Sau khi thành lập chế độ tại miền Bắc, chính phủ nước VNDCCH, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh đã thực hiện cải cách xã hội để gọi là nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự, mà như trong bức thư ông Hồ Chí Minh gởi cho đồng bào trước khi về tiếp quản thu đô Hà Nội ngày 10.10.1954.
Những cải cách xã hội đó là gì, đời sống người dân có được nâng cao và người dân có được quyền dân chủ hay không, cũng như hiệu quả của những cải cách đó ra sao ? Đó là phần hai của cuộc trao đổi giửa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành sau đây. Mời quý vị cùng nghe.
TQT : Chúng tôi muốn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đi sâu vào 2 cuộc cải cách xã hội mà ông Hồ Chí Minh đã nêu lên và đich thân ông ấy chỉ đạo hực hiện đó là cuộc cải cách ruộng đất tiến hành nhiều năm nhưng mà tập trung nhất là giai đoạn 1954 – 1956.và cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958. Ông nghĩ sao về 2 cuộc cải cách này mà ông Hồ đích thân chỉ đạo?
NKM : Phải nói là 2 cuộc cải cách này người ta nói là nó long trời, lở đất. Mà nó long trời, lở đất thật. Nó làm điên đảo xã hội. Nhiều quốc gia chung quanh ta họ cũng cải cách điền địa. Nhưng họ có tạo ra những dư chấn đau đớn về tâm lý, về xã hội, về đạo đức như cuộc cải cách ruộng đất của ta đâu. Cuộc cải cách ấy theo tôi nghĩ nó phá nát lực lượng sản xuất cần thiêt lúc bấy giờ. Còn dư chấn của nó là làm tanh bành vấn đề đất đai. Lúc bấy giờ 10 triệu nông dân ở miền Bắc được nhận ruộng đất. Nhưng những hiến pháp sau đó đã thu hồi lại quyền sở hữu ấy rồi. Bây giờ người dân trong tay không còn gì, không có quyền gi cả. Họ muốn tước đoạt lúc nào thì tước đoạt. Họ muốn lấy lúc nào thì lấy. Đền bù ra sao thì đền bù. Án oan sai, tiếng kêu khổ cùng trời, cuối đất như thế. Đấy là hậu quả của cách làm cải cách ruộng.
Sửa sai của cụ Hồ nó là hình thức, Cụ cũng lau nước mắt, mấy giọt nước mắt. Nhưng thật ra đến nay quyền lợi của bà Nguyễn Thị Năm cũng không được ai đoái hoài giải quyết. Tôi đến thăm gia đình, 2 người con của bà Năm đưa cho tôi xem cài bằng của Ủy bán Thái Nguyên ghi cống Địa chủ kháng chiến ! Quyền lợi không có. Nó để lại những dư chấn về đạo đức, về tâm lý. Tai hại ấy, hậu quả ấy mới là trầm trọng, mới là đớn đau. Đây là một cuộc cải cách long trời, lở đất mà cụ Hồ chỉ đạo. Nó không đạt yêu cầu về kinh tế. Cũng không đạt cả kết quả về xã hội. Càng không đạt về dân chủ. Hình thức tòa án như thế ngày nay tuy nó không lặp lại nguyên xi nhưng tinh thần của nó vẫn còn. Vẫn là những bản án bỏ túi, án qua điện thoại, án theo chỉ đạo. Vai trò của luật sư, vai trò của thẩm phán nó mờ nhạt. Những thủ tục về tố tụng nó lộn xộn. Vì thế dân oan rất nhiều. Đó là câu chuyện của cải cách ruộng đất.
