Bắc Kinh tăng liên tiếp chi phí quân sự

- Quảng Cáo -

Trong tháng 5 vừa rồi, chính quyền Bắc Kinh công bố cho biết chi phí quốc phòng của Trung quốc trong năm 2015 là 886,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 216 tỷ mỹ kim) tăng 10,1% so với năm 2014, như vậy là trong 5 năm liên tiếp chi phí quân sự của Trung quốc đều tăng trên 10%. Ngày 20 tháng 5 vừa qua, trong buổi họp báo định kỳ của bộ Ngoại giao Trung quốc, nữ phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nói với các ký giả rằng hể mỗi lần Trung quốc tăng chi phí quốc phòng là luôn bị các nước lên tiếng chỉ trích nào là việc tăng chi phí này uy hiếp đến tình hình an ninh quốc gia của các nước trong vùng, làm mất ổn định hòa bình ở biển Đông, biển Hoa đông. Một số nước viện cớ chuyện này để liên kết lại với nhau chống Trung quốc Theo bà Oánh thì chi phí quốc phòng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước là đều bình thường, hơn nữa Trung quốc là một quốc gia rộng lớn với dân số trên 13 tỷ người, nếu tính đổ đồng trên mỗi đầu người thì vẫn còn thấp so với các quốc gia khác chẳng hạn như Nhật Bản, diện tích nước này chỉ bằng 1 phần 26 của Trung quốc, dân số thì bằng 1 phần 10 thế mà chi phí quốc phòng của Nhật trong năm 2015 là 42 tỷ, nếu tính trên các số liệu đó thì chi phí quân sự của Nhật cao gấp 5 lần Trung quốc, tại sao các quốc gia không lên tiếng chỉ trích Tokyo mà cứ chỉa mủi dùi vào Trung quốc, thật là bất công.

Bà Oánh còn nói thêm việc Trung quốc phải tăng chi phí Quốc phòng để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và tất cả những quyền lợi của mình ở đất liền cũng như ở biển đảo chứ chẳng uy hiếp một ai cả. Trung quốc đã và đang nổ lực hiệp tác kinh tế với thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng qua việc đứng lên kêu gọi thành lập ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (gọi tắt lá AIIB).

Khi các ký giả nước ngoài đặt câu hỏi là mấy thập niên trước tình hình biển Đông tuy cũng có những bất ổn, nhưng nó chưa thật sự căn thẳng như bay giờ, đây là một thực tế không thể nào chối cải được vậy nguyên nhân do đâu mà ra nếu không phải là do sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa Trung quốc với các nước trong vùng trong việc tranh chấp ở biển Đông.

Bà Oánh trả lời rằng chúng tôi có đủ từ tài liệu lịch sử cho đến nhiều chứng tích là đường 9 đoạn cũng như hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) là lãnh hải và lãnh đảo bất di bất dịch của Trung quốc, nhưng trước đây vì chưa đủ phương tiện bảo vệ nên các nưóc khác lấn chiếm một cách trái phép, bây giờ Trung quốc lấy lại là chuyện đương nhiên, tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn giải quyết một cách ôn hòa bằng hội đàm song phương. Bà Oánh còn nói thêm là ngay quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) mà Nhật đang chiếm giữ cũng là lãnh đảo của Trung quốc.

- Quảng Cáo -

Nếu Trung quốc có đủ mọi thứ như bà Oánh nói thì tại sao không dám ra tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc ở La Haye (Hòa Lan )theo đơn kiện của Philippines về vấn đề Trung quốc xâm lược bãi cạn Scarborough (có tên Việt Nam là Bãi đá Vành Khăn), và tính pháp lý của đường lưỡi Bò. ó là ý kiến của các chuyên gia về biển ông của Philippines và Nhật Bản,

Còn theo các chuyên gia quân sự thì chi phí quốc phòng của một quốc gia dựa trên vấn đề an ninh của quốc gia đó chứ không phải tính theo dân số hay diện tích của quốc gia đó, bà Oánh chỉ nói lấy được chứ không cần biết mình nói đúng hay sai. Thế giới ngày này không phải ỷ mạnh hiếp yếu là được. Mạnh hiếp yếu chỉ đạt được tham vọng trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài sẽ phải trả một cái giá rất đắt, những người lãnh đạo Trung quốc đừng quên điều này, nếu muốn quên thì về sau người dân Trung quốc phải trả.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here