Vỡ đê hồ thải quặng bô-xít Tân Rai, bùn đỏ tràn ra đường

- Quảng Cáo -

Vỡ đê hồ thải quặng boxit Tân Rai, bùn đỏ tràn ra đường

bundoTheo tin từ báo Tuổi Trẻ sự cố vỡ đê phụ tại hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc dự án tổ hợp bô xít Tân Rai đã xảy ra vào lúc 3h30 phút sáng ngày 8/10/2014.

Một đoạn đê phụ cao 1m và dài 5m bị vỡ khiến hàng nghìn khối nước và bùn đất trôi ra hồ Cai Bảng ở phía dưới hạ nguồn.

Nguyên nhân ban đầu có thể do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.

- Quảng Cáo -

Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng. Sau đó, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5, nhiều xe đào và xe ben đã được huy động để chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới, đồng thời cào kéo lớp bùn đất trên phần thân đập để gia cố thêm. Hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai.

Toàn bộ lượng nước và bùn đỏ tại hồ này sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển. Hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc Khu khai thác mỏ quặng bô xít Tân Rai, cách nhà máy alumin khoảng 4 km. Sau khi tuyển rửa, quặng tinh sẽ được chuyển lên băng chuyền dài 4 km để chuyển từ Xí nghiệp mỏ tuyển về nhà máy alumin.

Hiện chưa xác định được những thiệt hại cụ thể do tình trạng tràn bùn này gây nên.

Tuy nhiên sự kiện này làm người ta nhớ lại lời cảnh báo của Đại biểu Quốc Hội- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và hơn hai ngàn nhân sĩ trí thức Việt về “những quả bom bùn đỏ treo trên đầu Tổ Quốc” từ 2007 đến nay đã bắt đầu ứng nghiệm. Đã đến lúc Quốc Hội phải trả lời cho dân biết có nên tiếp tục dự án Bauxite Tây Nguyên nữa hay không và những ông bà có tên cụ thể nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

 

Nhà thầu Trung Quốc dùng mánh khóe không nhận lao động Việt Nam

laodongTQTin từ báo Lao Động thì hiện nay các nhà thầu Trung Quốc đang giở đủ các mánh khóe để không nhận lao động Việt Nam vào làm việc, vì vậy tuy có thông tin tuyển dụng hơn 2.100 lao động (LĐ) được đăng tải trên cả nước, thì LĐ Việt Nam cũng khó lòng được vào làm việc tại dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải Hải (Trà Vinh, gọi tắt là dự án).

Theo tin tức thì trước khi xảy ra vụ Cty China Chengda Engineering đề nghị được tuyển hơn 2.100 LĐ Trung Quốc sang làm việc tại dự án, tháng 9.2013, các nhà thầu Trung Quốc đã gửi cho Sở LĐTBXH tỉnh Trà Vinh thông báo về việc tuyển dụng LĐ Việt Nam vào làm việc tại dự án, với nhu cầu cần tuyển đến năm 2015 là 271 người. Sau đó, sở đã ra thông báo đề nghị một số đơn vị có liên quan thông tin đến sinh viên mới ra trường, LĐ địa phương biết nhu cầu tuyển dụng của nhà thầu.

Ngoài ra, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh (TTGTVL) có nhiệm vụ phối hợp tuyển dụng và cung ứng LĐ theo thông báo của nhà thầu. Rất nhiều LĐ địa phương đã đến TTGTVL nộp hồ sơ xin việc, sau đó trung tâm đã chuyển hàng chục hồ sơ ứng tuyển cho phía nhà thầu.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, thông tin tuyển dụng của các nhà thầu Trung Quốc, có nhiều vị trí rất mập mờ, như tuyển “quản lý kỹ thuật”, mà không nói rõ kỹ thuật gì, khiến trung tâm rất khó khăn trong việc tìm ứng viên phù hợp.

Một cán bộ có chức trách của tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tại, con số thất nghiệp của tỉnh này là không nhỏ, trong đó không ít LĐ có trình độ CĐ và ĐH.

