Xuất khẩu lao động: Đừng thấy Philippines ăn khoai, vác mai mà đào!

- Quảng Cáo -

Ba Kiem Mai

Báo Thanh Niên ca ngợi Trần Kim Phẳng (Tỉnh đoàn Bến Tre) đã thẳng thắn và tâm huyết rằng “Mỗi năm đội ngũ lao động xuất khẩu gửi về đất nước khoảng 10 tỉ USD, theo đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đặt chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên đi lao động xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước”.

Má ơi, lãnh đạo tỉnh đoàn ngửi mùi đô-la thơm quá, rồi kiến nghị đưa 500.000 thanh niên ra ngoại quốc làm mướn để mang về cho tổ quốc. Có lẽ Phẳng chưa dính Covid nên mũi cực thính. Mỗi năm, 600.000 lao động XK chỉ mang về 3,5 tỷ USD, nhưng Phẳng nói thách gấp 3 lần.

- Quảng Cáo -

Căn cứ lượng Kiều hối đòi tăng lượng thanh niên XKLĐ là chủ nghĩa lý tài, xem sức trai là hàng hóa. Tổng Cục Thông kê cho biết, trong 9 tháng 2022, có 1,08 triệu LĐ thiếu việc làm; có 13,5 triệu LĐ được đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên (chiếm 26,2% số người trong độ tuổi LĐ); có 2,2 triệu LĐ tự sản xuất, tự tiêu không có bằng cấp, chứng chỉ nghề. Đây là các dữ liệu Đoàn cần ngửi, chứ không phải mùi Kiều hối.

Nhìn sang láng giềng, mỗi năm Philippines có 2 triệu LĐXK, mỗi ngày có 3.000 người đi làm ngoại quốc, đem về 30 tỷ USD Kiều hối (2019). 3 ngành chính là giúp việc nhà, đầu bếp và điều dưỡng đạt đẳng cấp quốc tế.

Từ năm 2010 đến năm 2014 có khoảng 180.000 đầu bếp Philippines làm trên các con tàu khắp thế giới, trong đó có 72.000 bếp trưởng, còn lại là phụ bếp, phục vụ bàn; có 65.000 người khác làm đầu bếp cho khách sạn, nhà hàng toàn cầu

Năm 1995, bà Cristeta Comerford làm bếp phó trong Nhà Trắng thời Tổng thống Bill Clinton. Năm 2005, bà tiếp tục được bổ nhiệm là bếp trưởng tại khu bếp của TTBush và TT Obama.

LĐ Philippines nói tiếng Anh tốt, tay nghề giỏi, kỷ luật, cởi mở và lễ phép. Từ nhiều chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu, các LĐ được đào tạo từ Cơ quan dạy nghề của chính phủ (TESDA), còn được dạy về văn hóa và những câu bản ngữ căn bản của nước họ sẽ tới làm. Do đó, các LĐ Philippines có chứng chỉ của TESDA được đánh giá rất cao.

Các công ty tư nhân được Bộ LĐ cấp phép và Cơ quan quản lý LĐ Philippines (POEA) được phép tuyển LĐXK. POEA còn là cơ quan bảo đảm quyền lợi NLĐ ở nước ngoài. Các cơ quan tuyển người chịu hoàn toàn trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến NLĐ, nếu không sẽ bị pháp luật xử lý.

Với hệ thống này, Philippines đã hạn chế những chuyện: chủ không thanh toán đúng hợp đồng, ngược đãi, buôn bán người hoặc LĐ trốn sau khi hết HĐ. LĐ ở nước ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi như miễn thuế giá trị gia tăng, con cái được giảm học phí và BHYT.

Bộ LĐ, POEA và các cơ quan đại diện Philippines có trách nhiệm thúc đẩy XKLĐ của CP, bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Do đó, bất cứ bất trắc xảy ra với NLĐ, như bạo loạn ở Libya, Iraq hay các LĐ bị ngược đãi hoặc bị buộc tội tử hình, CP đều giải quyết nhanh và thấu đáo.

- Quảng Cáo -