Nói biển sạch nhưng chưa công bố bằng chứng

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Quảng Cáo -

RFA |

Cũng giống như hàng ngàn hộ ngư dân khác ở tỉnh Quảng Trị, gia đình bà Huynh là nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa năm 2016. Thảm họa do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải xuống biển làm hải sản chết hàng loạt nổi trắng vùng biển dọc 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trước khi thảm họa xảy ra, gia đình bà Huynh bám biển mưu sinh. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng chẳng bao giờ phải lo nghĩ gánh nặng cơm áo.

Thảm họa ập xuống, đẩy gia đình bà vào cảnh khốn khó. Chồng bà là ngư dân đánh cá nhưng không đi biển được vì cá nhiễm độc và số lượng không còn nhiều. Còn bà làm nghề buôn bán hải sản khô và đông lạnh nhưng cũng không bán được vì dân sợ cá nhiễm độc không dám ăn. Trong khi đó nợ ngân hàng lấy vốn làm ăn lên đến hàng tỷ đồng nhưng không có tiền trả, lãi mẹ bồng lãi con.

- Quảng Cáo -

Hai năm sau ngày xảy ra thảm họa môi trường biển, chúng tôi lại tìm gặp gia đình bà Huynh để thăm hỏi về cuộc sống, bà Huynh cho biết:

Cuộc sống của cô vất vả quá, không biết làm nghề chi để mà ăn. Hàng thì tồn đọng lại bán không được. Biết kêu ai hỗ trợ bây giờ, kinh tế thì khó khăn chật vật quá.

Mấy năm trước đi về [đi đánh cá] được mùa hơn, mấy năm nay đi về mất mùa.

Biển nói là hồi phục lại rồi nhưng người ta có ăn hải sản mấy đâu. Họ sợ không dám ăn.

Năm 2016, chồng bà được bồi thường khoản tiền khoảng 17 triệu đồng trong khoản 500 triệu đô la Formosa đền bù cho các nạn nhân. Bà nói rằng số tiền đó còn chẳng đủ chi tiêu một tháng, rồi sau đó gia đình bà biết bám víu vào đâu để sống.

Khi được hỏi nghề đi biển đánh cá của chồng bà đã ổn định lại chưa, bà Huynh chia sẻ:

Ngày trước chưa có vụ Formosa đi biển bắt được nhiều hơn. Bây giờ biển ô nhiễm, từ ngày xảy ra vụ Formosa là mất mùa. Người đi về thì đủ tiền dầu, người thì không có chi để ăn hết.

Tuần trước, hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ là ông Trịnh Đình Dũng và ông Trương Hòa Bình đã đến thăm khu vực chịu tác động của thảm họa Formosa và thăm cả nhà máy này. Ngày hôm đó, truyền thông trong nước đồng loạt loan tin biển đã an toàn và cuộc sống ngư dân đã được ổn định. Chương trình thời sự của VTV1 nói rằng nhiều ngành nghề còn phát triển hơn trước khi xảy ra thảm họa, mà không nói rõ là ngành nghề gì.

Cùng thời điểm đó, Bộ Y tế khẳng định hải sản, nhất là hải sản tầng đáy khu vực biển 4 tỉnh miền Trung đã đảm bảo an toàn.

Cá chết trên một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016. Ảnh: AFP
Cá chết trên một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016. Ảnh: AFP

Chúng tôi trao đổi với TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, về cuộc sống của ngư dân miền Trung sau hai năm xảy ra thảm họa. Ông Thắng cho biết:

Sau khi có đền bù, có các cơ quan pháp luật tham gia cố gắng khôi phục lại, nói chung đến giờ phút này bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường đã xác định môi trường đáy của vùng biển này thì một số loài cá tôm có thể được khai thác và sử dụng.

Trước kia việc ngoài vùng 20 hải lý và hải sản tầng đáy được khuyến cáo không cho đánh bắt vì cá còn nhiễm. Sau một năm cố gắng thì tính đa dạng sinh học đã được khôi phục. Một số chất làm ảnh hưởng đến môi trường đã được thiên nhiên trao đổi và làm cho nó trở nên bình thường.

