa đàm của Trung Tâm Nghiên Cứu Tâm Lý Dân Tộc tại T/P HCM do Tiến sĩ Phạm Bích Hợp đại diện, qua chủ đề “tâm lý dân tộc và con đường phát triển” với hai khái niệm chủ chốt có quan hệ với nhau: khái niệm Tâm lý Dân tộc và khái niệm phát triển. Nhìn bề ngoài, ta thấy hai khái niệm ấy thuộc về những lĩnh vực hết sức xa nhau: một là lĩnh vực của Tâm lý với những hiện tượng thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm, xúc cảm, một lĩnh vực khác thuộc về kinh tế, chủ yếu là đời sống kinh tế với những con số thống kê về các quá trình tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội, các thước đo bằng tiền tệ về mức sống giàu nghèo so sánh giữa các quốc gia. Khó có gì chung để bắt nối mối liên hệ giữa hai lĩnh vực đó.
      Nhưng không phải như vậy. Cái chung là có thật và rất cụ thể mà không phải chỉ là một ý niệm tổng quát rằng cứu cánh là ở con người, lĩnh vực nào cũng thuộc về con người, do con người và vì con người: không phải chỉ nhờ ở mối liên hệ trừu tượng ấy mà sự gắn kết Tâm lý học với khoa học phát triển mới tìm được tính hợp thức.”
      Với hai khái niệm “tâm lý dân tộc” và “khái niệm phát triển” có quan hệ khắn khít lý tính với nhau cũng xuất phát do từ con người, vì con người là chúa tể của thế giới vật chất hữu hình, cũng là phương tiện của ý thức phát sanh từ bộ não thần kinh trung ương của con người. Nếu không từ con người vậy nó là một cổ máy cơ khí robot sao ?
      – Tri: khái niệm Tâm lý Dân tộc là cái chung nhất thuộc về hồn tức sự sáng, sự nhận thức về mặt tinh thần, nó định quyết cho khả năng và ý chí, đó là nguyên nhân của sự thành công hay thất bại.
      – Hành: Còn khái niệm phát triển thuộc về vật chất phụ thuộc vào tư duy tâm lý khoa học thực tiển, phải có giải pháp, có chiến lượt… đồng thuận với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới đi đến kết quả.
      Hay nói rõ “tâm lý dân tộc” là nội lực sức mạnh tinh thần định hướng cho sự phát triển vật chất. Khi nào sự phát triển ấy biểu hiện ra bằng vật thể thì có kết quả về mặt tinh thần, thế mới nói vật chất có trước, ý thức sau; hay bằng tinh thần mới biểu hiện ra vật thể, do vậy ý thức có trước, vật chất sau. Thế thì nguyên nhân và kết quả có trước hay sau là còn tùy thuộc nơi sự vận động và phát triển trong không gian và thời gian do gốc bởi tâm lý tích cực hay tiêu cực của con người. Từ đó chúng ta mới đủ minh chứng khẳng định và nhìn nhận rằng chính do nơi con người làm nên tất cả là vậy. Nhưng đòi hỏi tâm lý của một tập thể người hay cả thảy tâm lý dân tộc của một nước hoặc chung cho cả toàn thế giới phải đồng thuận chung nhứt một màu, một sắc, một tinh thần, một căn bản có cùng một điểm đích đến thì chắc chắn đủ sức dời non lấp bể, đảo hải di sơn, không có điều gì con người không làm đặng. Bởi con người là phương tiện là cơ khí của tâm lý tinh thần mãnh liệt ấy.
      Cho nên, chúng ta phải tìm cái tâm lý chung nhất, chính cái đó mới có đủ sức thu phục tâm lý của toàn thể dân tộc và trên thế giới vào một quy luật tự nhiên hóa sanh vạn vật là pháp thương yêu, có thương mới sản xuất ra cơ quan hữu tướng rồi theo thời gian mà thay củ đổi mới tiến hóa mãi không dừng, nhằm cải tạo thế giới vật chất ngày càng hoàn thiện hơn, cơ khí hơn. Tuy không đồng phẩm chất, nhưng tâm lý chung tức linh hồn của hạt giống thương yêu tạo sanh vạn vật mãi vi chủ tinh thần của nhơn loại vậy. Quan trọng hơn hết là con người phải biết nhìn nhau là anh em bạn đồng sanh ruột thịt có cùng một khối thương yêu mà tạo hình thể chúng ta, phải lấy đạo đức nhơn nghĩa đối đãi nhau mới tồn tại và thống nhất được.
      Nói vậy, hiện nay trên toàn thế giới, duy chỉ có linh hồn của dân tộc Việt Nam ta là nguồn cội, là ngọn đuốc thiêng của sự thương yêu và công bằng để dẫn dắt nhơn loại ra khỏi khổ hải của chiến tranh trên bàn thương nghị hòa bình Liên Hiệp Quốc, trên mặt trận trí thức tinh thần đạo đức nhơn nghĩa hiệp lại đại đồng. Quả thật, nước Việt Nam ta đến nay đã đủ đầy minh chứng ngan hàng phẩm giá liên hiệp với quốc tế về mọi mặt, lại được Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tín nhiệm cao, giao sứ mạng yếu trọng bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng từ năm 2013 đến 2016, nhằm mục đích phụng sự trọn vẹn cái quyền sống của con người trong kỷ nguyên hiện đại 21 nầy. Thế mới đúng với thiên cơ chuyển pháp, thiên điều phục nguyên thánh thể lại, dân tộc Việt Nam ta đã hội đủ những điều kiện thuận lợi: thiên thời, địa lợi, nhơn hòa, xuất hiện cầm chắc Pháp chánh Quốc Đạo Nam phong Việt Nam ra thiệt tướng cứu thế kỳ ba.
      “Muốn cho thiên hạ đại đồng,
      Lấy câu cứu khổ dụ lòng thương sanh.”

      ▪ Tiến sĩ Phạm Bích Hợp: “Ðể có thể phát triển được, chúng ta cần càng nhanh càng tốt sự đồng thuận của lòng người. Nếu thể chế chính trị một đường, thể chế kinh tế một nẻo thì sức ì tự nó sẽ sản sinh. Nếu sự đồng thuận không được ưu tiên, ít nhất cho một thời kỳ 20 đến 25 năm tới thì đất nước khó mà cất cánh được.
      Bối cảnh quốc tế đang có nhiều thuận lợi giúp cho dân tộc ta vốn dễ đồng thuận càng có cơ hội đi tới sự đồng thuận để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
      Bởi vì trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế là mục tiêu hết sức rõ ràng cả về lý thuyết lẫn trên thực tế. Phát triển hay là tan rã, ta có thể nói như vậy chăng? Sự ưu tiên cho phát triển là cơ sở để đồng thuận dân tộc.”
      Muốn đoạt cho được mục đích ấy, duy lấy tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, muốn kỉnh nhau, hòa nhau, nhìn nhau là ruột thịt, nhỡ thấy nhà bạn mình có nhiều của lại ganh ghét, đứa nầy đoạt của đứa kia, hỏi vậy có hoà được chăng ? Nếu còn giành ăn, ở, mặc, sang, giàu, cao trọng thì không thể nào đi đến đại đồng tâm lý được. Cái hiện tượng của chúng ta đã thấy trước mắt, nước nào tìm phương pháp đại đồng thế giới mà chẳng biết hiệp tâm lý làm một, thì chỉ là chánh sách vô hiệu nghiệm đó thôi.
