Tháng 4 năm 2016 quốc hội Việt Nam theo đòi hỏi của trung ương ĐCSVN đã phê chuẩn các bộ trưởng mới, trong đó đáng chú ý đại tướng Ngô Xuân Lịch, tổng cục trưởng tổng cục chính trị quân đội được đưa lên làm bộ trưởng quốc phòng.
Đây là một sự kiện khá hiếm hoi, trong hàng chục năm qua, các đời bộ trưởng quốc phòng đều đi lên từ tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Các đời tổng tham mưu trưởng lên bộ trưởng quốc phòng đều kinh qua chiến đấu thực tiễn, có kiến thức chuyên môn về chỉ đạo tác chiến.
Lẽ ra như thông lệ, chức bộ trưởng quốc phòng thuộc về tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Đỗ Bá Tỵ được Hoa Kỳ coi trong, ông Tỵ từng làm việc với bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. Ông Tỵ dự kiến nhiều chương trình đẩy mạnh hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, cũng như đồng quan điểm với bộ quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông.
Người Mỹ đã cho ông Tỵ xem một tấm bản đồ có 7 nước thường xuyên tập trận chung ở Đông Nam Á đó là Úc, Hàn, Nhật, Phi, Hawai, Hoa Kỳ, Thái và ngỏ lời.
– Chúng tôi rất muốn có thêm các ông ở đây.
Đỗ Bá Tỵ đáp lại bằng mong muốn sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ lên những bước tiến mới.
Sau chuyến đi của Đỗ Bá Ty đến Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Không những thế Hoa Kỳ dự định một khoản tiền lên đến 425 triệu usd để chi cho việc huấn luyện và trang bị cho quân đội các nước Đông Nam Á để phòng thủ trên biển. Phần lớn số tiền này sẽ rơi vào tay Phi Luật Tân và Việt Nam.
Còn Ngô Xuân Lịch thì sao?
Kết thúc đại hội đảng 12, được bổ nhiệm vào bộ chính trị. Phát biểu đầu tiên của Ngô Xuân Lịch trên cương vị uỷ viên bộ chính trị.
– Không để rơi vào cạm bẫy các nước lớn.
Ông Lịch cho rằng Hoa Kỳ đang muốn gây ảnh hưởng tại biển Đông , đang ve vãn tạo lực lượng đối trọng với Trung Quốc. Vì thế, Việt Nam kiên định chính sách ba không. Không rơi vào bẫy của Hoa Kỳ, kiên quyết giữ chủ quyền bằng hoà bình. Ông Lịch còn nêu lý do Việt Nam còn phải đối mặt với nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống trong nước nên không thể đáp ứng với những đề nghị của Hoa Kỳ.
Vài tháng sau lời phát biểu này , tiếp kiến bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn , ông Lịch bày tỏ mong muốn được hợp tác với bộ quốc phòng Trung Quốc nhiều hơn nữa và coi đó là ưu tiên đối ngoại của mình.
Quan điểm của tướng Đỗ Bá Tỵ và Ngô Xuân Lịch khác ngược nhau. Đảng cộng sản VN do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã hài lòng với quan điểm của Ngô Xuân Lịch, và vì thế Lịch được chọn làm bộ trưởng quốc phòng. Còn Đỗ Bá Tỵ đẩy sang làm phó chủ tich quốc hội, một chức danh ngồi chơi xơi nước, làm phó cho một phụ nữ và sánh ngang hàng với những tên tuổi phó chủ tịch quốc hội khác chẳng mấy ai biết đến.
Nhưng ưu điểm của Ngô Xuân Lịch còn vượt xa hơn Đỗ Bá Tỵ không chỉ ở quan điểm đối ngoại. Lịch còn là đàn em thân tín của Nguyễn Phú Trọng. Không những Lịch làm hài lòng Trọng trong quan điểm đối ngoại truyền thống là thân Tàu, kháng Mỹ, mà còn quan điểm quan trọng hơn đó là bảo vệ chế độ cộng sản. Đây là cái mà Lịch gọi là ”an ninh truyền thống và phi truyền thống”
Ngay sau khi cất nhắc Lịch làm tổng cục trưởng tổng cục chính trị từ mấy năm trước, Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và khẳng định Lịch sẽ tấm lá chắn, bức tường thép để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng. Đáng chú ý là cùng thời điểm này, tờ báo quân đội nhân dân do Tổng cục chính trị đưa ra một bài báo của thiếu tướng quân đội Bùi Phan Kỳ, có nội dung chê trách quân đội Đông Âu trong những năm 90 đã không dám bắn vào đoàn biểu tình, khiến cho CNXH ở Đông Âu dẫn đến tan rã. Ông Kỳ vạch ra điểm yếu của quân đội Đông Âu lúc đó là các sĩ quan chỉ huy quân đội đã không chấp hành lệnh của các sĩ quan chính trị viên.
Vì lẽ đó nữa, Nguyễn Phú Trọng chọn Lịch để làm lá chắn thép bảo vệ chế độ, đàn áp nhân dân, sẵn sàng ra lệnh xả súng vào nhân dân khi cần thiết để bảo vệ chế độ cộng sản. Tránh tình trạng quân đội án binh bất động trước biểu tình như Đông Âu trước kia.
Chủ trương giữ quân đội cảnh giác Hoa Kỳ, thân thiện với Trung Quốc, sẵn sàng đàn áp nhân dân khi cần thiết. Ngô Xuân Lịch hội tụ cả ba điểm mà Nguyễn Phú Trọng cần đến. Đó là lý do Lịch được cất nhắc làm bộ trưởng quốc phòng. Còn Đỗ Bá Tỵ ngồi chơi xơi nước, đó là điều dĩ nhiên.
Chọn Lịch làm bộ trưởng quốc phòng, hiển nhiên cho thấy Trọng là con người sẵn sàng làm tất cả những điều đáng lên án để bảo vệ chế độ đảng cộng sản Việt Nam. Cho dù phải bắt tay với kẻ thù xâm lược Trung Quốc, đàn áp đồng bào mình bằng súng đạn.
Thế nhưng dư luận khó mà nhận ra được bộ mặt thật của Nguyễn Phú Trọng, với chuyên môn lý luận, tuyên truyền. Nguyễn Phú Trọng thừa sức điều khiển, tận dụng dư luận viên để tuyên truyền rằng y là một người người cải cách , đổi mới, không thân Tầu, mở rộng dân chủ…. vân vân.
Đầu máy già cũ, tiếp tục giành kéo những toa xe mới, chạy trên đường ray cũ đi về hướng cũ !
Để giữ vững sự đoàn kết trong Đ giữ vững ổn định chính trị Kiên đính chủ nghĩa Mac Lênin Đi theo con đường b Hồ đã chọn Ô già ấy không còn thì nước ta ra sao nhỉ ?
Đã vậy còn đang đòi tăng lương lên gấp 2 lần kìa, ko đánh nhau giữ nước mà còn đòi tăng ăn !