Đáp lại câu hỏi của chúng tôi, rằng hiện nay còn khó khăn gì phía cơ quan chức năng và ngư dân phải đối mặt? Ông Thắng nói:

Người ta vẫn sợ và nhiều người đặt ra câu hỏi có khi nào tình trạng như thế nữa không. Tuy nhiên với quyết tâm của Chính phủ kiên quyết chỉ đạo không cho lặp lại tình trạng này để củng cố tinh thần cho bà con. Và bà con cũng bắt đầu đi vào sản xuất bình thường.

Ngoài Bộ Y tế ra, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đồng tình quan điểm là biển đã sạch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết môi trường biển của bốn tỉnh miền Trung đã an toàn, nguồn lợi hải sản đã phục hồi.

Trên mạng xã hội, phần đông dư luận bày tỏ sự nghi ngờ với kết luận của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp. Nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ phải công bố bằng chứng biển sạch chứ không thể nói suông như vậy. Trong khi một số người yêu cầu phải thành lập đoàn kiểm tra độc lập gồm các chuyên gia quốc tế thì kết quả mới đáng tin.

Chúng tôi trao đổi thông tin này với Tiến sĩ TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, và được ông cho biết:

Tôi có nghe thông tin này, nhưng tôi chưa thấy tài liệu cụ thể điều tra. Ai là người điều tra và đưa ra dữ liệu rằng môi trường hoàn toàn phục hồi thì tôi chưa được thấy. Thành ra tôi vẫn còn đang đề nghị được tiếp cận với tài liệu cụ thể để có cái đánh giá chính xác hơn.

TS. Nguyễn Tác An nói rằng bản thân ông và tất cả mọi người đều mong muốn môi trường biển phục hồi và người dân ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên theo ông, ở góc độ khoa học, muốn phát biểu điều gì phải có số liệu cơ sở khoa học để chứng minh.

Vì chưa có dữ liệu cụ thể nên các nhà khoa học hiện tại chưa thể phân tích một cách chi tiết về môi trường biển miền Trung.  TS. Nguyễn Tác An nói thêm:

Về thông thường những sự cố môi trường do tác động của phát triển công nghiệp thì phải mất rất lâu mới phục hồi được. Nhưng mà ở miền Trung Việt Nam có một hệ thống động lực rất mạnh chạy từ Bắc vào Nam. Đồng thời, vùng biển VN là vùng Á nhiệt đới, nhiệt độ tương đối nóng và sinh vật đa dạng hơn. Nên khả năng tự động có thể nhanh chóng hơn so với các nơi khác trên thế giới.

Nhưng về vấn đề môi trường không thể nói theo quy luật được mà phải có số liệu cụ thể bằng cách đo đạc, kiểm tra thực biển thì từ đó mới đánh giá được.

Chắc ở VN cũng có những số liệu như vậy nhưng họ chưa công bố rộng rãi ra.

Trả lời câu hỏi liệu VN có nên thành lập một đoàn kiểm tra độc lập với Nhà nước hay không, TS. Nguyễn Tác An không đồng tình với ý kiến này. Ông giải thích:

Tôi nghĩ là chưa cần thiết, bởi vì muốn thành lập một đoàn độc lập thì phải có chuyên gia, phải có công cụ nghiên cứu và tốn kém rất nhiều tiền của. Nhưng Nhà nước đã công bố thông tin này thì tốt nhất Nhà nước công bố rộng rãi ra rằng dựa vào cơ sở nào, những nhà khoa học nào kết luận chuyện này. Trên cơ sở đó ta mới biết nên làm như thế nào.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu là cho phép công ty Formosa hoạt động ở VN trong 70 năm.

Về phía công ty Formosa cũng vừa mới đưa vào vận hành thử nghiệm lò cao số 2, dự tính sản xuất 5 triệu tấn gang lỏng trong năm nay. Hội đồng giám sát của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết lò cao số 2 của Formosa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường.

Trước đó bộ này cũng nói là từ tháng 7/2016 đến nay nước thải và khí thải của Formosa luôn đạt quy chuẩn cho phép.

Còn ông Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc thì nói rằng sau thảm họa môi trường, người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền hơn.

- Quảng Cáo -

31 CÁC GÓP Ý

  1. Lay cai mui ( ngui ngui) va ( hit hit) la thay CHU CUI va Chi HANG NGA tren mat TRANG luon do. Khong may gap ( SU CO) vao Nha Thuong Uong thuoc ( kem chat luong) Thuoc GIA va gap Bang QUI DINH nhu the nay la XONG HANG.