      Muốn thống nhất thành một đại gia đình tối cao tối trọng, toàn thể dầu nam hay nữ thương yêu mực thước hiệp tâm lý cả loài người tạo thành khuôn mẫu, một thế hệ mà gây tình anh em cốt nhục, vừa thi hài, vừa trí thức tinh thần mà chung sống cùng nhau.
      Thi hành nhơn nghĩa thử một thời gian coi có hiệu quả gì chăng ? Thánh giáo của Đạo Cao Đài có dạy về chữ nhơn..
      Nhơn là đầu hết các hành tàng
      Cũng bởi vì nhơn dân hoá quan,
      Dân trí có nhơn nhà nước trị,
      Nước nhà nhơn thiệt một cơ quan.
      Ngày nào toàn thể quốc dân mà biết thực hành hai chữ nhơn nghĩa cho ra chơn tướng, thì chẳng luận là xã hội nào, quốc gia nào cũng được hưởng mọi điều hạnh phúc, đời chiến tranh sẽ trở nên thái bình an cư lạc nghiệp, lập tân thế giới.
      Hiện nay nhơn loại thiếu sự từ bi bác ái cho nên tạo ra trường tranh đấu, quyết chiến với nhau, sát hại con người tương tàn cốt nhục, Đức Chí Tôn giáng trần hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là cốt yếu đem chủ nghĩa từ bi bác ái làm tôn chỉ, để cho nhơn sanh theo đó mà làm một cơ quan bảo tồn tánh mạng và bảo an Quốc thể được hoà bình.
      Thể tướng của vật chất khí
      ▪ Trung Tâm nghiêng cứu Tâm Lý dân tộc TP HCM phân tích “Trường phái kinh tế học Mác-xít thực sự đã dựa vào trạng thái tâm lý này để đi đến giải pháp về bất bình đẳng xã hội, căn cứ trên sự tước đoạt giai cấp hữu sản và xóa bỏ tư hữu bằng cách mạng xã hội. Nhưng đó mới chỉ là cái nghèo của cá nhân trong sự so sánh giữa người giàu và kẻ nghèo. Còn có cái nghèo của một dân tộc trong sự so sánh với các quốc gia khác. Có cả những ẩn ức sâu xa trong tâm lý nên ta mới có quyền nói đến “nỗi nhục đói nghèo, nỗi nhục lạc hậu” không kém gì nỗi nhục mất nước.
      Chuyện kinh tế trở thành chuyện vinh nhục. Và quả thật nếu người nghèo không có cái cảm giác nhục nhã thì họ khó mà cất đầu lên được. Cũng như vậy, nếu một quốc gia nghèo không có ý thức về sự nhục nhã thì họ chỉ còn có cách ngồi chờ nước ngoài bơm nhiên liệu vào cỗ máy kinh tế của họ mà cất cánh. Nội lực sẽ bằng con số không. Lòng trả thù và cả sự trả hận đối với chủ nghĩa thực dân rốt cuộc cũng chẳng cho một lối thoát nào dứt khoát ra khỏi sự nghèo khổ…”
      Nói vậy, Không khác họ giục: muốn hết đói nghèo phải đi ăn trộm, đi cướp của người ta là nhanh nhất; muốn không lạc hậu phải “học đại”, phi thương bất phú cũng như tâm lý dân tộc Trung hoa. Có gì khổ nhục bằng mất nước? Gián tiếp họ xúi, cũng như một kẻ không nhà chỉ còn giết người tước đoạt quyền sở hữu của người ta để làm của mình là thượng sách. Cuối cùng họ tác động cái tâm lý, trả oán, báo thù, dạy thiên hạ giết người, cướp của…mưu cầu thắng lợi về mình, sao không dạy hiền, công khai hô hào dạy dữ ? Dân nghe theo rồi quen tánh trở lại phạt vạ, bắt nhốt đánh đập người ta, rồi trách người ta hung tàn bạo ngược. Thiên đàng mở rộng cửa không đến, họ tranh nhau phá cửa địa ngục đặng chen vào. Thử hỏi cái đại nghiệp phi thương bất phú như Đài Tần, Đỉnh Hớn đó còn chăng? “Rốt cuộc cũng chẳng cho một lối thoát nào dứt khoát ra khỏi sự nghèo khổ” về vật chất lẫn tinh thần.
      PBH: “Nền kinh tế, Bộ máy, đặc biệt là Con người của chúng ta hầu như chưa sẵn sàng cho sự phát triển. Và ở chiều sâu nhất của đời sống tâm lý, sự phát triển chưa được nhận thức như một mệnh lệnh thôi thúc để nảy nở các nguồn tri thức, trí tưởng tượng, các xúc cảm, các ham muốn và hoài bão của các thế hệ người Việt Nam. Sự phát triển chưa trở thành một Ðồng thuận Dân tộc, để có thể giải toả những sức ì tư tưởng, để chấm dứt những do dự, hòa giải những xung đột, để tạo một niềm tin tưởng lẫn nhau trong các quan hệ xã hội và cuối cùng để đồng tâm hiệp lực cho sự phát triển của quốc gia. “
      Quả thật, đất nước Việt Nam ta hiện nay đang mang một cổ máy vật chất rất cồng kềnh, được lấp ráp bổ sung nhiều bộ phận ngoại nhập, chẳng những thế còn phải lệ thuộc hãng nầy hãng nọ, món hàng nầy hàng nọ, không khéo đối tác họ buồn họ giận. Cứ vài ba năm bỏ thứ nầy thêm loại khác, nhỡ ông chủ cổ máy thay đổi thì ảnh hưởng tác động cả một hệ thống chủ lực của cổ máy từ thượng đến hạ tầng, thịnh hay suy cũng thay đổi theo. Do vậy cơ thể vận hành khó đồng thuận tâm lý xuyên suốt nhịp nhàn theo một chu kỳ tiến hóa nhứt định đã thống nhất mục tiêu từ lúc ban đầu. Lệch với quy luật vận động và sự phát triển của vật chất Triết học Mác-Lênin, theo thời gian trong không gian không phải là một đường thẳng mà là đường xoáy óc. Đạo học gọi là Hư Vô Chi Khí nơi phản bổn hườn nguyên từ không mà có, rồi có phải trở về không, nơi đó gọi là bí pháp phục sinh thay cũ đổi mới, còn biện chứng duy vật gọi là điểm nút để thực hiện bước nhảy. Nhằm mục đích định vị sự vật trong một quá trình phát triển cần lộc thô lấy tinh, rồi tiến hóa tiếp, nhiều giai đoạn như thế, nhất định sẽ đạt được chất mới và lượng mới hoàn thiện hơn, nhưng vẫn không mất cái linh hồn nguyên chất tinh ba tức nguồn gốc vì sao có nó. Không khéo chủ nghĩa đế quốc sẽ là những trợ thủ chủ lực “họ mượn thế đặng toan phương giác thế” như mèo vườn chuột kéo cổ máy tâm lý dân tộc của Việt Nam ta, ra ngoài từ trường quỷ đạo tinh thần đạo đức nhơn nghĩa 4000 ngàn năm dựng nước và giữ nước, trở thành công cụ bá quyền của họ.
      Chúng ta hãy thương lún thương càn đi coi ngày kia có lầm chăng! Dù kẻ thù cũng phải thương nữa ! Nhưng lưu ý, đừng có tin lún tin càn thì hậu quả khó lường trước được. Tâm lý dân tộc, nó sẽ giúp cho chúng ta biết rõ cái nguồn gốc sinh ra nó, đặng biết đi biết về, đừng để mất chính nó, mất nó tức tiêu hồn tẩu hỏa nhập ma. Nếu không biết vì sao có nó thì đừng trông mong biết mình, mà mình không biết mình thì không còn ai biết hết, tới chừng đó nếu ta không tự đào thảy chính ta, thì xã hội cũng sẽ đào thảy ta, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
      Chúng ta hãy lấy Nho phong làm căn bản, phục sanh hồn nước đã điêu tàn, cho nó phục sanh lại cái năng lực tinh thần đạo đức nhơn nghĩa là làm sống lại quốc hồn của mình mấy ngàn năm về trước. Nếu chúng ta vẽ được khéo, được đẹp, thì người ta đương trông mong cho nó thành tướng. Chừng đó chúng ta không muốn bán cũng có kẻ mua, chẳng phải một nước Việt nam nầy thôi, mà toàn cầu vạn quốc nài mua mà chớ !
      Nhưng phải làm sao cho nên hình tướng để có đủ quyền năng bảo trọng cả toàn cầu nhơn loại đặng tồn tại, sống trong tinh thần đạo đức, trong sự công bình yêu ái. Đến chừng ấy chúng ta có thể trương tấm bảng lên rằng: Pháp chánh Quốc đạo Nam phong Việt Nam là linh hồn dân tộc sẽ làm môi giới, căn bản cho nền đại đồng thế giới đó vậy.
      Hai thuyết Duy vật – Duy tâm hiệp nhứt
      Muốn cho hai thuyết duy Vật và duy Tâm hiệp nhứt, cũng Duy chỉ có một chữ Thương mà thành đặng. Muốn cho Đạo Đời được tương đắc, chỉ có Thương mà thôi.
      – Duy Vật là duy có con người, mà con người là chúa tể của thế giới vật chất.
      – Duy Tâm là chỉ có Thương mà thôi.
      Duy vật là cơ khí hữu hình do con người vi chủ; còn duy tâm là thương yêu tức nội lực phát sinh ý chí, mà tôn giáo gọi là hồn tức sự sáng hay sự nhận thức của con người.
      Cả hai: Vật và Tâm là chơn chánh, vốn đồng một thể, tại con người phân ra mới có phúc và họa rồi đổ lỗi do trời. Chớ thật ra, vật tức người, tâm gọi thương; hai đàng hiệp một chung đường thế gian.
      – Con người mà không biết thương yêu ắt phát khởi chiến tranh, cũng như con người mà vô ý thức thì sanh loạn, bởi gốc vật chất khí thoái bộ hoàn nguyên là vật chất.
      – Là con người phải có thương yêu, do thương yêu mà vật chất mới tấn hóa thành… người (hóa nhân). Ngày giờ nào toàn thể nhơn loại biết cái trọng giá của thương yêu, hiệp lại thành một khối thương yêu, để cùng nhau thi hành nhơn nghĩa cho ra cái thiệt tướng thương yêu, thì lúc ấy hai thuyết duy tâm và duy vật không còn đối lập nữa mà thống nhất thành một sức mạnh thần kỳ bất bại, trên con đường phụng sự tổ quốc rồi nhân rộng ra toàn thế giới. Đó là Pháp thân huệ kiếm đánh tiêu chiến tranh, hòa bình xuất hiện.
      – Nguyên nhân phát khởi chiến tranh do nơi hai tinh thần đối lập, họ phân bửu giữa Vật và Tâm. Tức họ giục loạn xúi bậy cho con người ghét bỏ nhau, tàn sát lẫn nhau để làm công cụ phục vụ đúng với cái dục vọng phàm tâm của họ.
      – Muốn tiến đến hòa bình phải hiệp bửu tâm và vật chắc hẳn vậy. Đồng thể là con người mà không biết thương người là thú đội lớp người rồi còn gì? làm người mà không biết bảo trọng mạng sống bạn đồng sanh, không biết cái đạo người thờ người thì quả thật những kẻ ấy đã hiện thú hình thú tánh rồi đó.
      Cho nên khi nào hai thuyết duy vật và duy tâm hiệp nhứt thì con người đã đạt được phẩm vị chơn hồn tại mặt thế gian nầy, quả quyết đấng ấy biết THƯƠNG NGƯỜI.
      Ngày giờ nào hai thuyết duy vật và duy tâm tương hòa đặng thì chúng ta ngó thấy cơ quan giải thoát đặng.
      Phải có một cuộc đại cách mạng diệt giả tùng chơn
      Tiến sĩ Phạm Bích Hợp: “Nhơn loại đang sống giữa hai thái cực thật và giả, mà Giáo sư Phan Ðình Diệu đã đưa ra lời khái quát rất đúng rằng: “cái giả chẳng những đang là một thói quen mà còn trở thành một đạo lý”. Trên diễn đàn, trong hội nghị, ở nhà trường… lắm khi người ta nói giả hơn là nói thật và hài lòng với việc cùng nhau che đậy những sự thật ai cũng biết nhưng chẳng ai nói ra. Tinh thần tôn trọng sự thật có lẽ là một giá trị thấp kém nhất trong đời sống tâm lý của không ít người Việt Nam hôm nay, trong khi nó lại là cần thiết để đồng thuận và phát triển. Bởi vì người ta chỉ có thể đồng thuận trên căn bản cùng thừa nhận những sự thật. Và sự phát triển tự nó không thể chấp nhận một tình trạng vờ vịt làm giả vờ và nói dối lẫn nhau. Cũng đã có một vài chính khách tung ra lời kêu gọi “hãy nhìn thẳng vào sự thật”, nhưng sau đó sự thật vẫn là cái người ta biết rõ nhưng lại tự thấy nên tránh là hơn. Nếu không vượt qua được nghịch lý này thì không thể nói đến lòng tự tin và tự trọng cho chúng ta và cho con em chúng ta. Bởi vì trọng sự thật là thước đo đầu tiên của lòng tự trọng.”
      Ngày giờ nào cả thảy dân tộc Việt Nam và toàn thể nhơn loại trên hoàn cầu nầy dám nói thật, làm thật chỉ cho thấy sự chơn thật, thì đó là cái bí pháp diệt giả tùng chơn hòa bình xuất hiện. Tin chắc rồi đây sẽ có một cuộc “đại cách mạng chơn thật” sẽ thay cũ đổi mới thành một thế giới chơn thật, đồng thuận trong tâm lý “tinh thần đạo đức nhơn nghĩa” từ nhứt bổn mà cùng nhau vận động và phát triển về mọi mặt tán vạn thù trên con đường chơn thật thì lúc ấy dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đại đồng thiên hạ.
