Câu hỏi đến 4 lãnh đạo cấp cao: khi nào chúng ta có thể sống tốt?

- Quảng Cáo -
Ánh Liên (VNTB)
 
Đô Thành, một xã thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An rất đặc biệt, vùng đất này có trên 300 tỷ phú, 2.000 ngôi nhà từ 2-4 tầng, 200 xe ô tô các loại. Xã Đô Thành là hình ảnh thu nhỏ của Nghệ An, một vùng đất nhiều ô tô và nhà cao tầng – biểu hiện cho cuộc sống sung túc. Và cũng như Nghệ An, tại Hà Tĩnh hay các vùng đất khác của đất nước, xuất khẩu lao động đã trở thành phương pháp đổi đời, về mặt vĩ mô – bản thân xuất khẩu lao động trở thành một phương thức thu hút ngoại tệ về trong nước.
Nhưng!
Một người phụ nữ giúp việc 46 tuổi (ở tỉnh Hòa Bình) bị ‘thằng Lùn’ ở Ả Rập Saudi đánh đập dã man.
Một ‘du học sinh’ Nhật Bản, người huyện Yên Thành (Nghệ An) là Bùi Thị Diện (1992) mất vì đột quỵ.
Những ngôi nhà ở ghép chật chội, những công việc hiểm nguy, những đồng lương chắt chiu với việc ăn uống tạm bợ là điều mà hầu hết người Việt theo diện ‘xuất khẩu lao động’ phải ‘thụ hưởng’.
Đồng tiền từ xuất khẩu lao động hay ‘du học sinh’ mang về từ Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan,… vẫn tiếp tục chảy về Việt nam.
Quan chức Việt Nam hoan hỉ trước nguồn thu lớn này, và đặt mục tiêu xuất khẩu lao động năm sau hơn năm trước. Trong khi đó, tình trạng bị bạc đãi của người lao động nơi xứ người, và những cái chết vì ‘đột quỵ’ ở những người ‘du học sinh trẻ’ tiếp tục diễn ra.
Xuất khẩu lao động là phương pháp ‘thoát nghèo’ tạm thời, người Việt có thể hy sinh một hoặc hai thế hệ lao động nơi xứ người để đời con cháu họ tốt hơn, nhưng ai trong đội ngũ quan chức Việt Nam nghĩ được đến đó?
Người viết luôn kỳ vọng một ngày ông Tổng Bí thư ĐCSVN ngồi lắng nghe người xuất khẩu lao động đang nghĩ gì; bà Chủ tịch Quốc Hội có thể lắng nghe những tâm sự đầy cay đắng mà dân lao động nước ngoài phải gánh chịu; ông Thủ tướng nghe những ưu tư từ những gia đình có con là lao động bị ‘đột quỵ’ hoặc chết vì tai nạn nghề nghiệp; ông Chủ tịch nước có thể ngồi nghe chia sẻ về những bất công mà người lao động Việt Nam gánh nơi xứ người.
Nhưng không, chưa từng có vị nào trong nhóm tứ trụ chịu khó ‘tiếp xúc’ với người lao động tha hương, họ chỉ ‘chia sẻ’ với nhau những đồng ngoại tệ chuyển về, phấn khởi với những ngôi nhà cao tầng và ôto mọc lên như một ‘thành tựu đổi mới kinh tế’ do sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước.
Chưa một ai trong tứ trụ từng phát biểu quan điểm rằng, xuất khẩu lao động là chuyện chẳng đừng, và lãnh đạo hứa sẽ chấm dứt câu chuyện người Việt Nam làm ‘culi xứ người’ trong tương lai bằng tạo việc làm trong nước, nâng cao thu nhập người lao động, sử dụng những đồng ngoại tệ quý giá để giảm khoảng cách giàu nghèo và biến Việt Nam trở thành một nước tiên tiến.
Không ai cả và chắc hẳn chẳng hề có một ưu tư, một giọt nước mắt nào từ các vị lãnh đạo ‘bề trên’ khi báo chí nhắc về tình trạng bạc đãi lao động Việt ở nước ngoài, kể cả những cái chết vì lao động quá sức. Có lẽ, vì thời gian của ‘lãnh đạo bề trên’ dành cho sự hô hào và tuyên truyền, thời gian dành đấu tranh với các ‘thế lực phản động’ và tìm lý do để biện minh cho cái nghèo của quốc gia.
Một phút cho người lao động tha hương cũng chưa bao giờ có.
Vì vậy, khi ông Tổng Bí thư đề cập về một ‘đất nước phát triển, dân tộc trường tồn’ của dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, hay khi ông Thủ tướng đề cập về một Singapore tại Việt Nam, chỉ thấy đó là một sự hênh hoang, và vô cảm. Bởi ngay đồng ngoại tệ mà dân xuất khẩu lao động mang về, các ông chưa từng một lần cảm ơn trên báo chí, chưa một lần cay đắng đón nhận nó, và chưa một lần quý trọng nó. Khi một sự chia sẻ, một giọt nước mắt còn không dành cho người lao động tha hương, thì đừng bao giờ đề cập đến một Việt Nam cường thịnh.