  2. ….VÔ CẢM XÚC….

    Nghìn năm đô hộ bởi Tàu
    Trăm năm ngoại quốc thay nhau phá nhà
    Quê nghèo ĐẤT VIỆT của ta
    Còn đâu manh áo nữa mà mặc đây ?

    Thương hình dáng nhỏ mẹ gầy
    Còng lưng gánh Nước… mắt cay lệ tràn
    Dựng xây từ đống tro tàn
    Đã từng nhuộm đỏ.. cơm chan huyết hồng!

    Mấy mươi năm ấy hoài công ?
    Dậm chân tại chỗ rắn rồng chúng xơi
    Còn đâu Hòn Ngọc một thời
    Viễn Đông đệ nhất thành nơi nợ nần!?

    Họp hành ngủ mập cái thân
    Dân nuôi béo trắng… dân cần thế sao..?
    Nhìn xem mà giận sôi trào
    Tốn cơm, hao của, lương cao lộc nhiều!

    Làm thì chả được bao nhiêu
    Cái hàm rộng ngoác khoái chiêu cạp tiền
    Đêm đêm lượn phố hồn nhiên
    Ăn chơi phè phõn ngày liền gáy thôi!

    Thế này đến chỉ việc ngồi
    Tối qua đập phá ..than ôi ngủ gà
    Hỏi sao dân chúng nghèo nha
    Việt Nam chẳng tiến được mà đắng không?

    Vác thân tới họp ngủ xong
    Rủ nhau vào quán thả rông dê già
    Thêm vây kéo cánh đàn ca
    Những viên Quan Tốt hở ra chúng đì?!

    Tập gian, Tập giối mà chi
    Tập mua, Tập khiến, những gì biết không.?
    Thức nào đáp nghĩa non sông
    Dựng xây Đất Việt cho lòng được yên!?

    Cha ông hồn phách gắn liền
    Non sông bốn biển thiên nhiên núi rừng
    Thắt lòng với lũ Khuyển Ưng
    Đang tâm hại nước không ngừng phá tan!

    Tai to miệng lớn ăn tàn
    Xin đừng bán nữa khổ dân héo mòn
    Huyết trào sôi sục căm hờn
    Tàu đang nuốt trọn hết trơn đảo nhà.

    Thành Đô hai tiếng xót xa
    Đồng”Nhân Dân Tệ” nước nhà hiểm hung
    Mà dân chúng khổ muôn trùng
    Tài nguyên biển chết hãi hùng Chế ơi..?

    Nhân đây nhắn gửi đôi lời
    Vẫn còn cơ hội biết vơi hãy dừng
    Dân giờ “cái bụng” hổng ưng
    Dân hờn Dân đập thì đừng khóc than!?

    Thân tàn ma dại cả đàn
    Lo mà giữ nước Khựa càn khắp nơi
    Tầu Trung cướp biển ngoài khơi
    Đâm chìm ngư phủ kêu trời đã vơi..?

    Chẳng thương chẳng giám mở lời
    Mau lên thức giấc cùng coi nước nhà
    Quên hương này của chúng ta
    Đừng mang thêm tội…. ông cha tủi hờn!?

    Nỗi Niềm người Cô Độc.

  3. Tai sao Bo Tai nguyen moi truong khong len tieng ma hai Bo nay len tieng nhi hay Bo truong Bo moi Truong Tuan dang bi dieu tra ve AVG nen lan mat ……Bo Truong Bo Y te chi co the tuyen Bo hai san va thuc pham co nguon goc tu Tham hoa nay da an toan thoi nhung phai co Chung cu Chu Ba Tien noi bay gio Ai tin nua Thuoc chua Ung thu gia va bao nhieu vu be boi ……trong nganh Y Te ……con thang bo truong Nong nghiep A dua theo chi dao thi khoi tin luon…..khong thoi cu dua bang chung Bien sach ……

  4. GIẢI THÍCH : biển miền Trung đã SẠCH bóng Tôm Cá Ngao Sò Ốc Hến kể cả San hô , dải cát trắng mịn trải dài dọc bờ biển đã SẠCH bóng người và du khách !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here