Lần đầu tiên kể từ năm 1994, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng 0,75 % lãi suất trong một ngày. Nhưng có vẻ như FED vẫn còn để ngỏ khả năng tăng thêm lãi suất nếu chưa kềm chế được lạm phát như mong đợi.
Xem ra tình hình kinh tế Mỹ đang rất khó khăn, bởi khi FED tăng lãi suất khá cao trong một lần tăng, đồng nghĩa với việc đồng USD tăng giá mạnh, quá đắc đỏ cho các khoản vay sản xuất kinh doanh khiến các doanh nghiệp chật vật, làm ăn ít sinh lời phải cắt giảm sản xuất, lao động thất nghiệp tăng, sức mua yếu… nền kinh tế sẽ suy thoái, hay ít ra cũng suy trầm.
Có thể đó là lý do chủ tịch FED đã phát biểu có hơi hám bi quan tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Châu Âu, rằng nền kinh tế đã vĩnh viễn thay đổi từ biến cố 2020. Và rằng ông chưa rõ đến bao giờ nền kinh tế Mỹ mới hồi phục như trước đại dịch.
Bà chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) bồi thêm: “Chúng tôi cho rằng, chúng ta sẽ không trở lại thời kỳ lạm phát thấp trước COVID”. Theo bà thì chiến tranh Ukraina đã thay đổi bức tranh và bối cảnh trước nay của nền kinh tế.
Và dĩ nhiên, với việc FED tăng lãi suất mạnh áp lực ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất theo để kềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá với một đồng Mỹ kim đang mạnh…
Trong đó có ngân hàng trung ương Âu Châu (ECB) trong khối Eurozol. Lần đầu tiên kể từ 11 năm qua, ECB tăng lãi suất khi lạm phát đang cùng với chiến tranh Ukraina và giá năng lượng cao… bóp nghẹt cuộc sống lục địa già. (già mà vẫn hăng máu đánh nhau !)
Và các ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thời gian qua ngân hàng nhà nước đã tích cực hút một lượng tiền không nhỏ ra khỏi thị trường qua kênh bán ngoại tệ (hàng chục tỷ USD) và kênh tín phiếu để ổn định tỷ giá tiền đồng Việt Nam so với Mỹ kim.
Song, có vẻ áp lực thiếu vốn khiến 20 ngân hàng VN đã ngoéo tay nhau cùng nâng lãi suất tiền gửi để huy động vốn. Vấn đề e ngại là, vì đã từng xảy ra, là việc các ngân hàng vượt rào lãi suất để huy động vốn bất chấp hậu họa, dẫn đến lợi bất cập hại.
Điều e ngại hơn, là khi các ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiền gửi, thì lãi suất tiền vay sẽ tăng theo, các doanh nghiệp vay vốn làm ăn sẽ khó có lãi buộc phải thu hẹp sản xuất, khiến công ăn việc làm giảm, sức mua yếu… sẽ làm nền kinh tế suy trầm? Hơn nữa, khi ngân hàng tăng mạnh lãi suất thì chương trình hỗ trợ 2% lãi suất của chính phủ sẽ không còn mấy tác dụng.
Vấn đề là, tuy giao thương Việt-Trung có kim ngạch lớn nhất, song VN luôn bị thâm hụt mậu dịch quá lớn với TC. Chỉ hai thị trường VN có thặng dư mậu dịch lớn nhất, đem về nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và đóng góp nhiều cho GDP… Là Mỹ và EU. Song hiện thời cả hai thị trường béo bở ấy của VN đang chật vật chống lạm phát, chật vật điều chỉnh lãi suất, gồng mình chịu đựng cơn suy thoái kinh tế đang bắt đầu gặm nhấm… Thì nền kinh tế VN sẽ ra sao chắc ai cũng có câu trả lời của riêng mình!
NK