Điều lo ngại nhất hiện nay, là nếu các nhà thầu Trung Quốc tiếp tục chiêu trò “làm ngơ”, thì dù có đăng thông tin tuyển dụng rộng rãi trên cả nước, các ứng viên đổ về nộp hồ sơ, cũng rất khó xin việc, bởi họ đang tìm cách né tránh, không nhận LĐ Việt Nam”

Đây chỉ là một trong số nhiều lần các nhà thầu Trung Quốc nhận hồ sơ, nhưng không tuyển dụng. Được biết với khoảng 200 LĐ tham gia, trong đó, không ít LĐ có tay nghề, trình độ cao, và trung tâm cũng đã mời các nhà thầu Trung Quốc, nhưng họ vẫn không đến.

 

Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

daophulam1_2d429Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng ( Yongxing ), thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một đảo mà Việt Nam lẫn Đài Loan đều khẳng định chủ quyền.

Trong bản tin phát đi vào tối ngày 7/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo nói trên mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể đậu lại, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đảo Phú Lâm tuy là một đảo nhỏ chỉ có diện tích 2 km2, nhưng đã trở thành như một tiền đồn biểu tượng cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Vào năm 2012, Bắc Kinh loan báo đặt một đơn vị quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm, làm thay đổi nguyên trạng của đảo đang tranh chấp này. Vào năm đó, Trung Quốc cũng đã thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm. Thành phố này được xem như là trung tâm hành chính của cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm chắc chắn sẽ gặp phản ứng mạnh từ các nước đang giành chủ quyền trên đảo này, đặc biệt là Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa, do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ vào năm 1974.

Tháng 5 vừa qua, Bắc Kinh đã đặt một giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa và đã bị Hà Nội phản đối kịch liệt. Hành động này đã gây khủng hoảng trong quan hệ Việt-Trung và nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam đã dẫn đến bạo động.

 

Đại học thứ hai của Mỹ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử của Trung Quốc

vienkhongtu

Hôm 1/10 vừa qua Đại học Pennsylvania State thông báo sẽ chấm dứt mối quan hệ 5 năm với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay, nêu ra những bất đồng quan điểm với cơ quan chính phủ của Trung Quốc hiện kiểm soát và tài trợ các viện này.

Ngày 25 tháng Chín, Đại học Chicago cũng cắt quan hệ với Viện Khổng Tử.

Như vậy trong vòng một tuần lễ, một đại học lớn thứ hai của Mỹ tuyên bố sẽ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc tài trợ, một cơ sở mà các nhà phê bình gọi là cánh tay tuyên truyền đội lốt văn hóa và giáo dục ngôn ngữ.

Cả hai đại học nói trên đều không đưa ra chi tiết của các cuộc đàm phán, hay nội hàm của những vấn đề tranh chấp.

Tuy nhiên, các giáo sư tại Đại học Chicago cũng như Đại học Pennsylvania State đều than phiền rằng các viện Khổng Tử này quá gắn bó với Chính phủ Trung Quốc vốn coi chúng là các công cụ tuyên truyền thuộc “quyền lực mềm” có bổn phận rao giảng ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho càng nhiều sinh viên trên thế giới càng tốt.

Hoa Kỳ có gần 500 viện Khổng Tử cung cấp ngân quỹ và đưa ra các chương trình [giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa] cho các đại học và các hệ thống trường công tại Mỹ. Ngoài ra, còn có thêm hàng trăm viện Khổng Tử khác trên toàn thế giới.

Các giáo sư và các nhà phê bình nói rằng họ lo sợ về chế độ kiểm duyệt và tự kiểm duyệt liên quan đến các đề tài nhạy cảm như chế độ cai trị của Trung Quốc tại Tây Tạng và cuộc thảm sát sinh viên vận động dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989.

Tại Canada tuần này, một số ủy viên trong Sở Giáo dục Thành phố Toronto cho biết rằng họ sẽ đưa ra đề nghị hủy bỏ việc triển khai một viện Khổng Tử đã được lên kế hoạch tại đây.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here