“Khánh Hòa giờ đây tràn ngập người Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc và văn hóa ứng xử của Trung Quốc, mà chúng tôi đang rất sợ văn hóa của họ đang diễn ra tại đây”, đó là nhận định của một tài xế taxi tại thành phố biển đẹp nhất Việt Nam này.
Chúng tôi đi một số điểm du lịch nổi tiếng tại Nha Trang và tận mắt chứng kiến những sự “kì vĩ” không phải của cơ sở du lịch mà là người Trung Quốc và cách họ thể hiện tại các địa điểm này.
Chúng tôi có chuyến đi cùng một tài xế Taxi có kinh nghiệm, hiểu biết với một giọng nói nhẹ nhàng, êm đềm và thu hút người nghe, cho biết “khách Trung Quốc thường đi từng đoàn khá đông, ít nhất là 6 người và họ rất thích thú khi tạo ra những sự ồn ào náo nhiệt ở khắp mọi nơi, họ ngồi xổm như ngồi bệ xí ở bất cứ chỗ nào”.
“Với kinh nghiệm lâu nay phục vụ khách du lịch của tôi thì bây giờ khách Trung Quốc sang Việt Nam đông nhất trong các khách du lịch đến từ quốc gia khác, mỗi tháng lên tới hàng chục ngàn người”.
Anh kể tiếp “ Khách Trung Quốc họ rất thiếu tế nhị trong lúc ăn uống, vào nhà hàng thì tranh giành nhau ăn và ăn rất hỗn, ăn như kiểu chưa bao giờ được ăn, nhiều du khách khác quay đi quay lại đã thấy hết đồ trên bàn tiệc buffet, vừa ăn vừa cười nói rất nhiều đôi khi còn phọt thức ăn vào người khác”.
Tôi khá bất ngờ về những chia sẻ của tài xế Taxi về người Trung Quốc. Tôi đặt một vấn đề hết sức cụ thể “ anh có nói quá lên không đấy”. “Ồ không, dĩ nhiên là không thưa anh, tận mắt tôi chứng kiến và phục họ nên đôi khi cũng âm thầm lắc đầu ngao ngán”.
Nỗi buồn bắt đầu nặng trĩu hơn trên đôi mắt và khuôn mặt của anh tài xế Taxi khi anh nói về cái cách mà dân Trung Quốc coi dân mình không ra gì, anh nói “ họ không hề tế nhị chút nào cả anh ạ, họ xem người Việt Nam như đàn em, họ rất trịch thương, nhiều khi tôi nghĩ tại sao họ đi du lịch trên quê hương chúng ta mà họ khinh thường chúng ta như vậy chứ. Vì họ biết người Việt Nam không đụng tới họ được đâu”.
Tôi buột miệng hỏi vì sao chúng ta không đụng tới người Trung Quốc nếu họ làm sai ? Anh Taxi nói “họ làm sai nhiều lắm, nhưng vì sao chúng ta không dám phản ứng thì tôi chưa biết rõ nguyên nhân tôi nghĩ chắc có điều gì uẩn khúc”.
Câu trả lời của anh tài xế Taxi tuy không rõ ràng nhưng khiến người ta liên tưởng đến ‘Nghi án’ bảo kê khách Trung Quốc đến Nha Trang có thông tin về việc tố cáo doanh nghiệp ở tỉnh này đòi “bảo kê” đưa khách Trung Quốc đến Nha Trang mà báo chí Việt Nam mới phanh phui gần đây.
Chúng tôi là khách du lịch đến Nha Trang và quả nhiên thấy điều này, một đoàn du lịch Trung Quốc khoảng hơn 10 người đến một đảo, họ lên nhà bè trong một tâm thế hùng hổ, họ nói tiếng ầm ầm hơn cả động cơ máy chiếc xuồng máy vừa cập bến, họ cởi đồ và nhảy xuống biển tắm một cách tự nhiên và rành rọt không cần biết đến ai.
Trên chuyến đi bằng ô tô từ Nha Trang lên Đà Lạt, chúng tôi ngồi chung với mấy cô gái Trung Quốc trẻ đẹp, trắng mịn, mới đầu nghĩ là người Hàn Quốc, nhưng khi họ cất tiếng nói Trung Quốc mới biết quốc tịch của họ, và từ đó chuyến xe lên Đà Lạt trở nên rôm rả hơn, cả một không gian tràn ngập không gian, tiếng nói và văn hóa Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch tính chung 5 tháng năm 2016 ước đạt 4.005.878 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng tại Khánh Hòa, chỉ trong 3 tháng đầu năm, có trên 107.000 lượt khách Trung Quốc đến Nha Trang, tăng 492,37% so với cùng kỳ năm trước.
Những sự kiện lùm xum không được tốt đẹp lắm như mệt mỏi với khách du lịch Trung Quốc hay họ đến Việt Nam không chỉ vì mục đích du lịch đã được báo giới Việt Nam nhắc đến khá nhiều, mới đây là vụ việc khách Trung Quốc đốt tiền tại Đà Nẵng.
Bầu trời và cảnh sắc Khánh Hòa đi sâu vào lòng người, mơn man trong suy cảm của những thoải mái và vui sướng, ấy vậy sao trong lòng người vẫn lợn cợn cái cảm cảm văn hóa Trung Quốc tại đây sao nặng nề đến vậy.