Còn cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là nhằm mục đích tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế nó đập tan năng lực kinh doanh của dân tộc. Bài học ấy ở miền Bắc không chịu rút ra mà lại tiếp tục ở miền Nam. Ông Đỗ Mười tiếp tục vào làm ở miền Nam sau 1975. Nói là giải phóng, nhưng thực chất không phải là giải phóng mà là tước đoạt. Không chỉ là tước đoạt mà là đập nát các cái gien kinh doanh làm cho nó chìm đi. Cái gien đó là những người như thế nào ? Tôi đánh giá họ là những người biết giữ vốn. Biết phát triển đồng vốn của mình và của xã hội. Biết tạo ra bạn hàng để tạo ra đồng vốn ấy từ nước mình sang nước người ta và từ nước người ta trở lại nước mình. Quay vòng đồng vốn ấy với một hệ thống bạn hàng được xác định đáng tin cậy. Nghệ thuật, thủ đoạn, năng lực, phương pháp kinh doanh của dân tộc cả ba mặt ấy cuộc cải cách công thương nghiệp tư bản tư doanh cụ Hồ đưa ra hoàn toàn không đạt tới. Như thế là thất bại. Và thất bại rõ nhất là làm cho xã hội thiếu đủ thứ. Tất cả hàng hóa tiêu dùng không đủ. Đấy là hậu quâ của cải cách công thương nghiệp tư bản mà di hại nó đến tận bây giờ. Mình không tạo ra được những doanh nhân biết làm ăn trong đời sống thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Cay đắng vừa rồi ta nói hợp tác với Hàn Quốc. Một viên ốc nhỏ không phải là không làm được. Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo làm được. Nhưng với giá thành quá cao cho nên không thể đưa vào thị trường giao thương, buôn bán được. Như thế là vô ích. Làm được nhưng không sử dụng được, không bán được. Có nghĩa là không có hiệu quả. Đấy là thực tế về tác động của các cuộc cải tạo ấy. Là dư chấn đến nay vẫn còn tồn tại. 1955 là công hữu, 1955 là quốc doanh. Cái gì thiên hạ làm được thì mình muốn làm trái, làm ngược, làm một cách tụt hậu, thì làm sao nâng cao đời sống, dân chủ thật sự được.
Hai cuộc cải cách lớn lao ấy đều thất bại. Thừa nhận thất bại nên phải đổi mới. Đổi mới có nghĩa là bỏ đi các cuộc cải cách ấy. Không theo các cuộc cải cách ấy được nữa, mà phải đổi mới. Cải cách xã hội phải đi theo một tầm tư tưởng văn minh, khoa học, tiến bộ dẫn dắt thì mới có được những kết quả.
Đấy là những cái mà chúng tôi thấy phải rút ra những kết luận nên cải cách xã hội, nên nâng cao dân chủ, cải thiện đời sống. Đời sống hiện nay người ta thấy có khá hơn trước một chút, nhưng lại thua xa so với các dân tộc chung quanh. Đấy là vấn đề. Anh có nhích lên một chút, nhưng mà đời sống của anh vẫn thấp kém so với thiên hạ cùng trong một thời đại này
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, năm 1954, trong bức thư gửi đồng bào, ông Hồ Chí Minh nói là cần phải nâng cao dân chủ thật sự. Đúng là thời đó có nâng cao một tí thật. Lúc đó có phát động theo Trung Quốc là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Nhưng hoa chưa kịp nở, tiếng chưa kịp đua thì đến năm 1956 là một vụ án thê thảm Nhân văn – Giai phẩm. Rồi sau đó suốt cả máy chục năm dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, nước ta đâu có được các cái quyền mà ông đòi trong yêu sách dưới chế độ thực dân Pháp ?
Ông nghĩ sao về vấn đề này, thưa ông Nguyễn Khắc Mai ?
NKM : Đây là một bi kịch lớn đó. Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đầu óc khác. Đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thày cùa cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái.
Năm 1960 tôi rất thú vị nghe ông Hồ đọc một bài phát biểu là Tôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lê-nin.
Lúc ấy tôi thấy có vẻ rất thú vị. Nhưng bây giờ nhìn lại tôi thấy cụm từ Tôi từ chủ nghĩa yêu nước, phải hiểu theo nghĩa là Tôi đã từ bỏ chủ nghĩa yêu nước để sang chủ nghĩa Lê-nin.
