Không mợ chợ mãi ngóng trông…

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan

Cho tới trước đại dịch vừa rồi, không ai tin một ngày nào đó, giữa một đất nước thanh bình lại có thể có nhiều chợ thưa thớt bóng người. Chợ bình thường còn không thể vắng khách, nói chi đến các chợ sang chảnh nhất nhì cả nước như Chợ Lớn, Chợ An Đông, chợ Bến Thành. Vì thế mới hình thành hai câu ca dao:

Có mợ chợ càng thêm đông

Không mợ chợ có bỏ không bao giờ.

- Quảng Cáo -

Nhưng qua nhiều tháng phong tỏa cách ly dịch bệnh vừa rồi, không chỉ làm kinh tế sa sút ảnh hưởng đến sức mua trong các chợ, mà còn làm thay đổi tập tính mua bán khiến các chợ truyền thống dần dần trở nên vắng khách hơn.

Công bằng mà nói, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ công nghệ đã hình thành một loại hình mua bán trên mạng, tức thương mại điện tử, gọi khác là mua bán online. Giới trẻ gần như thích nghi khá tốt với mua bán online, nên các loại chợ truyền thống chỉ còn là chọn lựa của những người có tuổi, hoặc những người chưa thích nghi kịp với công nghệ. Trong bối cảnh đó, sự sa sút kinh tế do dịch bệnh, sự mua bán từ xa do bị phong tỏa, cách ly… Vô tình xúc tác việc mua bán online phát triển mạnh hơn, năng động hơn.

Các chợ truyền thống bị ảnh hưởng đầu tiên là các chợ sang chảnh, giá thuê sạp đắc đỏ, thuế phí cao… như chợ Bến Thành, chợ An Đông, chợ Lớn v.v… Vì thuế phí cao, giá thuê mặt bằng đắc đỏ nên hàng hóa mua trong chợ giá rất cao. Nhưng nếu mua qua online, hàng hóa giữa các chợ gần như ít chênh lệch. Đó có thể là lý do khiến chợ càng sang chảnh, thuế phí và tiền thuê mặt bằng càng cao càng khó cạnh tranh, dễ lâm cảnh đìu hiu, chợ chiều! Vì đó nên phải đổi lại ca dao:

Có mợ chợ càng thêm đông

Không mợ chợ mãi ngóng trông chờ mợ.

- Quảng Cáo -