      Hiện nay các sắc dân trên mặt địa cầu nầy trong đó có Việt Nam, họ theo cái giả hơn là cái thiệt, họ lấy cái giả để lập đài danh dự, họ chê bỏ cái thiệt bởi quan niệm của họ là thật thà thì cha dại. Họ lấy cái giả để dấu cái thật của chính họ vừa để gạt người đặng hưởng thụ và sinh tồn, thì đương nhiên cái kết quả giả tạo phi nghĩa ấy theo thời gian sẽ tự nó hiện nguyên hình rồi tiêu vong. Chỉ có cảnh sống thật trong một thế giới chơn thật mới đồng thuận chấp nhận sự thật để có cùng một tinh thần, một căn bản trên sự vận động và phát triển chung của sự vật tiến đến chân thiện mỹ. Bằng ngược lại, thế giới ảo sẵn dành cho những kẻ giả hình lao vào hỏa ngục tự thiêu sống mình vậy.
      Sự chơn thật bao giờ cũng tồn tại, sự chơn là một năng lực tinh thần, không tinh thần nào đối chọi đặng. Ngày giờ nào nhơn loại trên toàn cầu nầy, biết bảo trọng sự chơn thật để làm nền móng cho hòa bình hạnh phúc, thì không có năng lực nào thắng nổi, chắc chắn một thế giới mới chơn thật công bằng sẽ xuất hiện tại mặt địa cầu này không xa.
      PBH: “Trong các tham luận gửi cho chúng tôi, có vị đã đặt câu hỏi rằng vì sao, một dân tộc đầy lòng tự tôn và mới đây đã chiến thắng hai đế quốc to, vậy mà chỉ ít năm sau đã mang một tâm lý tiêu dùng đầy thái độ vọng ngoại. Cũng có vị đặt vấn đề, vì sao một dân tộc hiếu học đến thế, mà ngày nay lại dễ dàng dấn sâu vào thương mại hóa với đầy rẫy tình trạng mua bán hư vị, hư danh. Còn giới trí thức bây giờ sao nhạt nhòa và thờ ơ làm vậy, mặc dầu trong quá khứ vẫn còn ngời ánh sáng những nguyên khí như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Ðình Chiểu…”
      Đúng vậy, đa số tâm lý của con người Việt Nam trong một môi trường kinh tế công nghiệp hiện đại hóa, họ quan niệm thật giản đơn chỉ là một cơ hội thuận lợi có dịp để đổi đời cho bản thân họ, như nắng hạn chờ mưa. Nên ra sức tranh danh đoạt lợi, nghịch sư phản bạn, loạn luân thường đạo lý, xu nịnh, mưu cầu chức trọng quyền cao, khôn nhờ dại chịu, bằng mọi cách họ đoạt cho được một miếng mồi ngon kinh tế thị trường béo bổ, họ ào ạt lao vào cấu xé như những chú kênh kênh đói. Phải chăng chúng nó bảo vệ môi trường xanh hay vì chúng nó quá đói? Hai hình trạng nầy chúng ta phải nghiêng bên nào cho phải lẽ? Nhưng, khi no bụng, thì miếng mồi đã trở mùi hôi tanh, chúng vụt cánh bay xa; con ăn no quá đi không nổi nằm ì một chỗ phải chịu tiếng nhẽ lời khinh, thây kệ miễn no là tốt lắm rồi.
      Người Việt Nam đã chuẩn bị từ khi tiếng còi WTO báo hiệu, cho một thị trường kinh tế có dịp thăng hoa rồi đó chớ. Nhưng họ chuẩn bị cho họ, chớ không phải họ chuẩn bị tâm lý cho quốc thể Việt Nam đồng thuận vào sự nghiệp chung phát triển đất nước và con người. Bởi tâm lý người Việt hiện nay vẫn còn ức chế mất niềm tin với mọi người xung quanh; vấn đề kỳ thị chủ nghĩa dân tộc và giai cấp ngày càng phát triển mạnh, cùng hòa nhịp với sự phát triển kinh tế là một nguy cơ tìm ẩn sâu sắc chiến tranh lạnh, nó là nguồn gốc xãy ra xung đột và bạo hành, như những tệ nạn xấu xãy ra hằng ngày trong nước hiện nay.
      Phải hy sinh cái nhỏ, ưu tiên cho cái lớn chung của đất nước, mạnh dạn phát động một cuộc đại cách mạng “chơn thật, thương yêu và công bằng”, chớ không thể gọi là cải cách hay bổ sung sẽ càng tệ hại hơn, gián tiếp tạo cơ hội cho dịch bệnh lây lan rộng thêm, khó bề kiểm soát. Ráng chịu đau, nặng mụt nhọt hoặc giải phẫu cắt bỏ chỗ hư thối rồi rửa rái cho sạch, thoa thuốc sẽ lành lại như xưa, mới đánh tiêu cái giả tướng ngụy quân tử giả nhân giả nghĩa kia ! Kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam anh hùng hãy sống với cái sống thật chính mình, đứng lên tiên phong làm gương cho thế giới, hô to “chúng ta là con người chơn thật” rồi tự giác đồng thuận cùng dân tộc, trong tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, có niềm tin yêu trong cuộc sống, bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp, mới là chân lý.
      Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
      Cách mạng, cách mạng, đại cách mạng,
      Thành công, thành công, đại thành công.
      PBH: “Thì ta cứ coi đó như một hiện tượng tất yếu. Tôi tin là với trí thông minh vốn có của con người Việt Nam, chúng ta sẽ tìm ra cách thức để chung sống với nhiều hiện tượng chứ không chỉ hiện tượng ấy. Ta cứ nhẹ nhàng, chẳng cần quan trọng hóa, ta cứ chủ động chuẩn bị xây dựng đường lối của mình để thích ứng và điều chỉnh những sự quá đà.”
      Dân tộc Việt Nam có một mãnh lực còn mạnh hơn nguyên tử lực nữa kìa, chẳng lực lượng nào tàn sát cùng động đến được là tinh thần đó vậy, “tinh thần nhơn nghĩa đạo đức” đã thâu đoạt thắng lợi một cách vinh diệu. Muốn tương lai nước Việt Nam sau có ngước mắt dòm cả toàn thiên hạ không thẹn thì ít nữa trong quốc dân Việt Nam phải đủ can đảm, đủ tinh thần, đủ tâm đức trung liệt ái quốc nồng nàn mới đem lại cái hạnh phúc chơn thật cho nòi giống nước nhà, nhân rộng ra toàn thế giới.
      Cái nền nhơn nghĩa của chúng ta, nó có thể làm môi giới cho các chủng tộc trên thế giới, đạo nhơn nghĩa của chúng ta là một căn bản là linh hồn của quốc thể Việt Nam và có thể thành quốc đạo được.
      Thuận Thiên trao đổi với nữ Tiến sĩ Phạm Bích Hợp Giám đốc Trung tâm nghiêng cứu Tâm lý dân tộc: “Bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc, tâm lý dân tộc, … các hội thảo ăn theo hai chữ “dân tộc” nở rộ như hoa xuân… Trong chuyện mở ra Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Dân tộc này có gì là “sản phẩm theo mùa” không? “
      Bản sắc, văn hóa và tâm lý của dân tộc Việt Nam, không theo mùa mà cũng không có gì là mới lạ cả, ba tính chất đó hiệp một thì nó là linh hồn truyền thống ngàn đời đã trở thành phong hóa tự trị, tự định phẩm vị cao đẹp đặc sắc riêng của cả một dân tộc. Nói chung, tâm lý dân tộc Việt Nam là “tinh thần đạo đức nhơn nghĩa”, tạo nên hình do sự thương yêu là huyết thống thiêng liêng nhơn luân chi đạo trong mỗi người dân Việt.
