Nhiều năm trước, tại Việt Nam cuộc tranh cãi về Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên từng có một khởi đầu khá khoa học :Chính phủ mở nhiều hội thảo để tham vấn các tổ chức, chuyên gia nước ngoài như : Nhật, Cộng hòa Liên bang Đức, Đan Mạch, Pháp, Liên Xô (cũ).
Trong đó đáng quan tâm nhất là Chương trình Hợp tác Xô – Việt của Tổ chức COMECON (Tổ chức hợp tác kinh tế các nước trong phe xã hội chủ nghĩa). Khi đó, COMECON từng khuyến cáo Việt Nam không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên, họ đã chỉ ra rằng : Dùng tiền đầu tư cho cà phê, hạt tiêu, hạt điều… còn có lời hơn ! Sau vài năm tạm lắng, nhất là sau ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là Phó Thủ tướng khẳng định “không khai thác Bô-xít Tây Nguyên”. Tưởng giới lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn được bài toán đúng sai. Không ngờ bất chấp các cảnh báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước họ lại quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên với lý do đó là “chủ trương lớn của Đảng”
Nhằm dọn đường cho khai thác bauxite, kế hoạch tách, thành lập tỉnh Đăk Nông ra đời, cùng với đó hàng loạt các quyết định để guồng máy của Dự án hàng chục tỷ đô-la khởi động.
Tuyên bố trong thông cáo chung Việt – Trung của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2008 là phát súng khởi động chính thức quyết định chặn con đường lui của Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, đánh giá tình hình thực tế dễ dàng nhận ra giới lãnh đạo Việt Nam đã đổi lấy gói cứu trợ 20 tỷ USD từ Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng khoảng kinh tế đang trên đà lao dốc với tốc độ siêu âm, bằng những dự án, hiệp định thương mại… mà Bauxite Tây Nguyên là một trong những dự án chính.
Việc khởi động dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên đã thổi bùng một phong trào phản đối trong giới trí thức, chuyên gia, doanh nhân giàu kinh nghiệm và am hiểu tình hình kinh tế, quân sự.v.v… Trang mạng Bauxite Tây Nguyên do nhóm nhân sĩ, trí thức khởi xướng ra đời.
Để đối phó với sự phản đối này, các gương mặt công thần nổi cộm như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tướng Lê Văn Cương, tướng Đồng Sĩ Nguyên… lần lượt được “nghỉ hưu”, rút khỏi những vai trò khả dĩ còn chút ảnh hưởng tới dư luận xã hội và những người cầm quyền trong Đảng.
Một số nhân sĩ, trí thức phản đối Dự án bị trấn áp bằng nhiều hình thức, điển hình là Viện IDS (trong đó có nhiều thành viên nhóm 72 trí thức hàng đầu Việt Nam) bị buộc phải tự giải thể vì “không thể hoạt động”. Nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một số người khác bị bắt và tù tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự. Ông đã qua đời ngày 3/4/2014.
Sau mấy năm triển khai, nhà máy Alumine Tân Rai đã đi vào hoạt động năm 2013. Nhà mày Alumine Nhân Cơ đến nay vẫn đang còn xây dựng dang dở.
Chưa đầy 1 năm vận hành thương mại, thực tế đã chứng minh : Mọi báo cáo của Dự án khả thi đều sai ! Trong đó cái sai nghiêm trọng nhất là tổng mức đầu tư đội lên hàng ngàn tỷ đồng, giá thành Alumine thô xuất khẩu thấp hơn dự kiến từ 50 đến 80 USD một tấn… Con số lỗ tính tại thời điểm này dự kiến lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Kéo theo nó là hệ lụy hàng trăm ngàn hecta đất rừng của hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng “ăn theo” dự án bị triệt hạ trắng hoàn toàn.
Việc hình thành Trung tâm hành chính tỉnh Đăk Nông ở Gia Nghĩa xóa sổ hoàn toàn hàng ngàn hecta đồi thông vốn từng là cảm hứng cho một “Đà lạt thứ 2” của Việt Nam !
