Trung Quốc vừa xây quan hệ vừa xây phi đạo tại Biển Đông

Ben Bland - Financial Times

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp Chủ tịch nước Lào, Bounnhang Volachith, trong chuyến viếng thăm Lào hôm 23-4-2016.
- Quảng Cáo -

Bắc Kinh tranh thủ các quốc gia khác để hậu thuẫn cho lập trường về lãnh thổ của họ

Các chính quyền Belarus, Brunei, Cam Bốt, Lào và Nga giống nhau ở điểm nào, ngoài việc không mặn mòi với dân chủ có quần chúng tham gia?

Bắc Kinh cho biết là các quốc gia này gần đây hậu thuẫn lập trường của Bắc Kinh trên Biển Đông. Họ hỗ trợ cho các lập luận của Bắc Kinh, rằng các tranh chấp trên biển nên được giải quyết song phương hoặc vụ Phi kiện Bắc Kinh là không chính đáng.

Diễn biến mới này không phải ngẫu nhiên đâu. Trong vòng vài tháng nữa sẽ có phán quyết của tòa trọng tài về vụ kiện của Phi. Bắc Kinh ráng ra sức thuyết phục các quốc gia khác là Tòa trọng tại ở The Hague không có thẩm quyền xét xử.

- Quảng Cáo -

Trong những tuần gần đây, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồ hởi đi tranh thủ bộ trưởng các nước Brunei, Cam Bốt, Lào với ý đồ chia rẽ khối Đông Nam Á trong hướng đối ngoại với Trung Quốc.

Bộ trưởng ngoại giao Nga, Sergei Lavrov, là nhà ngoại giao cao cấp gần đây nhất hùa theo với Trung Quốc để phản đối sự can thiệp từ bên ngoài – tức là Mỹ – vào Biển Đông.

 Máy bay dân sự Trung Quốc trên phi đảo của đảo Chữ Thập ngày 6-1-2016. Ảnh: Tân Hoa Xã

Máy bay dân sự Trung Quốc trên phi đảo của đảo Chữ Thập ngày 6-1-2016. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Quốc đã tạo nhiều chú ý cũng như chỉ trích về việc xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự. Nhưng ngoại giao là một phần quan trọng không kém trong chiến lược thống trị vùng biển này.

Trận chiến về quan hệ công chúng đang diễn ra xoay quanh vụ kiện của Phi cho thấy là giới hoạch định chính sách Bắc Kinh lo là Trung Quốc sẽ mang hình ảnh kẻ phá luật quốc tế vì thái độ bất chấp với Tòa trọng tài The Hague.

Phi Luật Tân cho rằng việc Trung Quốc tuyên nhận “chủ quyền lịch sử” trên gần hết vùng Biển Đông – dựa trên bản đồ “chín-vạch” – là không có cơ sở pháp lý quốc tế. Ngoài Manila còn có Brunei, Mã Lai, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên nhận chủ quyền tại Biển Đông.

Mặc dầu các vị thẩm phán không cứu xét về vấn đề chủ quyền thuộc về ai, nhưng nếu họ phán quyết cho Phi thắng kiện thì điều này sẽ làm cho tuyên nhận của Trung Quốc yếu đi nhiều.

Hoa Kỳ và Liên Âu, vì quan tâm đến thái độ ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, đã hậu thuẫn cho Phi, kêu gọi Bắc Kinh nên tôn trọng kết quả của vụ kiện.

Trung Quốc thì cũng dàn dựng nhóm hỗ trợ và vô hiệu hóa đối phương bằng cách hứa hẹn đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở nếu chịu ngã theo Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, cơ chế duy nhất trong vùng có thảo luận thường xuyên về vấn đề an ninh, bị phân hóa và yếu đuối khi đụng đến vấn đề Biển Đông. Các nhà ngoại giao trong vùng e rằng Bắc Kinh sẽ thành công.

Sau chuyến viếng thăm Brunei, Lào và Cam Bốt, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố là Bắc Kinh đã đồng thuận với các quốc gia này để chống lại hành động “đơn phương”, một mỹ từ để ám chỉ vụ kiện của Phi.

Lào và Cam Bốt, vốn phải dựa nhiều vào đầu tư Trung Quốc, trước giờ vẫn làm thay cho Trung Quốc bằng cách ngăn không cho ASEAN có thái độ cứng rắn hơn về tranh chấp trên biển. Còn Brunei đầy dầu hỏa, hiện đang gặp áp suất của giá dầu thấp, trước giờ ít khi nào thẳng thừng sát cánh với Trung Quốc.

Cảnh sát biển Indonesia vào cuối Tháng 3/2016 đã phải thả tàu cá Trung Quốc xâm phạm và đánh bắt cá trái phép khi có sự xuất hiện của hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: AP
Cảnh sát biển Indonesia vào cuối Tháng 3/2016 đã phải thả tàu cá Trung Quốc xâm phạm và đánh bắt cá trái phép khi có sự xuất hiện của hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: AP

Trong khi đó, quốc gia lớn nhất tại Đông Nam Á là Indonesia, thì cố gắng để đứng ngoài tranh chấp, nhấn mạnh là đụng độ vừa rồi với cảnh sát biển Trung Quốc về việc bắt cá trái phép không dính dáng gì đến tham vọng địa chiến lược của Trung Quốc.

Đây là những điều êm tai đối với Trung Quốc.

Ông Donald Weatherbee, một nghiên cứu gia thăm viếng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định là Indonesia và bốn quốc gia khác là đích nhắm của chính sách Biển Đông của Trung Quốc có cùng cảnh ngộ, nhưng không có ai đứng mũi chịu sào, hoặc chịu đi cùng hướng. Việc phân hóa của các quốc gia ASEAN sẽ mở ngõ cho Trung Quốc tiếp tục bành trướng tại Biển Đông.

Ông Ashley Townshend, nghiên cứu gia tại Đại học Sydney, Úc, so sánh hành vi của Bắc Kinh với một nhóm phiến loạn tìm cách tranh đoạt càng nhiều quyền lực thương thảo càng tốt trước khi bị buộc phải ngừng chiến.

csis-mapThử thách kế tiếp của Bắc Kinh là bãi Scarborough Shoal mà họ giật lấy từ Phi năm 2012. Có tin đồn đây là địa điểm kế tiếp Trung Quốc sẽ xây đảo.

Nếu Trung Quốc tìm cách xây đảo tại đây, Hoa Kỳ sẽ bị áp lực phải phản ứng với nhiều chuyến công tác tự do hải hành hoặc phải diễu võ giương oai cách nào đó.

Nhưng Bắc Kinh thì hy vọng là họ có thể lấn từ từ để thay đổi hiện trạng và vô hiệu hóa đối phương.

Ben Bland
2/5/2016

Hoàng Thuyên lược dịch

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here