      Do bởi chúng ta bỏ gốc trèo ra nhánh, lỡ gãy nhánh nó té nó tuột thì làm sao đỡ kịp? Có cơ hội, vì thương mà nhắc nhỡ chớ không phải mùa vụ gì hết, đó là bổn phận là phản ứng tự nhiên lý tính sự sống thật của người Việt Nam vì thương mà phải nói vậy thôi. nếu không tôn vinh quá khứ thì làm sao có hiện tại và tương lai. Dân tộc ta có một quá khứ thiêng liêng giàu lòng nhân ái, nó mãi tìm ẩn trong thời buổi vật chất văn minh hiện đại đang vi chủ tinh thần đạo đức của con người, cái quá khứ oanh liệt đã đủ minh chứng định phẩm giá của dân tộc Việt biết trọng nghĩa đồng sanh, sống thật trong tình yêu thương và công bằng. Đó là chân giá trị tâm lý của dân tộc Việt Nam là linh hồn của dân tộc Việt, chúng ta có một quá khứ thiêng liêng cao đẹp thủy chung, anh hào tuấn kiệt. Hãy hướng về quá khứ để thắp sáng lên tinh thần yêu nước, quên mình vì mọi người đồng thuận trên con đường phát triển chung xây dựng quê hương giàu mạnh.
      – Thuận Thiên là thể theo tánh đức của trời, mà tánh đức của trời là thương yêu và công bằng. Hiện nay Việt Nam ta và cả nhơn loại trên toàn thế giới có một tình yêu thiêng liêng thật lòng và cây cân công lý chơn chánh tại mặt địa cầu nầy chưa? Sao gọi là tình yêu thiêng liêng, ý muốn nói lên một tình yêu thương xem nhau như anh em ruột thịt có cùng chung huyết thống. Muốn có cây cân công bằng tại mặt thế gian nầy, là khi nào toàn thể nhơn loại dám nhìn nhận sự chơn thật tức nói thật, làm thật, chỉ cho thấy sự chơn thật; thì Thần lẽ thật là hườn thuốc trường sanh, để làm phương sống về vật chất lẫn tinh thần trong thời buổi hiện đại ngày nay. Tin chắc sự thật sẽ dẫn dắt chúng ta đến một thế giới mới diệu kỳ chơn thật, tận thiện tận mỹ gấp trăm lần hiện nay, mà thế giới tôn giáo gọi là thiên đường tại thế đó vậy.
      – Thuận Thiên là theo ý trời, thì phải phụng sự vạn linh đặng làm trời của vạn linh. Ta thấy mối chúa vì phụng sự loài mối mới làm chúa mối. Con ong chúa vì phụng sự loài ong mới làm chúa của ong. Nhà Vua vì phụng sự quốc dân mới làm Vua. Nên Đức Chí Tôn vì phụng sự Vạn Linh mới làm Trời, Ngài lập Triều chánh là Hội Thánh tức là Thánh thể của Ngài, muốn Thánh thể của Ngài đủ quyền phụng sự chính mình Ngài lập và cho quyền đặc biệt Thánh thể Ngài là phần tử của Ngài, tức là Ngài vậy.
      Muốn danh thì dễ, còn làm quá khó. Nếu phụng sự riêng bản thân mình, cho gia đình của mình thôi, thì cơ quan dĩ tư diệt công không xác nhận là Thuận Thiên đâu ! Mà chính là Thuận Địa thì cửa hỏa ngục đang chờ chực những kẻ tội đồ.
      Ngày giờ nào nhơn loại lấy thân mình giúp thân nhơn loại, nhơn loại biết thờ nhơn loại thì thế giới sẽ được Thái bình tự trị lạc nghiệp âu ca.
      Nhượng sống là hạnh phúc
      Giám đốc Phạm Bích Hợp, TTNC Tâm Lý Dân Tộc TP HCM bức xúc “Chúng tôi không dám đi xa hơn nữa đến những lĩnh vực mà chúng tôi tin chắc rằng quý vị sẽ có thẩm quyền hơn ai hết để nói rằng dân tộc ta đang ở thời điểm phải nhận rõ chính Tâm hồn của mình. Ðiều này không chỉ vì các lợi ích bức xúc hôm nay, mà quan trọng hơn thế, là vì ích lợi lâu dài của cả dân tộc thông qua sự nghiệp giáo dục các thế hệ trẻ.”
      Chúng ta đã chịu cùng một định luật chung sống với vạn vật, chính mình ta phải tôn sùng kính trọng cái sống ấy, chúng ta phải liệu phương nào định cái sống của chúng ta trong mực thước không phạm đến cái sống của vạn linh, tức nhiên không phạm đến cái sống của kẻ khác, mà nói họ có phương pháp nhường sống cho nhau thì các nhà triết học các Đạo Giáo, tìm lý thuyết đạo đức tinh thần dầu cho Nho, Thích, Đạo hay là các Tôn Giáo khác chỉ có tìm mực thước bày ra phương pháp để tạo cho nhơn loại biết kính trọng cái sống cho nhau tại mặt địa cầu này, làm một cái định luật đặng họ biết cung kính biết nhường nhịn, tức nhiên có hòa bình an tịnh, được an ủi, được thỏa mãn, được hạnh phúc. Còn trái lại nếu như cái sống của chúng ta đã khó khăn bởi chúng ta sống trong thuyết Tứ Diệu Đề của nhà Phật là sanh, lão, bịnh, tử, chúng ta đã ngó thấy trường đời chẳng buổi nào tìm đặng chơn hạnh phúc.
      Dầu cho cá nhân, dầu cho xã hội, dầu cho toàn thể nhơn quần, họ chỉ vì cái tranh sống mà tiêu diệt lẫn nhau, nếu chúng ta nói người biết nhường sống của người trong cái khó khăn, mình phải có một tâm hồn cao thượng ái truất thương sanh, mới có phương thế, có tâm đức nhượng sống cho kẻ khác. Muốn cho đặng có tâm đức ấy ít ra phải có đạo đức và lấy tinh thần làm căn bản, nếu bỏ tinh thần làm căn bản là xu hướng về duy vật, chỉ chạy theo thuyết tranh sống với nhau mà thôi, tranh sống thì cơ tận diệt lẫn nhau vẫn tiếp tục mãi mãi, chẳng hề buổi nào nhơn loại trên địa cầu này trọng hưởng hạnh phúc hòa bình đặng. Ấy vậy nhượng sống cho nhau thì tồn tại, mà tranh sống với nhau là tự diệt đó vậy.
      Nguyên căn tâm lý của loài người
      Loài người do một nguyên căn thương yêu mà xuất hiện, bởi do tâm lý và tập quán của các nước, của các sắc dân, vì cái khác ấy mà phân chia nhau, nghịch lẫn nhau, thù địch nhau, mà tranh đấu không ngừng.
      Vậy Thánh Ý của Chí Tôn khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt là muốn làm giềng mối kết liên, dung hoà tâm lý toàn cả các sắc dân trên hoàn cầu để cứu vãn 92 ức nguyên nhân (anh hào tuấn kiệt), vì ham mê vật chất mà bị sa đoạ nơi đây. Chí Tôn đã chỉ rõ căn nguyên và dạy dỗ cho ta để đạt ngôi vị là phải trau luyện cho tinh (nghĩa) hiệp với khí (hiếu) , tinh khí hườn thần (trung) là cơ huyền bí để mà đắc Đạo (thương yêu và công bằng) vậy.