Cuộc khủng khoảng kinh tế Việt Nam vẫn chưa tới điểm dừng. Món nợ khổng lồ từ khai thác bauxite Tây Nguyên giờ đây người dân phải gánh. Trong đó có cả máu và nước mắt của nhiều người. Thầy giáo Đinh Đăng Định là một trong những chứng nhân đau đớn nhất
Diễn biến hình thành Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên đã cho ra đời nhà máy Tân Rai đi vào hoạt động, nhà máy Nhân Cơ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thể hiện ở giới cầm quyền và chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam loay hoay tìm lối thoát cho sự thua lỗ của nhà máy Tân Rai : Phiên bản thử nghiệm đã ngốn sạch gói 20 tỷ USD từ Trung Quốc. Để lâp liếm cho sự thua lỗ của Dự án, họ đã đưa ra hàng loạt cái gọi là “giải pháp”:
– Miễn thuế xuất khẩu cho Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với lý do: “Dự án đặc biệt”. Họ lập lờ giữa sản phẩm quặng thô và kim loại thành phẩm! Trong khi đó, theo Luật khoáng sản thì mức thuế ưu đãi nhất là 5% đối với sản phẩm hoàn chỉnh và 25% đối với sản phẩm thô. Alumine của Tân Rai (và cả Nhân Cơ sau này) là quặng Nhôm sơ chế (để sử dụng phải luyện lại mới cho ra nhôm tinh chế).
– Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế và nguồn vốn đầu tư ưu đãi đặc biệt. Cho phép dự án được miễn thuế lên tới hàng chục năm, chi phí tài chính gần như bằng 0 trong thời gian chưa hoàn vốn.
– Hạch toán chi phí điện, nước với giá ưu đãi đặc biệt..
Những chính sách trên dù được nhào nặn bằng cách ra vẻ “nâng lên đặt xuống” từ Chính phủ tới Quốc hội, nhưng thực chất phơi bày rất rõ rằng: Tất cả chỉ là để bù lỗ !
+ Về ưu đãi thuế: Số tiền thất thoát từ dự án chỉ tính riêng thời gian lỗ (theo tính toán của dự án) lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó những dự án thủy điện, khai thác tài nguyên khác không có.
Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển hiệu quả thực tiễn hơn cho toàn xã hội, chi phí đầu tư rất thấp… thì bị rút ưu đãi mà lĩnh vực ngành nghề tư vấn, giáo dục, y tế, môi trường.. là những ví dụ. : Miễn, giảm chi phí điện nước, xăng dầu, thuế thu nhập… Trong khi thực tế chi phí việc sử dụng điện nước sinh hoạt, xăng dầu của người dân lại liên tục tăng.
Tất cả các khoản tiền khổng lồ trên được lấy từ túi tiền của dân đóng thuế để bù vào.
Tuy nhiên: Vấn đề bù lỗ thời gian 13 năm như dự kiến không đơn giản chỉ là “hỗ trợ”. Vì dù có hỗ trợ qua 13 năm sau thì bấy nhiêu vẫn chưa đủ(!)
Việc khai thác và xuất khẩu Alumine từ dự án này đang tiếp tục đối mặt những dấu hiệu gia tăng khoản lỗ kéo dài do ảnh hưởng từ việc đội chi phí lên trong dự án xây dựng tuyến đường vận chuyển tới nay vẫn chưa xác định rõ ràng: Đường bộ hay đường sắt hoặc cả 2 đều trong trạng thái nửa vời ! Giá cả Alumine thô xuất khẩu phập phù và hiện luôn đang đi xuống chứ không có dấu hiệu dừng lại. Chi phí nhân công và các mặt khác liên quan đều tăng do lạm phát chưa có giải pháp ổn định hữu hiệu.
Một phép tính đơn giản cũng đủ cho thấy gói 20 tỷ USD liên quan việc đối phó khủng khoảng nhỏ hơn cả các khoản thất thoát từ riêng dự án này. Vậy tại sao đến giờ này vẫn chưa khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ?
Đề cập đến vấn đề này, nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trao đổi với Facebooker Nhất Nam, người đã có nhiều năm chứng kiến sự ra đời và thực thi Dự án Bauxite Tây Nguyên.
Nội dung như sau. Mời quí vị theo dõi :