Cuộc hôn nhân giữa độc tài và mê tín quyền lực ở VN

Võ Thị Hảo - vothihao's blog (RFA)

Thanh niên chen nhau tranh giành quả phết (Ảnh: zing.vn)
- Quảng Cáo -
Mùa lễ hội Giẫm đạp và Cướp?
Nhiều nam nhi VN đang làm gì?

„Kinh hoàng giẫm đạp, cướp lộc sau giờ khai ấn đền Trần“ (22/2/2016, …), „Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an“ (21/2/2016…), „Hỗn loạn, ngất xỉu ờ Hội Phết Hiền Quan“ (Vietnamnest – 20/2/2016)…“Kinh hoàng! Đánh đấm nhau gục hàng loạt ở lễ hội Phết“ (tuoitre, 20/2/2016)…

Theo thông tin trên báo chí, có tới hàng ngàn thanh niên và trung niên trai tráng cởi trần, „liều mình như chẳng có“, lao xuống vũng bùn trong giá lạnh, mồm văng tục chửi rủa hò hét, tay vung nắm đấm, giẫm đạp lên nhau bất kể người khác có thể bị trọng thương hoặc chết vì hành động bạo lực của mình tại Hội Phết Hiền Quan tỉnh Phú Thọ. Không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.

Thật kinh hoàng là cả biển người giẫm đạp nhau chỉ để tranh cướp một quả „phết“, một vật vô tri thường làm từ gộc tre sơn đỏ. Với kiểu tổ chức thế này, không ngất xỉu và đổ máu mới là lạ.

- Quảng Cáo -

Hội cướp phết xưa nay vốn chỉ là hội làng vốn thanh tao đạm bạc nhưng mấy năm gần đây đã bị biến tướng. Những hủ tục mê tín dị đoan được chính quyền đứng ra tổ chức cùng đám buôn thần bán thánh nhằm khuyếch đại lễ hội để thu lợi.

Người ta quên đi mục đích tốt đẹp ban đầu là tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Hội này chỉ còn ý nghĩa khuyến khích người ta tranh cướp cầu lợi danh tiền bạc, kích động tính hoang dã mông muội của đám đông.

Mặc dù bị kìm giữ bởi „định hướng tuyên truyền“ của Đảng CS, Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung ương, nhiều người VN và phóng viên báo chí không thể kìm giữ lời cảm thán đầy chua xót trước thực trạng cạn đáy về văn hóa trong những lễ hội VN hiện nay.

Làm sao có thể không tủi hổ và xót thương cho những nam nhi trai tráng Việt đã đang từng bước phá hủy một kiếp làm người.

Cảnh tượng giẫm đạp (Ảnh: Docbaotintuc.comm)
Cảnh tượng giẫm đạp (Ảnh: Docbaotintuc.comm)

Chí làm trai, sức dài vai rộng lẽ ra phải dành cho những việc như kinh bang tế thế, một vai gánh vác gia đình và nợ non sông, nếu bắt buộc phải dùng đến sức mạnh cơ bắp, thì chí nam nhi chỉ nên dùng để đánh cướp, đánh tham quan ô lại và giặc ngoại xâm bảo vệ đồng bào mình.

Làm nam nhi, nếu có cất lời giữa đám đông, chỉ đáng để cất những lời ngay thẳng chính trực, khiến cho lũ bất lương phải run sợ chứ không phải là hú hét văng tục chửi bậy và xì xụp khấn vái xin xỏ những ngẫu tượng ô trọc.

Người VN đang được dẫn vào „hố đen“

Từ khoảng chục năm trở lại đây, tận dụng tâm lý sợ hãi, bất an của người dân, đa phần người quản lý đền chùa trong cả nước, đặc biệt là phía Bắc, kết hơp với bàn tay đạo diễn của chính quyền, đã thay đổi mục đích thờ phụng và dùng nhiều phương cách để thu hút tiền bạc của người VN.

Thật dễ thao túng, khi dân VN phải sống trong một xã hội nhiều bất công, thiếu minh bạch. người ta kiếm được tiền hay vị trí làm việc phần nhiều là do quan hệ quyền lực, thân hữu, mua bán đổi chác. Từ đó, người VN không thể trông mong vào năng lực và sự trung thực của chính bản thân mình, bị tước đoạt cơ hội, mất tự tin và trở nên bấn loạn, chỉ còn biết trông mong vào vận may và „ơn trên“.

Công luận đã phát hiện rất nhiều sư sãi tự phong là „đại đức“ sống xa hoa và ô trọc trên sự đóng góp chắt chiu của người dân qua cái gọi là „dâng cúng“, „đồ lễ“ và tiền „công đức“. Đương nhiên dưới sự quản lý của chính quyền, họ không thể hưởng thụ một mình.

Ngay cả những đền chùa, lễ hội từ hàng trăm năm nay được tiếng là thâm nghiêm, thanh bạch theo tư tưởng nhà Phật cũng đã đưa ra chiêu bài cầu an, cầu tài cầu lộc, dâng sao giải hạn, cầu siêu và muôn mánh khóe khác để „móc túi“ người dân.

Sự mê muội của dân là mảnh đất kiếm tiền của đám sư sãi, thầy cúng thầy bói, đám „ngoại cảm“ rởm, cũng là cơ hội kiếm tiền của một số nhân vật trong chính quyền đã tận dụng thần quyền để ngu dân hóa , triệt tiêu sức mạnh và sự phẫn nộ của người VN.

Người ta có thể nhận thấy cái chợ khổng lồ mua quan bán tước trong thể chế thiếu vắng dân chủ ở VN được tái hiện, được trình diễn hết sức điển hình trong lễ hội đền Trần Nam Định. Những thủ pháp tâm lý tuyên truyền tinh vi và sự dối lừa của những kẻ buôn thần bán thánh đã tuyệt đối hóa sự thần phục „bề trên“. Hội này cũng đã kích động khát vọng không đáy về bổng lộc và quan tước. Theo phản ánh của báo chí, Hội đền Trần từ nhiều năm nay đã trở thành một đại thảm họa văn hóa và mê tín dị đoan.

Lãnh đảo đảng và nhà nước dâng hương và "khai ấn" cho lễ hội (Ảnh: Dân trí)
Lãnh đảo đảng và nhà nước dâng hương và “khai ấn” cho lễ hội (Ảnh: Dân trí)

Từ chỗ chỉ là một ngôi đền trong phạm vi người họ Trần làng Tức Mặc lập nên vào thế kỷ 17 để thờ 14 vị vua triều Trần, ngày lễ hội đã ấn định xưa nay là trong khoảng là từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, khai ấn chỉ là một thủ tục nhỏ trong phạm vi lễ của một dòng họ. Nhưng từ khoảng năm 2000 đến nay, khi lãnh đạo chính quyền nhúng tay vào tổ chức, thì lễ hội đã chuyển ngày, phóng đại thành lễ khai ấn rầm rộ mang tầm cỡ quốc gia vào dịp rằm tháng giêng. Năm 2016 có Bộ trưởng công an và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc – hai ủy viên Bộ Chính Trị – đến dâng hương và „khai ấn“ cho lễ hội.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here