Thay vì tổ chức rầm rộ mang tính hình thức, nhà cầm quyền phải thật lòng nhìn nhận thấu đáo trách nhiệm của mình đã gây ra kiếp nạn cho Dân tộc Việt Nam, cũng như hơn 2 vạn người đã “đi xa” trong đại dịch này.
Nhìn nhận trách nhiệm và rút ra bài học xương máu đó là cách chống dịch ngu dốt. Phải thay đổi.
Hiện tại, Việt Nam đang trong làn sóng dịch thứ 5, nhà cầm quyền đã rút ra bài học gì để tránh sai lầm nối tiếp? Hôm nay tưởng niệm con số hơn 2 vạn. Nhưng tư duy chống dịch cực đoan vẫn còn đó, thì tháng sau, năm sau sẽ tưởng niệm tiếp thêm bao nhiêu nữa?
Để tưởng niệm thật sự ý nghĩ, bộ ba Phạm Minh Chính – Vũ Đức Đam – Thanh Long nên lên truyền hình xin lỗi và từ chức, đó là thể hiện trách nhiệm và sự tưởng niệm có ý nghĩa nhất.
Hôm nay tưởng niệm cho có, nhưng tư duy cách ly tập trung, “cách ly nhầm” bắt hốt, rồi test tràn lan thì bao giờ đại dịch sẽ dừng lại? Phải thấy rõ trách nhiệm của những kẻ lãnh đạo ngu dốt mới gây ra đại dịch và những cái chết tang thương thì mới rút ra bài học thật sự. Còn không, chống dịch vẫn tư duy cực đoan, lợi ích nhóm thì xét cho cùng người chết chỉ là món hàng để cho đám quan chức hủ hoá mượn cớ để làm màu và khoe mẽ cho chúng Dân thấy mà thôi.
——
Người mất đã mất rồi, xin nhà cầm quyền hãy thể hiện trách nhiệm là đền bù xứng đáng người thân của những người đã mất, chắc chắn sẽ có nhiều người chết oan vì “cách ly nhầm”, “đem vào khu cách ly rồi ngó”, họ còn có gia đình, hơn 2 ngàn đứa trẻ phải mồ côi, trách nhiệm đó nhà cầm quyền phải gánh vác, thay bố mẹ đã chết oan mà nuôi nấng chúng.
Tôi tự hỏi bao nhiêu người trên tivi kia sẽ thấy hổ thẹn và cắn rứt lương tâm? Chắc chẳng có ai đâu, vì có lương tâm thì sao chống dịch ngu dốt đến thế, nhẫn tâm đến thế?
Xin nguyện cầu linh hồn những người đã qua đời vì đại dịch được sớm thấy thiên đàng… thênh thang.
Tôi xin mượn 2 câu thơ này để nói lên nỗi lòng thành như một nén nhang để nhớ tới người đã qua đời:
“Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này…”
(Tô Thùy Yên)