Trung quốc là một trong những nước luôn bị chỉ trích về chuyện kiểm soát gắt gao các cổng thông tin điện tử qua mạng Internet, bất cứ chuyện gì không có lợi cho chính quền hoặc đi ngược lại chính sách của nhà nước hay ý kiến của lãnh đạo là bị ngăn chận và khi biết được ai đã đưa những thông tin đó lên mạng Internet hay phê phán chính quyền sẽ bị bắt, nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì sẽ bị bỏ tù 5 hoặc 15 năm. Vì không muốn chỉ riêng mình bị chỉ trích nặng nên chính quyền Bắc Kinh đã đứng ra tổ chức một hội nghị Quốc tế về Internet vào ngày 19 tháng 11 vừa qua tại Ô Trấn thuộc tỉnh Triết Giang để kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới cũng phải có trách nhiện kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trên mạng Internet như Trung quốc đã và đang làm.
Theo báo đài ở Hoa lục thì hội nghị này quy tụ gần 1000 người đến từ 100 quốc gia trong đó có đại diện các công ty lớn về Internet như Apple, Facebook, Amazone, Softbank, Alibaba…, hãng thông tấn Tân Hoa Xã còn loan tin cho haymặc dù bận rộn với công việc, nhưng Phó Thủ ttớng Mã Khải (68 tuổi) vẫn cố gắng thu xếp thời gian để đến dự và chuyển những lời chào mừng của Chủ tịch Cận Bình đến toàn thể hội nghị. Trong phần phát biểu của mình tại hội nghị, Phó Thủ tướng Mã Khải đã chuyển một thông điệp của Chủ tịc Cận Bình với nội dung như sau: Trách nhiệm của chính phủ là phải kiểm soát các hoạt động trên những trang mạng và nhấn mạnh đó không phải là trách nhiệm của một mình chính phủ Trung quốc mà là trách nhiệm của mọi quốc gia, để đảm bảo ổn định xã hội. Vì thế, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác trong lãnh vực an ninh mạng, chống lại những hoạt động bất hợp pháp, kể cả hoạt động phá hoại của hackers.
Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì chuyện chống lại các hoạt động của tin tặc (hackers) không đồng nghĩa với sự kiểm duyệt những thông tin trung thực, các ý kiến đi ngược lại chính sách, quan điểm của nhà nước hay lãnh đạo. Hơn nữa chính quyền Bắc Kinh đã và đang huấn luyện, nuôi dưỡng một đội ngũ tin tặc hùng hậu nhất thế giới mà aì cũng biết thì giải thích ra sao đây?. Chưa kể đến những người của các công ty thông tin điện tử tư nhân mà ngay cả các quan chức thuộc nhiều ban ngành có mặt ở hội nghị cũng nghĩ rằng mạng Internet ở Hoa lục bị nhà nước khống chế gần như toàn diện, chẳng hạn như hình con cóc vàng ở công viên Bắc Kinh được cư dân mạng đưa lên Internet rồi hỏi mọi người xem nó giống ai ?, hơn 95% trả lời là giống cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và gần đây nhất là hình Tổng thống Putin choàng cái khăn ấm (Shawl) lên vai vợ ông Tập Cận Bình, cả hai hình này đều bị cơ quan kiểm duyệt Trung ương nhà nước Cộng sản Trung quốc bắt phải lấy xuống với lý do rất là độc đoán: Hình không thíchh hợp.
Với mạng lưới kiểm duyệt có tên là Mạng lưới Vạn Lý Trường Thành (nhưng khi dịch ra tiếng Anh là Bức tường lửa Vĩ đại: Great Firewall) thì hiện nay cư dân mạng ở Hoa lục không thể tiếp cận với xã hội Âu Mỹ qua Facebook, Twitter, Youtube… để giao lưu.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết mục tiêu của hội nghị nhắm váo việc đưa ra những biện pháp chỉ để ngăn cản tự do thông tin, và Bắc Kinh sẽ sử dụng diễn đàn để thúc đẩy mọi nước đi theo những quy định mà họ đang thực hiện đối với những người sử dụng internet, xem đó là các quy định mẫu mực toàn cầu. Tổ chức này còn nói rằng ngoài việc giới hạn quyền thông tin qua việc cấm người dân vào các trang mạng của những cơ quan truyền thông quốc tế, Bắc Kinh còn sử dụng những luật gắt gao để cấm những nhà tranh đấu phổ biến các bài viết nêu cao tinh thần tự do, dân chủ và nhân quyền.
Nhiều nhà tranh đấu Hoa Lục đã bị bắt giam, bỏ tù vì những luật này
Các ký giả nước ngoài đã đến hành lang nơi tổ chức hội nghị để phỏng vấn Đại diện các công ty công nghệ thông tin Internet của Mỹ, Nhật và các quóc gia Âu chậu về cảm tưởng của họ sau khi tham dự hội nghị và được trả lời gần như giống nhau đó là: Tham dự hội nghị không có nghĩa là đồng tình với những gì mà Ban tổ chức yêu cầu, cũng qua hội nghị này chúng tôi thấy chính quyền Bắc Kinh một lần nữa xác nhận kẻ thù của họ là Mạng Lưới Internet toàn cầu.