Dường như, hầu hết quan chức Việt Nam (bao gồm cả hơn hai trăm mấy con người ngồi ghế Đại biểu Quốc hội, mười mấy vị Ủy viên Bộ chính trị, và bốn vị lãnh đạo cấp cao) khi nhìn sang Hàn Quốc, chỉ thấy sự hùng cường,… Họ tin rằng, đó là do ‘phép màu’ từ trên trời rơi xuống, một số khác lại nhận định đó là vai trò của Chaebol. Nhưng sẽ hiếm ai nghĩ rằng, Hàn Quốc ngày hôm nay, có một phần góp công cực kỳ lớn lao và đầy nước mắt của những đoàn người xuất khẩu lao động.
Từ năm 1959 đến năm 1977, 7.936 thợ mỏ và 10.723 y tá đã được Chính phủ Hàn Quốc xuất khẩu sang Tây Đức. Những người này đã đưa một nguồn ngoại tệ quý giá về Hàn Quốc, và phép màu Hàn Quốc được ghi nhận từ bước đệm ‘sự hy sinh’ của nhóm người lao động này. Không chỉ Tây Đức, mà còn có cả nguồn lao động sang Kuwait.
Những nữ y tá không dừng ở việc thông thường như y tá sở tại, họ phải lao động cật lực tại các bệnh viện vùng nông thôn, với việc dọn dẹp phòng, vệ sinh nhà vệ sinh, phân phối thuốc (tức kiêm cả việc điều dưỡng),… Trong khi thợ mỏ, đã phải làm việc 10 giờ đồng hồ/ ngày, trong lòng đất 1.000 m (nhiệt độ luôn ngưỡng 30 độ C), đeo trên mình 50kg thiết bị, và khi nhóm đầu tiên khi rời Tây Đức năm 1963 hầu hết họ bị gãy xương.
Nếu so mức độ cực nhọc và độ chăm chỉ của người lao động Hàn Quốc lúc đó, thì người lao động Việt Nam bây giờ có kém gì? Nhưng may mắn cho người lao động Hàn Quốc, họ có một Park Chung Hee, còn người lao động Việt Nam ‘may mắn’ có sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước.
Vào ngày 10.12, năm 1964, khoảng 300 thợ mỏ và y tá tụ họp trong hội trường của một công ty khai thác mỏ ở Hamborn (Ruhr) trong buổi gặp mặt với Tổng thống Park Chung Hee, người đang có chuyến thăm nhà nước tới Tây Đức.
‘Tổng thống nước người ta’ bước lên bục giảng và bắt đầu bài phát biểu của mình. Nhưng ông ta không phát biểu với sự hoan hỉ, vui mừng, trái ngược lại – Park Chung Hee cay đắng thừa nhận nỗi cay đắng về sự ‘ly hương’ này.
Ông phát biểu: ‘Nhìn vào những khuôn mặt rám cháy của các bạn, tôi rất đau đớn. Tất cả mọi người đang mạo hiểm tính mạng đi xuống hàng nghìn mét dưới lòng đất. Các bạn phải cố gắng làm công việc vất vả này vì Hàn Quốc đang rất nghèo khó.’
Ông ta nhận thức được cái giá của việc xuất khẩu lao động Hàn Quốc, và ông đã cam kết sẽ chấm dứt nạn xuất khẩu này trong tương lai, thời điểm mà Hàn Quốc trở thành cường quốc.
‘Mặc dù chúng ta đang trải qua giai đoạn khó khăn này, chúng ta không thể để nghĩa vụ vượt qua đói nghèo này cho thế hệ con cháu chúng ta. Chúng tôi phải làm một phần để chấm dứt nghèo đói ở Hàn Quốc để thế hệ tiếp theo không trải qua những gì chúng tôi đang trải qua’.
Ông Park Chung Hee nói trong bối cảnh ông đến Đức vay tiền trong tư thế người đứng đầu một quốc gia nghèo (hạng 3), và ông phải cam kết bằng danh dự của chính khách để đảm bảo sẽ trả lại nguồn tiền vay đó. Kết quả, ông đã trả lời câu hỏi của hàng trăm người lao động Hàn Quốc tại Tây Đức thời điểm đó, rằng: Tổng thống, khi nào chúng ta có thể sống tốt?
Nước mắt của những lao động trẻ đã rơi, vì Tổng thống của họ hiểu họ. Ở Việt Nam có hẳn ‘tứ trụ’, nhưng ai hiểu người lao động ly hương? Thế nên, vào năm 2017, ông Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương ngành LĐ-TB&XH vì mục tiêu xuất khẩu lao động tới 135.000 người được hoàn thành. Trong bối cảnh, những cái chết, bạc đãi, tủi nhục,… của người lao động ly hương vẫn diễn ra.
Khi xuất khẩu lao động chưa được coi là ‘quốc nhục’ thì hùng cường còn lâu mới hiện diện!
Câu hỏi: ‘Tổng Bí thư ĐCSVN quang vinh, Thủ tướng Việt nam kiến tạo, Chủ tịch nước Việt nam tự do, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thượng tôn pháp luật,…  khi nào chúng ta có thể sống tốt’?.
Đáp: Có lẽ đến hết thế kỷ này không biết đã sống tốt chưa!.
* Bài viết là quan điểm riêng của tác giả.
- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. dau can phai hoi den may cai thang cai con nay .chung no la nhung con nguoi bu cac bu lon tau cong . may cai thang nay may con di nay . la can phai bat chung no thay xuong ho ca sau cho no an thit la vua roi

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here