Tái cấu trúc kinh tế toàn cầu và cơ hội nào cho Việt Nam?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Hiện nay dân số thế giới 7,7 tỷ người, trong đó dân số Trung Cộng là 1,42 tỷ, chiếm 18,41%, và Ấn Độ 1,367 tỷ, chiếm 17,74%. Nói về dân số thì Ấn Độ tương đương Trung Cộng, nhưng nói về kích thước của nền kinh tế thì GDP Ấn Độ mới chỉ có 2.940 tỷ USD, chỉ bằng chưa tới 14% GDP Trung Cộng. Như vậy về thị trường, Ấn Độ làm sao thay thế Trung Cộng được?! Mà GDP lớn có nghĩa là trình độ phát triển quốc gia đó cao hơn nữa.

Như ta biết, để chọn nơi đầu tư thì nhà đầu tư phải cân nhắc đến 5 yếu tố: thứ nhất là giá nhân công có rẻ không?; thứ nhì là chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu không?; thứ 3 là thị trường tiêu thụ đủ lớn không?; thứ tư là thể chế chính trị có tử tế không?; thứ năm là tiềm năng phát triển có cao không?

Căn cứ 5 yếu tố này thì Trung Cộng luôn vượt trội hơn so với Ấn Độ 3 yếu tố, đó là chất lượng nguồn nhân lực cao, thị trường tiêu thụ lớn hơn rất nhiều, và tiềm năng phát triển mạnh hơn. Còn lại yếu tố nhân công giá rẻ thì trước đây Trung Cộng có lợi thế như Ấn Độ, nhưng nay đã mất yếu tố này. Và thì thể chế chính trị thì Ấn Độ tốt hơn vì Ấn độ là nước dân chủ nên chính quyền nước này tử tế hơn chính quyền Trung Cộng.

- Quảng Cáo -

Trên thế giới, thường là nước dân chủ sẽ phát triển hơn nước độc tài, thế nhưng nếu so sánh giữa Ấn Độ và Trung Cộng thì sự tương quan này không còn đúng nữa, vì sao? Vì tôn giáo. Như ta biết, đạo Bà La Môn là một tôn giáo phân tầng giai cấp xã hội khủng khiếp. Nó dìm con người ở giai tầng thấp xã hội thì mãi ở tận lớp đó đời đời kiếp kiếp. Mà như ta biết, tầng lớp thấp mới là số người chiếm tỷ lệ lớn. Điều đáng nói là ý thức hệ tôn giáo này nó đã ăn vào tiềm thức người Ấn nhiều ngàn năm rồi nên dù dân chủ có đến với Ấn độ rất sớm thì không thể nào tạo ra sự tự do cho người Ấn được, và chắc chắn dù dân chủ có hiện diện trên đất nước Ấn Độ trăm năm sau thì cũng không thể nào xóa bỏ gọng cùm nô lệ bằng ý thức hệ tôn giáo này được. Với Ấn Độ, dân chủ đành bất lực không thể tạo cho nó bước đột phá được.

Khác với Ấn Độ, tuy Trung Cộng là nước độc tài nhưng xã hội Trung Cộng có tiềm lực về con người rất lớn. Mặc dù lúc đầu xã hội Trung Cộng cũng rất nghèo nàn và nhận thức của họ cũng rất thấp, thế nhưng nhìn sang Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao thì sẽ thấy, chỉ cần môi trường chính trị khá lên là người Trung Hoa sẽ phát triển rất mạnh. Và đó là lý do dù rằng ban đầu xã hội Trung Cộng trình độ thấp không khác gì Ấn Độ nhưng các nhà đầu tư lớn chọn Trung Cộng độc tài thay vì chọn Ấn dân chủ. Và chắc chắn, dù hiện nay dân số tương đương nhưng Ấn Độ hoàn toàn không đủ khả năng đảm hết những luồng đầu tư rút khỏi Trung Cộng mà thay vào đó, Ấn Độ chỉ nhận một phần mà thôi.

Không được bỏ trứng trong một giỏ, đấy là bài học vỡ lòng trong quản lý rủi ro, nhưng dường như thế giới đã lơ đi điều này khi mà họ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt từ thị trường gần tỷ rưỡi dân này. Nói thẳng ra là không phải thế giới không nhìn ra, mà đơn giản món lợi mà thị trường tỷ dân này mang lại quá lớn họ không thể cưỡng lại. Nhưng với một thể chế chính trị không tử tế như chính quyền Trung Cộng thì trước sau gì vấn đề rắc rối cũng xảy ra. Và cho đến hôm nay sau khi dịch cúm xảy ra thì thế giới mới thấy là họ đã quá sai lầm khi chúi đầu vào đầu tư cho Trung Cộng để giúp nó thành trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay. Chỉ cần nó hắt hơi là thế giới chao đảo. Đấy là chỉ mới nói đến dịch, chưa nói đến trò lươn lẹo của bộ máy chính trị CS Tàu. Khi Tàu biết nó là nút thắt quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì ai mà biết Bắc Kinh tính bài toán gì? Một quyết định siết cổ các FDI thôi thì cả Âu Châu và Mỹ lè lưỡi vì ngộp thở, vậy nên thế giới đang tính bài rút.

Hiện nay chính phủ Nhật Bản cũng đã công bố quỹ trị giá 2,2 tỉ đô la và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 1.000 tỉ euro để tái cấu trúc kinh tế và hỗ trợ các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc. Và Tất nhiên các doanh nghiệp Mỹ thì càng phải rút nhanh hơn vì ngoài tình hình chung thì giữa Mỹ và Trung Cộng đang có chiến tranh thương mại. Thế giới đang rút khỏi đại lục nhưng không thể làm một sớm một chiều, và lần rút này họ sẽ không tụ vào một quốc gia nào cả mà chắc chắn họ sẽ rải. Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan vv… là những nước sẽ chia nhau hứng lấy nguồn đầu tư đó. Vậy còn Việt Nam thì sao? Việt Nam có tận dụng được lợi thế này không, thì đây mới là vấn đề ta quan tâm.

Ngày 15 tháng 5 năm 2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Có ngăn được nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt với giá rẻ?”. Bài viết đã cho biết rằng, “chỉ tính riêng Trung Quốc, các nhà đầu tư từ nước này thực hiện giao dịch rót vốn đầu tư qua hình thức M&A doanh nghiệp Việt Nam lên đến 557 lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái”. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc không muốn người Việt đón lấy những nguồn đầu tư tháo chạy ra khỏi nước họ, chính vì vậy họ đến Việt Nam quyết làm chủ các doanh nghiệp Việt để đón lấy những nguồn đầu tư đó, và cũng tiện tay họ làm cho tiềm lực kinh tế của người Việt suy yếu đi. Ấy là chưa nói đến trò mượn đường xuất khẩu để hưởng ưu đãi rồi để rắc rối lại cho chính quyền CS Việt Nam xử lí. Mọi bước đi của Trung Cộng đều chứa đầy mưu mô, và thực tế cho thấy ĐCSVN không đủ khả năng hóa giải nó. Và như vậy thì cơ hội đón lấy nguồn đầu tư từ Trung Cộng cũng khị phá bởi ông “bạn vàng” đầy nham hiểm này.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.investopedia.com/insights/worlds-top-economies/

https://www.thesaigontimes.vn/…/co-ngan-duoc-nuoc-ngoai-tha…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here