      Trọng giá của Tam Bửu là Trung, hiếu, nghĩa gốc bởi thương yêu mà thành tượng, Chí Tôn ưa chuộng ba món báu ấy để dâng Đại lễ cho Ngài, nó là nguyên nhân chấm dứt cái họa tranh thù mà gây nên trường oan nghiệt cho toàn thế giới.
      Ấy vậy, muốn duy trì sự hòa hiệp đại đồng nầy cũng do nơi gốc Bí Pháp phục sinh đó mà thôi, dầu triết lý thâm uyên đạo đức mà tôn giáo nào cũng không qua lẽ ấy; nếu không đạt được thì toàn lẽ ấy là đệ nhị xác thân (thương yêu) của toàn thể ô trượt tội tình, thì thế giới sẽ điêu tàn tiêu diệt mà chớ.
      Tinh thần đạo đức nhơn nghĩa
      Nguyễn Sĩ Tế quả quyết “Những sở đoản trong cá tính dân tộc chắc sẽ phôi pha trong suy ngẫm và cố gắng hành động của tất cả mọi người chúng ta hôm nay và mai hậu. Nhưng có điều chắc chắn là những sở trường, những ý nghĩ những tình cảm đẹp lành trong truyền thống dân tộc là điều vĩnh cửu mà ta phải nhìn cho đúng để mà bảo tồn. Bằng không, sẽ chẳng còn có dân tộc Việt Nam trên cõi đời này nữa.”
      Nếu chẳng biết quyền mình là gì, lại bắt chước đồ theo tâm lý thiên hạ, cưởng bức vô đạo đức, vô nhơn tình thì quả nhiên sái hẳn. Quyền chúng ta là chỉ lấy đạo đức tinh thần của tổ phụ ta để lại trong 4.000 năm làm huệ kiếm để bảo trọng quốc hồn của nòi giống thì mới trúng, còn ngoài ra dùng phương pháp khác là sai lầm.
      Tại sao Đức Chí Tôn để hai chữ Nhơn Nghĩa trước Đền Thánh cho đời ngó thấy, đặng hưởng lấy hạnh phúc thiên nhiên ngàn xưa để lại là may mắn cho tương lai con Hồng cháu Lạc. Chúng ta thấy trường hỗn độn một nền văn minh gồm có tinh thần duy vật mạnh mẽ, cái chánh sách của loài người chạy theo duy vật thì mặt địa cầu chưa hòa bình gì họ chỉ biết tranh sống với duy vật, chớ chưa sống với tinh thần chí thánh, cái quyền năng của Đạo giáo Gia tô mạnh mẽ dường nào mà ngày nay phải thoái bộ trước năng lực của toàn cầu, còn Tiên giáo mà đến thay thế đặng cái năng lực ấy, rồi đây cũng chưa chắc quyết thắng tấn tuồng tương lai, thì vật chất sẽ dẫn đến con đường tử lộ không phương cứu chữa.
      May thay ! Trong nòi giống tổ phụ chúng ta để lại một tủ thuốc, tủ thuốc ấy ngày nay lấy ra làm món thuốc cứu cả tinh thần nhơn loại trong toàn cầu nầy và trong tủ thuốc thiêng liêng đó để làm vị cứu sanh, tức nhiên là cái phương cứu khổ chẳng khi nào sai chạy. Nhưng vì chẳng đủ năng lực để cứu thế, đem hoàn thuốc hằng sống ấy bảo tồn sanh mạng loài người.
      Cái trí thức tinh thần khoa học vật chất có làm gì cho đồng bào và thời đại nầy đặng hanh phúc chăng ? Trái lại, nó đem cho đời một tấn tuồng thống khổ trước mắt cả thảy. Nhơn loại hiện nay đã xu hướng theo hạng trí thức ấy thì có kể đâu là thương chủng tộc, đã gây ra biết bao tấn tuồng thê lương thảm đạm, nhơn loại hết yêu ái nhau, mà trái lại người với người họ đối nhau còn quá hơn thú dữ, người với người mà họ chưa biết tôn trọng mạng sống với nhau, họ lại đoạt mạng sống của nhau đặng tìm hạnh phúc.
      Thiên hạ tưởng cái võ lực của họ là hơn hết, họ lấy cái võ lực đặng bảo thủ cái sống của họ còn tồn tại, thì Sở Bá Vương, Bạo Tần kia, hỏi cái nghiệp của họ còn bền bỉ hay chăng, nếu không có thượng cờ nhơn nghĩa thì cái nghiệp Hớn không còn tồn tại tới 500 năm, nếu không thượng cờ nhơn nghĩa thì nhà Châu chưa hề cướp đặng cái đế vị của nhà Trụ…Lấy nhơn nghĩa mà luận thế gian, giờ phút này, dầu cho liệt cường nào họ cũng mượn màu nhơn nghĩa đứng trước thiên hạ đặng làm bá chủ thiên hạ.
      Không phải dùng ngọn gươm, mũi súng mà quyết đoán thiên hạ đặng. Tài lực cường liệt của gươm súng không quyết định thắng thiên hạ đặng, quyết hẳn như vậy. Ta nên lấy đó mà làm bài học và cho dân tộc Việt Nam thấy rằng, chúng ta có một mãnh lực còn mạnh hơn nguyên tử lực nữa kìa, chẳng lực lượng nào tàn sát cùng động đến được là tinh thần đó vậy. Muốn cho nòi giống Việt Nam thấy được lực lượng “tinh thần nhơn nghĩa đạo đức”, đã thâu đoạt thắng lợi một cách vinh diệu. Ta hãy để mắt xem và để cả đầu óc suy nghiệm, coi hành tàng của kẻ vô đạo, con loàn, có thắng được tinh thần của tổ tiên Việt Nam lưu lại đó hay chăng cho biết.
      Phong hóa Việt nam có liên quan với dân tộc khác về phần hồn
      Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tâm Lý Dân Tộc TP HCM rung động “Một lòng yêu nước mãnh liệt phối hợp với tình gia đình mặn nồng. Trong đời sống giầu tình cảm của người Việt Nam, có một tình cảm vượt trội hẳn lên, đã trải qua nhiều thử thách để mỗi ngày một thêm vững mạnh, đó là lòng yêu nước…”
      Phong hóa của dân tộc Việt Nam đối với phong hóa các dân tộc khác, xem coi chúng ta có phương gì chỉnh đốn đạo nhơn luân của họ đặng? Đạo nhơn luân phát khởi do chồng vợ, có chồng vợ mới có cha con, có cha con mới có dân tộc lập thành quốc gia xã hội.
