Philippines tìm cách khai thác tài nguyên biển mà không cần đến Trung quốc

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. công bố Philippines phải tìm cách thăm dò dầu khí ở Biển Tây Philippines ngay cả khi không có thỏa thuận với Trung Quốc.

“Đó là một vấn đề lớn đối với chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi cần chiến đấu vì những gì là của chúng tôi, và tận dụng lợi thế nếu thực sự có dầu ở đó,” ông nói với các phóng viên vào hôm thứ Năm.

Các cuộc đàm phán về thăm dò năng lượng chung giữa Manila và Bắc Kinh đã bị chấm dứt trong hai tháng qua, với lý do ràng buộc hiến pháp và các vấn đề về chủ quyền.

- Quảng Cáo -

Philippines phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu cho nhu cầu năng lượng của mình, khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung và giá dầu tăng cao, những yếu tố đã góp phần đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong gần 14 năm.

Trong cùng ngày thứ Năm, ngư dân Philippines, những người phải đối mặt với sự bắt nạt từ các tàu Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển đánh cá chính ở Bãi cạn Bajo de Masinloc, cũng đã tập trung biểu tình tại một công viên ở Manila để kêu gọi chính phủ Marcos có hành động cứng rắn đối với Bắc Kinh.

Có lẽ gió đã đổi hướng trên vùng biển Philippines.

Chỉ hơn 70 ngày dưới thời Tổng thống Marcos, mối quan hệ chiến lược giữa Philippines và Hoa Kỳ đang có dấu hiệu cải thiện; và trong cùng thời điểm, Manila đã gửi 52 công văn phản đối Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo.

Trong chuyến thăm vào tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã khẳng định các cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ đối với Philippines và nhắc lại sự ủng hộ đối với phán quyết trọng tài năm 2016. Phán quyết đã tuyên bố rằng Philippines có quyền chủ quyền để khai thác trữ lượng năng lượng bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 dặm của mình, và vô hiệu hóa các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông Marcos cho biết “chúng tôi sẽ có một số điều cụ thể hơn” để công bố vào đầu năm tới về các đề xuất của Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ quân sự của Philippines theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường năm 2014 (EDCA)

Chính phủ Hoa Kỳ đã đề xuất bổ sung một số địa điểm mới, thêm vào danh sách 5 địa điểm hiện tại theo EDCA, cho phép luân chuyển các tàu và máy bay quân sự của Hoa Kỳ tại các căn cứ đã được hai bên thống nhất.

Đường lưỡi bò 9 đoạn có nguy cơ sẽ bị cắt đứt tại Philippines./.

Người Đà Lạt Xưa

- Quảng Cáo -