Vì sao ông Hồ lại phải chơi chữ như vậy ? Không phải đi từ đây để sang bên kia mà là tôi từ bỏ bên này để đi sang bên kia. Vì lúc này Lê Đức Thọ đang ép ông, buộc ông phải đầu hàng, đầu thú. Ông phải viết cái bài như vậy. “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước” tức là từ bỏ dân tộc sang quốc tế, sang giai cấp, sang Lê-nin. Chính cụ Hồ cũng đã từng hô hào trong một bài hô hào mà tôi bắt được quả tang là dáng toàn bộ linh hồn dân tộc mình cho Mạc Tư Khoa. Thử hỏi với những suy nghĩ như vậy làm sao cụ có được những việc làm tử tế, lợi ích đúng nghĩa với quốc gia, dân tộc. Cho nên nhân vật lịch sử này phải xem xét lại chứ không phải chỉ tung hô coi thành thần, thành thánh như hiện nay đâu. Tôi gặp rất nhiều bà con họ rất ảo tưởng. Bời vì cái tuyên truyền của mình nó dối trá. Phải trả lại giá trị thật của nhân vật lịch sử này. Tôi cũng có một thời ảo vọng nói như Dương Thu Hương. Bây giờ tôi phải biết cay dắng, phải biết bước sang bên kia bờ ảo vọng, phải thấy sự thật. Nhân vật lịc sử này hết sức phức tạp, rất nhiều nghịch lý, rất nhiều mâu thuẫn. Nói vậy nhưng không phải vậy.
Đó là cách đánh giá của tôi. Đúng ông ấy là một nhà chính trị. Nhưng mà có nhiều điều lầm lỗi. Nếu gọi là lỗi lạc đúng là có người cho là lỗi lạc tức là rất giỏi, nhưng đối với cụ Hồ thì ngược lại vừa có lỗi vừa đi lạc đường. Ông đã dẫn nhân dân ta đi lạc đường, loanh quanh mãi, bây giờ không ra khỏi cái khung labyrinthe này đâu. Nó đang chồng chéo, chằng chịt, đừng ngang ngõ dốc. Và cái sợi chỉ đỏ của dân chỉ cho đấy để mà lần mò quay lui thì lại không nắm lấy. Cho nên là đang ở trong một khối ngỗn ngang và vẫn đi lộn xộn, lung tung chưa có lối ra như hiện nay.
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, các học trò của ông Hồ đang liên tục phát động học và làm theo Hồ Chí Minh. Vậy ông Hồ Chí Minh đã từ bỏ chủ nghía yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông đã lạc đã lầm và đã có lỗi. Vậy thì ngày nay chúng ta làm sao có thể học và làm theo tấm gương của ông ấy được? Ông bình luận như thế nào ạ ?
NKM : Tôi nghĩ là đối với ông Hồ có 2 điều : Ông ấy có những lời nói hay như dân chủ có nghĩa là nhân dân làm chủ. Ông định nghĩa hết sức đơn giản như vậy. Hay là câu ta vừa trích : ”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.” . Hay là ông nói rất hay độc lập rồi, thống nhất rồi nhưng dân không được hưởng tự do, hành phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì… Trước khi chết ông nói cũng hay lắm. Khi về thăm đồng bào Hà Tây ông nói phải làm sao cho dân ta được nhiều quyền dân chủ. Dám nói, dám làm. Khi ông từ bên Pháp về, đồng bào Hải Phòng đón ông từ tàu thủy xuống, ông nói ngay làm sao biến dân tộc Việt Nam thành một dân tộc thông thái.
Những lời nói của ông Hồ là những lời nói của người thông minh.
Nhưng điều kiện làm dưới bất cứ chế độ chính trị xã hội nào, phương thức kinh tế nào, sinh hoạt xã hội như thế nào để thực hiện được điều ấy thì ông lạc lối, ông sai lầm, ông hỏng. Bởi vậy những điều hay kia không thể xảy ra, không thể phát triển được và nó trở thành một điều dối trá.
Đó là điều tôi cho là thế hệ mới muốn trở thành chính khách phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải học, nếu không sẽ có ngày đi lạc đường..
Tôi đang nghĩ tới vấn đề phải tạo dựng một thời kỳ hậu cộng sản…
Nhân nói tới 60 năm, nói tới cụ Hồ. Tôi nghĩ là cụ Hồ có đánh thức được cái tâm thức dân tộc yêu nước cho nhiều người. Tôi thừa nhận.
Nhưng mà đưa đến con đường xã hội chủ nghĩa là không đúng. Bây giở phài tỉnh táo để gõ nó ra, Phải quay đầu trở lại, từ bỏ cái định hướng đó đi. và tìm lại dân tộc hướng về dân quyền, hướng về nhân dân, hướng về hạnh phúc thật sự của nhân dân để mà thực hiện, để mà tổ chức.
TQT : Cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
NKM : Chào anh Thành. Cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe.