Năm 2004, chính quyền Bắc Kinh đã mở một viện Khổng Tử đầu tiên ở Hàn quốc để gọi là phổ biến văn hóa, văn học Trung quốc cũng như giao lưu với mọi người, chủ yếu là giới sinh viên. Sở dĩ chọn quốc gia này để làm thí điểm đầu tiên vì vào thời gian đó Hàn quốc có mối liên hê tốt với Trung quốc để trao đổi mậu dịch và nhờ Bắc Kinh áp lực Bình Nhưỡng về vấn đề chế tạo tên lửa, vũ khí hạt nhân hơn nữa Hàn quốc là quốc gia có nhiều người theo đạo Khổng hay tôn kính những giá trị của đạo này nhất thế giới. Vì thấy sự vận hành của viện Khổng Tử ở Hàn quốc không có gì trở ngại nên qua năm sau Bắc Kinh với tay sang Nhật giao thiệp với một số trường đại họcđể ngõ ý muốn mở viện Khổng Tử trong khuôn viên của trường. Vào thời điểm này vấn đề ban giao giữa hai nước Trung-Nhật chưa căng thẳng nên chẳng gặp một sự chống đối nào hơn nữa viện Khổng Tử còn là nơi dạy tiếng Trung quốc miễn phí cho sinh viên, Sau Nhật là đến các quốc gia Bắc Mỹ, Âu châu…, Trung quốc đã sử dụng danh từ ‘’Quyền lực mềm’’ để chỉ về hiệu năng của các viện Khổng Tử ở hải ngoại trong mặt trận tuyên truyền. Theo con số mà Bắc Kinh công bố thì tính đến ngày 17/04/2014 có tất cả 440 viện Khổng Tử tại 120 quốc gia trên thế giới (trong đó chưa có Việt Nam). Sỡ dĩ Bắc Kinh không cần phải gấp trong việc thiết lập viện Khổng Tử ở Việt Nam làm chi vì có gì để tuyên truyền nữa khi mà quốc gia này cũng là một nước Cộng Sản như Trung quốc và lãnh đạo Hà Nội được coi như đàn em thân tín của mình, ai cãi lịnh sẽ bị loại bằng quyền lực cứng chứ không bằng quyền lực mềm.
Mặc dù lãnh đạo CSVN coi như tay sai của Bắc Kinh, nhưng qua vụ giàn khoang HD-981 cũng đã có một vài tiếng nói phản đối cho dù là phản đối chiếu lệ nhằm xoa dịu sự uất hận của người dân trước sự xâm lược trắng trợn của Trung quốc. Sự phản đối chiếu lệ này phần nào làm cho Bắc Kinh khó ăn khó nói với thế giới về sự giao hảo tốt đẹp với Việt Nam nên Bắc Kinh quyết định sẽ thành lập viện Khổng Tử ở Hà Nội qua lời đề nghị của Thủ tướng Lý Khắc Cường khi ông ta sang công du Việt Nam vào tháng 10 năm 2013. Lời đề nghị này cũng coi như mở đường cho ông Nguyễn Tấn Dũng làm hòa với Bắc Kinh bởi những lời tuyen bố trước đó về chủ quyền biển đảo của Việt Nam nên ông Dũng hoan hỹ chấp nhận ngay. Hai chữ ‘’Làm hòa’’ chỉ là danh từ ngoại giao chứ thực chất ở đây của nó là thôi không còn phản đối Trung quốc về chuyện biển đảo nữa với lý do dù sao Trung quốc cũng đã rút giàn khoang HD-981 đi rồi mà không cần nghĩ đến những phần lãnh hải, lãnh đảo khác đang bị Bắc Kinh cướp đi ngày càng nhiều.
Tuy hai phía đã đồng ý với nhau sẽ có viện Khổng Tử ở Việt Nam, nhưng khi nào thì bắt đầu thành lập thì Bắc Kinh chưa vội. Thế nhưng vào giữa năm 2014, các viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu cũng như tại Nhật Bản bắt đầu bị phản đối vì thành phần trí thức, sinh viên các quốc gia này nhận thấy các viện Khổng Tử này là những cơ sở tuyên truyền cho chế độ Cộng sản Trung quốc và là những ổ gián điệp trá hình.
Đại học Chicago ở Hoa Kỳ là nơi bắn ‘’phát súng lệnh’’ đầu tiên khi 108 giáo sư ở đây ký tên chung trong một bản kiến nghị yêu tố giác nhà trường đã tham gia vào một dự án sư phạm mang tính chính trị, hoạt động trên toàn thế giới,một dự án về nhiều mặt đi ngược với giá trị học thuật của một trường đại học” khi cho phép viện này có mặt trong khuôn viên của trường.
Sau đại học Chicago là đến đại học Pennsylvania State rồi lan sang đại học Mcmaster, đại học Sherbrooke ở Canada,. Tin tức phản đối các viện Khổng Tử ở Mỹ và Canada được truyền đi nhanh chóng khiến cho nhiều quốc gia có viện Khổng Tử phải xét lại vấn đề.
Vì vấn đề đã trở nên nổi cộm nên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ đã mời một nhân vật liên hệ về vấn đề này đến để nghe ý kiến rồi đưa ra kế`t luận là yêu cầu viện Giám sát chính phủ Mỹ của Quốc hội Hoa Kỳ (gọi tắt là GAO) điều tra xem các viện Khổng Tử hiện nay có cản trở đến quyền tự do học vấn của sinh viên Hoa Kỳ hay không ?, điều tra xem các trường đại học Hoa Kỳ có thiết lập viện Khổng Tử có bị Trung quốc chi phối hay không?.
Trung quốc đã phản pháo lại, trước hết là nhật báo Nhân Dân số phát hành ngày 05/12/2014 cũng dã dành một trang đầu để đăng một bài ký sự tổng hợp các tiếng nói ca tụng các viện Khổng Tử của nhiều bậc thức giả ở Đức, ỏ Nga và ở Hàn quốc. Theo bài báo thì sự hiện diện của viện Khổng tử là cần thiết, nó rất đa dụng và là nhịp cầu giao lưu văn hóa với Trung quốc. Nó thuần về văn hóa chứ hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện chính trị,
Trong xu thế các viện Khổng Tử đang bị các quốc gia đòi đóng cửa nên Bắc Kinh cần phải khai trương gấp một viện Khổng Tử ở Hà Nội và vào ngày 27/12/2014 vừa qua nó đã được cắt bắt khai trương bởi ông Du Chính Thanh (Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc), phía Hà Nội thì có ông Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên bộ Chính trị, kiêm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc). Truyền thông Trung quốc ngoài chuyện loan tải tin tức này thật lớn, thật rộng còn trích đăng những bài báo của Việt nam để tuyên truyền rằng viện Khổng Tử vẫn phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do chính của Bắc Kinh trong việc khái trương viện Khổng Tử ở Hà Nội