SÀI GÒN (CTM Media)- Ngày 11 Tháng Năm, 2016, Chủ tịch Hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng Tp.HCM là nữ Bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan cho biết vào năm 2004 tại TP.HCM có hơn 29,1% trẻ em 12-13 tuổi mắc bệnh hen suyễn. Với con số này, tại thời điểm đó TP.HCM đã được xem là ‘’Thủ đô hen suyễn Á châu’’.
Theo nữ Bác sĩ Lan thì đây là một công bố gây sốc, tuy nhiên vào lúc đó toàn thành phố đã có 6,5 triệu xe gắn máy, quanh năm luôn có công trình xây cất, khí hậu nóng ẩm nên kết quả trên là không thể tránh khỏi.
Theo số liệu của Sở Giao thông-Vận tải TP.HCM thì tính đến cuối năm 2015 số lượng xe gắn máy đăng ký sử dụng đã tăng lên 7, 43 triệu chiếc đó là chưa kể có hơn 1 triệu chiếc của người dân các tỉnh khác đến thành phố làm ăn sinh sống.
Với lượng xe gắn máy khủng như vậy thì chắc chắn môi trường bị ô nhiễm nặng khiến con số trẻ em mắc bịnh hen suyễn tăng cao so với năm 2004.
Để chẩn đoán bịnh hen suyễn một cách chính xác, theo Giảng viên Đại học Y dược Nguyễn Như Vinh thì vẫn phải dựa vào máy hô hấp kí, tnhưng rất nhiều cơ sở y tế chưa trang bị được.
Về điều trị, ở Việt Nam còn thiếu thuốc, nhiều nơi điều trị sai, vẫn còn lạm dụng thuốc uống và chích loại thuốc gây nên tác dụng phụ rất cao. Thay vì kiểm soát cơn hen thì chỉ chú trọng việc cắt cơn hen. Chi phí điều trị cao cũng khiến bệnh nhân dễ nản lòng, bỏ điều trị,
‘’Cây xanh sẽ lọc bớt không khí ô nhiễm, điều này ai cũng biết. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn cho người đi đốn hàng loạt, từ con đường này đến khu phố khác với lời giải thích theo chương trình quy hoạch thành phố. Quy hoạch mà xem thường sức khoẻ người dân là quy hoạch sai’’, đó là nhận định của các nhà hoạt động xã hội