Nên để Tập đoàn Điện lực Việt Nam phá sản ?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thắp sáng niềm tin?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thắp sáng niềm tin?
- Quảng Cáo -

Tại cuộc hội thảo về Báo cáo Kinh tế vĩ mô, Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, việc Bộ Công Thương soạn thảo và trình kế hoạch tăng giá điện thay cho EVN để “bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp” là một hành động chống lại lợi ích của người tiêu dùng. Vì lẽ ra Bộ Công Thương Việt Nam phải kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ chi phí của ngành điện, tham khảo ý kiến các chuyên gia, thăm dò ý kiến của người tiêu dùng và các bên liên quan, kiểm soát giá điện để bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN, bắt mọi người phải gánh chịu những điểm phi lý chỉ vì EVN độc quyền cung cấp điện.

Ngoài ra, cũng theo ông Nguyễn Đình Cung, nếu cả EVN và Bộ Công Thương hăm dọa “nếu không cho phép tăng giá điện, EVN sẽ phá sản và ngành điện Việt Nam sẽ sụp đổ”, thì nên để EVN phá sản và điều đó sẽ giúp ngành điện tại Việt Nam phát triển.

Xin nhắc lại, cuối năm ngoái, sau khi thanh tra EVN, Thanh tra Chính phủ CSVN cho biết, EVN có vô số sai phạm tài chính, thay vì phải dùng vốn mà chính quyền Việt Nam cấp để phát triển ngành điện, EVN lại dùng 121,000 tỉ đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản,… và thua lỗ trầm trọng. Chưa kể EVN còn dùng 600 tỉ được cấp nhằm phát triển ngành điện để xây biệt thự, mua các loại xe sang, sân tennis… và đưa tất cả những chi phí này vào giá bán điện.

Thông thường, liên tục tăng giá sản phẩm, dịch vụ sẽ mất khách nhưng vì độc quyền, nên người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhà nước  không có lựa chọn nào khác. Một số chuyên gia từng dẫn EVN làm ví dụ, khi xin chia thưởng cho cán bộ – nhân viên thì khoe lãi lớn. Khi cần tăng giá điện thì biện bạch rằng đang thua lỗ trầm trọng. Họ nhấn mạnh, EVN sử dụng hàng trăm ngàn tỷ từ nguồn lực quốc gia để đầu tư hạ tầng, lại không có ai cạnh tranh mà lãi vài trăm tỷ thì chẳng đáng gì.

- Quảng Cáo -

Trên thực tế, giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu (như: xăng dầu, điện,…) do các doanh nghiệp nhà nước độc quyền cung cấp liên tục gia tăng khiến vật giá tăng vọt, doanh nghiệp Việt Nam kiệt quệ vì giá thành cao, không còn khả năng cạnh trạnh cả trong lĩnh vực xuất cảng lẫn trên thị trường nội địa rồi phá sản hay tạm ngưng hoạt động, góp phần khiến suy thoái trở thành trầm trọng hơn.

Hai nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả là quy mô quá lớn, trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here