      Đương nhiên chúng ta thấy đạo nhơn luân của các sắc dân trên mặt địa cầu buổi nầy đã nghiêng đổ và lung lạc tất cả, nhất là bên Âu châu, đạo nhơn luân của họ tồi tệ là thường, thấy rất nên bại hoại, từ thử đến giờ chưa ai nghe nói cha lấy con, anh lấy em, mà bên Âu châu thường có xãy ra điều ấy. Hại thay ! những tánh tính yêu nghiệt ấy lại truyền sang đến nòi giống chúng ta, ngày nay vẫn còn thấy tấn tuồng đó nửa, yêu nghiệt đã biến tướng biểu sao thiên hạ không loạn được, đạo nhơn luân đã vậy, tinh thần của con người không biết phẩm vị, nhơn cách gì hết, nên hột giống ác nghiệt biến sanh ra mãi thôi. Thành thử nhân loại ngày nay quá bạo ngược, tương tàn tương sát lẫn nhau, người đối với người còn giữ tợn hơn thú đối với thú nữa, vô nhơn vô đạo, cha không xứng phận cha, con chẳng biết đạo con, anh chẳng ra anh, em chẳng ra em, chồng không nên chồng, vợ không đáng vợ, nền luân lý của nhơn loại trên mặt đia cầu nầy không còn có khuôn khổ gì hết. May thay ! Đạo nhơn luân của tổ phụ chúng ta lưu lại, dầu bị ảnh hưởng của văn minh ngoại bang làm cho ô uế đôi chút, nhưng nhờ Đức Chí Tôn đến phổ truyền nền chơn giáo của Ngài nơi đất Việt Nam nầy, có thể còn sửa đương đặng và lại sẽ làm khuôn mẫu cho toàn cả sắc dân nơi địa cầu nầy bắt chước theo nữa.
      Ai cũng biết điều trọng yếu trong xã hội Việt Nam ta là tổ phụ là nguồn cội của các Tôn giáo, nên từ thượng cổ tổ phụ ta đã lưu lại cho nòi giống ta cái cảnh tượng là biết tôn trọng cửu huyền thất tổ, dầu quá vãng hay hiện tiền cũng vậy, sự sùng thượng ấy còn tồn tại trong tâm hồn mãi thôi, nền Tôn giáo chơn thật ấy nó buột vạn quốc nhìn nhận là một Tôn giáo đặc sắc của một sắc dân chơn thật hơn hết. Thế thì đạo nhơn luân của chúng ta là do truyền nối hương hỏa của cửu huyền thất tổ đó vậy. Ta chẳng cần luận chi sâu xa hơn nữa, chỉ nói cái nợ máu thịt mà nòi giống Việt Nam này xem mắc hơn các nòi giống khác trên mặt địa cầu nầy. Vì bởi tiên nho chúng ta đã lưu lại một lý thuyết chánh đáng chuyên nghiệp để cảm nhận tâm lý của nòi giống chúng ta là ” Bất hiếu hửu tam vô hậu nhi kế đại”. Trọng hệ hơn hết của nền quốc giáo Việt Nam ta, là vô hậu kế đại, tức nhiên thêm vào cái nợ máu thịt mà ông bà ta để lại, nếu không đương nổi thì phải chịu thất hiếu với các tông tộc, cửu huyền thất tổ. Thất hiếu trọn vẹn, mà đã thất hiếu rồi thì buổi tương lai về cõi hư linh không ngó mặt ông bà ta đặng.
      Ngày giờ nầy vì quốc dân xu hướng theo văn minh tân thời muốn phế bỏ hủy hoại và cũng do bởi cớ nên Đức Trạng Trình để câu thi tự hào rằng :
      Văn hiến bốn ngàn năm có sẵn,
      Chi cần dị chủng đến dâng công.
      Nền văn hóa đạt được trải qua bốn ngàn năm, không cần ai dâng công tạo văn hiến khác.
      Tự chủ quyết đoán
      PBH: “Một dân tộc muốn tự hiểu mình cũng đồng thời muốn hiểu bề sâu Tâm hồn của các dân tộc khác, của láng giềng, của bè bạn và cũng khó tránh khỏi tình thế đôi khi là của kẻ thù. Sự đa dạng của các chủng tộc, các sắc tộc, các nền văn hóa, các thị hiếu, các xúc cảm, các giá trị… nếu không được thấu hiểu, cảm thông và dung hóa sẽ trở thành đầu mối của các bất hòa, xung đột”
      Nếu cả nhơn loại trên địa cầu nầy biết được đặc điểm của địa vị mình, mỗi người sẽ tự hiểu, tự trọng, tự an theo địa vị của mình, thì không hề có trường tranh đấu vĩ đại như ta đang thấy ngày nay. Hay biết, giỏi cho mấy cũng chẳng hơn bực tự giác kia, biết mình biết người, tự giác mình đặng, tức hiểu địa vị của mình đến đặc điểm nào, mới an phận thủ thường, mới sử vẹn đời sống của mình đặng. Người đủ biết đặc điểm địa vị chơn linh của mình đứng vào phẩm vị nào thì thủ thường tự an, tự lạc, dầu cuộc sống có đảo lộn thế nào đi nữa, đủ chủ định tinh thần mình, không ai làm cho ngã nỗi, ấy là các chơn linh biết tự chủ một cách đặc sắc vậy.
      Những kẻ thất đạo là do nhút nhát sợ sệt, bạc nhược, sợ cường quyền, sợ luật đối phương mãnh liệt, bởi họ không biết mình, họ chưa có chí hùng dũng quyết tranh đấu quyết thắng nên họ thất đạo, cái thất đạo của họ là thiếu chí hùng dũng, là tại nơi họ nhút nhát, bạc nhược. Tinh thần hùng dũng chẳng phải nơi cửa đạo mà thôi, ngoài đời cũng vậy, bực vĩ nhân đã tạo thời cải thế từ thượng cổ đến giờ, nếu họ không biết chính họ, không có tinh thần hùng dũng thì phải bị làn sóng đời lôi cuốn như một dề bèo trôi giữa dòng sông kia vậy. Đức Chí Tôn có một quyền năng đặc sắc để nơi địa vị của mình, nhưng họ thiếu chí hùng dũng và cương quyết vì họ không biết họ là ai.
      Ngày giờ nào toàn thể quốc dân Việt Nam hiệp một trong tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, biết thương yêu nhau như ruột thịt, thì hột giống đại đồng thế giới mới mong gieo rắc khắp nơi, gầy dựng tạo thành nền móng vĩnh cửu, bằng chẳng thì các phương pháp khác chỉ sẽ là vô ý thức mà thôi.
      Thành tướng do luật thương yêu
      Quan điểm của hội trí thức TTNC tâm lý dân tộc “Trong tâm lý dân tộc, đồng thuận là một trạng thái tinh thần bao trùm lên mọi khác biệt về chính kiến, tôn giáo, sắc tộc, giai cấp, tầng lớp. Nó không hòa tan những khác biệt ấy, nhưng nó hòa giải những xung đột dù là dai dẳng hay nhất thời để đi đến sự hội tụ mọi nỗ lực cho mục tiêu chung của quốc gia. Người ta cũng có một sự so sánh khá tế nhị trên khái niệm đồng thuận này để thấy rằng có những dân tộc dễ đồng thuận hơn như người Mỹ, người Ðức, và có dân tộc khó đồng thuận như người Pháp. Ðó là do các cơ cấu xã hội và truyền thống văn hóa khác nhau giữa các quốc gia.”
