Vai trò của biểu tình

- Quảng Cáo -

Fb. Đỗ Ngà|

Theo dõi bóng đá, chúng ta thấy một điều rất phổ biến là, khi huấn luyện viên ở đỉnh cao thành công là họ ra đi. Việc ra đi có 2 ý nghĩa, thứ nhất lưu lại kỷ niệm đẹp với câu lạc bộ, thứ nhì là để cho câu lạc bộ đổi mới tổ chức để xây dựng một chu kì thành công mới. Pep Gardiola ở Barcelona trước đây hay Zinedine Zidane với Real Madrid mới đây cũng thế.

Đỉnh cao thành công thì ra đi để cải tổ dàn cầu thủ và ban huấn luyện nghe như phi lí nhưng điều đó đúng. Mọi chính sách dù có thành công đến cỡ nào nó cũng chỉ mang tính giai đoạn. Zinedine Zidane lấy 3 cup Champions league liên tiếp, thành tích vô tiền khoáng hậu, thế nhưng ông ta lại ra đi ngay lúc trên đỉnh vinh quang. Thấy như phi lí, nhưng thực ra nó rất hợp lí. Ta thử đặt câu hỏi, rằng liệu Zinedine Zidane ở lại ông có lấy nổi chiếc cup thứ tư không? Khó hơn lên trời hái sao, khi mà dàn cầu thủ mang lại thành công cho Real Madrid hôm nay đã sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp, và câu lạc bộ đã đến thời điểm kết thúc một chu kì thành công.

Ở bình diện câu lạc bộ cũng vậy mà bình diện quốc gia cũng vậy. Mọi chính sách dù có thành công cũng chỉ là thành công trong giai đoạn nào đó. Khi hết chu kì thành công, nó cần được thay đổi để đất nước xây dựng một chu kì thành công mới. Câu hỏi đặt ra là, vậy thì dấu hiệu nào cho thấy kết thúc một chu kì thành công? Và áp lực nào để cho chính phủ thay đổi chính sách thích hợp hơn?

- Quảng Cáo -

Câu trả lời là, dấu hiệu quốc gia chững lại hoặc đang gặp khó khăn vì chính sách đó. Điều này rất dễ thấy. Và khi điều này xảy ra thì chính quyền lực nhân dân sẽ gây áp lực với chính quyền để thay đổi. Ở các nước dân chủ, quyền lực nhân dân thực hiện gián tiếp qua tiếng nói dân biểu ở nghị viện và trực tiếp qua quyền biểu tình, quyền bầu cử và quyền đòi hỏi trưng cầu dân ý. Trong đó, quyền bầu cử thì đến năm bầu cử mới thực hiện, quyền đòi hỏi trưng cầu dân ý thì hiếm gặp. Còn lại, quyền biểu tình là công cụ phổ thông nhất cho dân đòi hỏi chính quyền thay đổi. Với người hiểu biết, quyền biểu tình phải được hiểu như thế chứ không phải là “sự gây rối” như chính quyền CS đã cấy vào đầu người dân thiếu hiểu biết.

Khi biểu tình nổ ra, nếu cuộc biểu tình lớn, thì có thể gây khó khăn cho giao thông, hoặc gây khó khăn cho sinh hoạt xã hội. Đó là điều cần thiết để đánh động ý thức người khác chú ý hơn về thông điệp của cuộc biểu tình. Nó chỉ là một bước khựng lại nho nhỏ để đổi lấy sự đổi thay trong chính sách và trong pháp luật khi những cái cũ đã lỗi thời. Khựng một tí để thay đổi và phát triển bền vững hơn. Tại những nước tự do, biểu tình thường xảy ra như là sự đòi hỏi rất nỗi bình thường của nhân dân. Luật pháp Hoa Kỳ có được giá trị như hôm nay cũng có sự đóng góp từ những cuộc biểu tình. Thập niên 60 của thế giới kỷ trước, nhờ có những cuộc biểu tình do Martin Luther King mà Đạo luật Dân quyền mới ra đời giúp cho pháp luật Hoa Kỳ tiến bộ hơn.

Khi người dân biểu tình đòi hỏi thay đổi một chính sách thì chính phủ đó ổn, chỉ có chính sách là chưa đúng cần thay đổi. Những chính phủ như thế họ không sợ chế độ sụp đổ. Ngược lại, chính quyền mà cứ thấy dân biểu tình mà sợ sụp là một cách gián tiếp, chính quyền này đã thừa nhận mình đang đi ngược lại lợi ích quốc gia và dân tộc, tức họ gián tiếp thừa nhận chính họ là kẻ phản dân hại nước. Chính quyền như thế là mối nguy cho đất nước. Với Việt Nam, nó còn chứa mối nguy mất nước nếu không tìm cách kéo cổ nó ra khỏi ghế quyền lực.

Nguyễn Thiện Nhân

Vì thế, với dân Việt, càng phải xây dựng thói quen biểu tình. Với Việt Nam, thói quen này là con đường sống còn cho đất nước. Nếu thay CS thì đất nước không những thoát họa mất nước mà còn thiết lập một chu kì thành công để đất nước để tiến lên văn minh tiến bộ. Hãy quên đi lời dụ dỗ của Nguyễn Thiện Nhân khi hắn cố khuyên dân không biểu tình. Hắn khuyên thế để chi? Để ĐCS của hắn rảnh tay tàn phá đất nước và bán dần giang sơn bờ cõi cho Trung Cộng. Nguyễn Thiện Nhân, một kẻ có học nhưng không làm người chính trực mà trí trá lừa gạt nhân dân. Hắn trơ tráo dẫm đạp lên Hiến pháp do Đảng hắn soạn ra để lừa gạt lòng dân. Kẻ này không dốt nát thì cũng khốn nạn. Hãy lên án kẻ này, và bất tuân những điều hắn nói. Hãy biểu tình để đòi hỏi những gì chúng ta bị tước bỏ. Biểu tình!

- Quảng Cáo -

7 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here