Quỳnh Hương – Web Việt Tân
Việc tăng giá điện chắc chắn sẽ tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và nhất là tới hoạt động sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân. Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn, cho nên việc tăng giá điện sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng theo, ít nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp, chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận hoặc khả năng cạnh tranh giảm xuống. Vì thế việc tăng giá điện sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và ảnh hưởng đến lạm phát.
Tăng giá điện không chỉ làm cho túi tiền của người dân nhỏ lại mà khiến cho thị trường tiêu thụ nội địa bị chững lại. Giả sử người dân chi tiêu 10% cho tiền điện, nay phải chi thêm 15% của 10% đó, tức là họ phải chi tổng cộng 11,5%. Người dân làm ra 100 đồng, trước đây sau khi trả tiền điện thì còn 90 đồng để tiêu dùng và tiết kiệm, nay trả tiền điện chỉ còn 88,5 đồng. Đã vậy họ phải mua hàng hóa, sản phẩm với giá cao hơn, vì doanh nghiệp phải tăng chi phí sản xuất. Chưa kể, nhiều mặt hàng, ăn theo giá điện này sẽ khiến việc tăng giá điện và tăng giá cao hơn.
Giá điện tăng cao, giá xăng tăng nhiều lần trong vòng một tháng khiến người dân khổ sở vì ‘bão giá’. Để cân đối tiền đi chợ, người dân phải cắt giảm nhiều thứ, lên kế hoạch tiết kiệm trên mọi ‘mặt trận’!
Chỉ trong vòng 30 ngày, người dân liên tiếp than trời vì chưa kịp hết “sốc” khi giá điện tăng vọt, đã tiếp tục nghe tin giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít từ chiều ngày mồng 2 tháng Năm (dù tính từ đầu tháng Tư, giá xăng đã tăng 2 lần rồi). Kéo theo đó, giá nhà trọ, thực phẩm, hàng loạt những mặt hàng như thịt, cá, rau củ quả… cũng tăng theo khiến người dân khốn đốn . Nhiều người dân cho biết, nhìn giá xăng, dầu, điện, nước đã chóng mặt, đi chợ mua đồ còn khổ sở hơn vì cái gì cũng đắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch chi tiêu hàng ngày.
Trong khi đó, mức lương của người công nhân bình quân 5 triệu/tháng, khi điện chưa tăng thì chi tiêu khoảng 200 nghìn/ngày, bây giờ thì lên tận 250 nghìn. Trước mua 10 nghìn đồng rau là đủ, giờ phải mua 15 nghìn đồng. Trái cây cũng vậy, dưa hấu 10 nghìn đồng thì nay lên 14 – 15 nghìn đồng, vì chở xe tiền xăng cao quá! Xăng, điện tăng nên chi phí sinh hoạt đều tăng. Quân bình trước kia tổng chi khoản 5 triệu đồng/tháng, bây giờ lên gần 7 triệu đồng.
Giá điện, giá xăng tăng khiến người lao động nghèo phải… chi tiêu dè xẻn từng đồng và nhất là các bạn sinh viên phải tìm đủ mọi cách mới mong ‘sống sót’, thậm chí bỏ bữa sáng, ăn chay để đỡ tiền.
Một sinh viên quân bình nhận “lương cứng” từ ba mẹ là 2 triệu đồng/tháng và phải đi làm thêm ở quán cà phê buổi tối với mức 700.000 đồng/tháng . Phòng trọ giá thuê là 3,7 triệu đồng cho 5 người ở, vị chi mỗi người khoảng gần 750 ngàn tiền phòng trọ, chưa kể phải thêm tiền điện, nước, gửi xe,… mỗi tháng cũng tốn cả triệu đồngi.
Số tiền còn lại chi cho tiền ăn uống, đi lại, sách vở… mà một phần cơm không rẻ, tô hủ tiếu có vài miếng thịt với cọng hành đã 20 ngàn đồng rồi. Tiền tiêu đã eo hẹp, sinh viên còn nghẹt thở hơn khi đâu đâu cái gì cũng thấy tăng giá. Tháng trước tiền điện đã tăng từ 266 ngàn lên 378 ngàn đồng. Quán bún bò cũng tăng thêm 3 ngàn/tô. Giờ xăng tăng mỗi lần đi học đi xe buýt, mà xe buýt cũng lại vừa tăng 1 ngàn/vé, có hôm không đủ tiền phải nhịn ăn sáng hoặc ăn cơm chay để giảm chi phí.
Với tình hình độc quyền của ngành điện muốn tăng giá là tăng như hiện nay, nó đưa đến một sự nguy hại khôn lường cho nền kinh tế. Chính những quan chức nhà nước nắm những công ty này họ muốn làm giàu, muốn bù lỗ những khoản đầu tư hoang phí thì rất đơn giản, họ tăng giá là xong. Phá là quyền của họ tự đặt cho mình, thiệt hại là toàn dân chịu.
Có người nghĩ tăng giá như thế là không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng thực chất là cực kỳ tai hại. Toàn xã hội đang nỗ lực để hồi phục kinh tế thì giá điện tăng, đè nền kinh tế đất nước xuống một nấc nữa. Giá điện tăng thì giá xăng cũng tăng, thế là giá xăng lại đè nền kinh tế xuống một lần nữa. Mỗi năm xăng tăng giá khoảng chục lần, điện tăng giá khoảng 5 lần thì chính họ đã tước mất cơ hội phát triển của đất nước rất nhiều.
Ở các nước, ngành điện có nhiều khâu, trong đó chỉ có duy nhất khâu hệ thống truyền tải điện cần phải được giữ độc quyền vì hai lý do:
1) an ninh quốc gia,
2) hệ thống đòi hỏi đầu tư rất lớn, nên phải độc quyền.
Ngoài ra, tất cả nhưng khâu khác: sản xuất, phân phối, mua điện, bán điện đều không độc quyền.
Nhà cầm quyền CSVN cần phải chấm dứt sự độc quyền của EVN thì dân mới đỡ khổ về giá điện và nhất là kinh tế mới có thể phát triển mạnh mẽ, không bị kìm hãm vì thiếu điện.
Quỳnh Hương