      Tánh đức của các chủng tộc trên mặt địa cầu nầy không giống tâm lý tinh thần. Đừng nói chi Vạn Quốc, trong một quốc gia, một nòi giống, tánh đức nhơn sanh còn không đồng thay. Không gì khác lạ, các Ngài buộc Phật Thích Ca Mâu Ni người Ấn Độ lập Giáo tại xứ sở Ấn Độ của Ngài, thì Ngài có đồng tánh đồng tâm với sắc dân nào khác với Ngài được, nhưng Đạo Phật vẫn truyền bá làm chủ tinh thần khắp Á Đông, hỏi do đâu ? Do nơi bác ái và công bình. Những phương pháp của các vị Giáo Chủ lập pháp luật trong các Tôn giáo, cốt yếu mở đường chỉ nẻo cho nhơn loại đi liên hiệp cùng chơn tướng và chơn pháp của đạo Giáo tức nhiên là tín ngưỡng, thờ người và thờ trời, Luật pháp duy có bác ái công bình mà thôi. Đức Phật Thích Ca nếu nói Ngài không bác ái công bình thì đạo Giáo không công bình sao ? Nếu giờ nầy chúng ta không thành Phật thì Đạo Phật không thành sao ? hỏi Đấng ấy lập Giáo trên nền tảng nào ? có phải nền tảng bác ái chăng ? Nếu không bác ái công bình, Phật chưa hề đem triết lý cao siêu làm chủ tinh thần nhơn loại đặng. Chúng ta đây ai lo phận sự nấy, lại còn giành hơn thua nữa có đâu ép mình như Phật chưa hề hạ mình nâng đỡ tinh thần nhơn loại dường ấy.
      Đạo Cao Đài được nên hình trạng trọn vẹn, tức là hình tướng thương yêu vô tận, nó nên hình có nét đẹp thiên nhiên là nhờ vẽ với cây viết thương yêu. Trước Đức Chí Tôn đến cầm cây viết thương yêu mà viết nét Thiêng Liêng cho cả Thánh Thể của Ngài đồ theo nét thương yêu ấy đặng tạo nên hình trạng, thành tướng một khối thương yêu. Ta không có mơ mộng và không lường gạt tâm lý nhơn sanh, trước mắt mọi người đều thấy, hỏi do quyền năng nào tạo thành quyền lực ngày nay ? Quyền Đạo ngày nay do luật thương yêu mà thành tướng, vậy đã do luật thương yêu thành tướng thì không có quyền năng nào tàn phá cho đặng. Nó nên hình bởi sự thương yêu, trưởng thành trong sự thương yêu, bởi hình chất của thương yêu, hễ càng ngày càng lớn lên, càng tráng kiện, nó sẽ làm chúa cả thù hận, và quyền năng thù hận không hề xăm lấn nó được.
      Luận xét đến các nước ở Âu châu, ở Á châu, đồng tìm chính sách, vạch triết lý ấy dẫn dắt loài người hiệp nhau làm một. Bởi lý do đó mà các nhà thượng đẳng nhơn sanh chia nền chánh trị ra mỗi quốc gia, dụng tâm lý chia đều quyền lợi, cố ý tìm cách thống nhất cả loài người làm một trong đường sinh hoạt, các nước cường quốc đang tranh hùng xưng bá bằng phương vật chất nhằm mục đích dung hoà tâm lý tạo cho loài người một phẩm giá, một quyền lực đồng nhau. Phương pháp ấy khó đạt thành nguyện vọng. Chúng ta sẽ thấy cái tư tưởng rẻ rúng ấy chẳng còn hiệu lực cao siêu trong thời gian ngắn ngủi, bởi nó còn thiếu hạnh phúc đạo đức tinh thần. Muốn hiệp tâm lý cần phải yêu ái, kỉnh trọng nhau, tôn trọng sanh mạng của nhau, chia buồn rầu khổ não, nhìn một đạo nhơn luân với nhau, lấy tình cốt nhục đối đải với nhau, thì mới đầm ấm cả đại gia đình xã hội, tức là toàn cầu thiên hạ vậy.
      Chân hạnh phúc
      Nhơn loại ngày giờ nào mà biết yêu ái nhau, biết bảo vệ nhau như trong gia đình ruột thịt của mình, lúc đó mới gọi là hòa bình hạnh phúc. Làm việc có kẻ mạnh người yếu, kẻ bịnh, người già không thể làm hơn kẻ tráng kiện được, người bạc nhược không thể giao cho phận sự nặng nề thì làm sao gánh nổi… nếu suy ra biết bao nhiêu sự bất công. Duy có tình yêu thương nồng nàn mới tạo hạnh phúc chung mà thôi. Tạo hạnh phúc chung cho nhau về mặt tinh thần hay xác thịt cũng thế, con người thỏa mãn về phương sống của mình trong sự thương yêu chơn thật thì mới hạnh phúc, còn ngoài ra dám chắc mạng sống con người không khi nào hoàn toàn hạnh phúc. Ví như mình đương mạnh đây nhưng đi đâu đó rủi đạp nhằm cái gai cũng đủ đau đớn rồi, đương nhiên như thế mà phải chịu cảnh ăn không ngồi rồi cũng là mất hạnh phúc kiếp sống, con người ta không khi nào hưởng trọn hạnh phúc, duy có đau khổ thêm thì có, chớ không có hạnh phúc gì đâu mà mơ vọng.
      Hỏi thử trong kiếp sống của chúng ta có giờ phút nào có hạnh phúc chăng ? Hạnh phúc được bao nhiêu ? rồi xem tổng số lại coi được cái gì có hạnh phúc, coi đó được hạnh phúc chăng ? Chỉ thấy cảnh khổ, cũng như ra ngoài bãi sa mạc kia muốn có giọt nước Cam Lồ rải xuống trong khi nắng hạ, vậy thì hạnh phúc cho nhơn loại không khác. Làm người phải biết yêu ái với nhau, biết tôn trọng nhau, biết bảo vệ sự sống còn cho nhau, đem nụ cười thay tiếng khóc ấy mới là chân hạnh phúc. Ngoài ra thì cũng như câu cá trên ngọn cây không hạnh phúc gì hết.
      Giải pháp cứu thế
      Tiến Sĩ Phạm Bích Hợp: “Những nghiên cứu về Tâm lý các dân tộc ngay lúc khởi đầu đã xuất phát từ nguyện vọng cao cả của các học giả là làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn, kính trọng nhau để sống hòa bình và hữu nghị. Từ đó, vô số định kiến có thể được gỡ bỏ vì chúng chỉ do sự thiếu hiểu biết mà ra.
      Muốn định vận mạng tương lai cho nước Việt Nam, cho nhơn loại, phải có một tinh thần đạo đức cao trọng chớ không phải thâu phục thiên hạ nơi mặt địa cầu nầy bằng võ lực được, hoặc chỉ có tiếng nói suông. Cần phải có giải pháp, trí tài mưu lược, đồng tâm hiệp lực, hy sinh can đảm, khôn ngoan sáng suốt, dám nói dám làm.
      Phải có một giải pháp. Đức Chí Tôn đến hiệp tất cả những giải pháp mà chúng ta tạo chưa nên hình. Giải pháp cứu thế là giải pháp của đạo mà có. Chúng ta có thể tạo ra giải pháp đặng cứu thế. Nếu đặng hay chăng là do nơi tâm đức của toàn thể dân tộc Việt Nam nầy đó vậy. Trong xã hội hiện nay, chúng ta ngó thấy đảo lộn hai quyền hành khác nhau, đ

    Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

    Please enter your comment!
    Please enter your name here