Chương trình phát thanh ngày 12/03/2014

    - Quảng Cáo -

    Trong chương trình phát thanh ngày 12.03.2014, Kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục: Tin Tức- Bình Luận – Tiếng Nói Đa Nguyên – Mỗi Tuần Một Sáng Tác.

    - Quảng Cáo -

    3 CÁC GÓP Ý

    1. MẠN ĐÀM VỀ QUYỀN TƯ HỮU – PROPRIÉTÉ PRIVÉE (Entretien Sans Frontière)

      Trời đất sinh ra, loài vật nào cũng có ý thức về quyền tư hữu. Con chim có cái tổ, con ong cũng có cái tổ, con kiến có cái hang, vật nào đụng đến tổ, đến hang của nó thì nó mổ, nó cắn, nó đốt. Con người cũng vậy, có nước, có nhà, có đất…, ai đụng đến thì họ tự xông ra bảo vệ, đó là lẽ tự nhiên, không ai phản bác được.

      Luật pháp loài người chấp nhận quyền tư hữu và đặt ra những qui luật để bảo vệ. Những gì con người tạo ra được trong cuộc sống gọi là tài sản hay tư sản, nó có thể thuộc vào một trong 2 loại: di dịch được thì gọi là động sản (mobilier), không di dịch được thì gọi là bất động sản (immobilier), cả hai đều bị luật pháp chi phối, đặc biệt là bất động sản như nhà cửa, đất đai.

      Luật pháp miền Nam trước năm 1975 thuộc hệ Romain, lấy khuôn mẫu từ bộ Dân luật Pháp (Code Civil Français) hay còn gọi là Code Napoléon, đó là một bộ luật rất xưa, được soạn thảo từ năm 1793 đến năm 1800, ban hành năm 1804 dưới thời Napoléon Bonaparte. Đây không phải là công trình của Quốc hội lập pháp (Assemblée législaive) mà là do 4 vị đến từ các địa phương khác nhau, trong đó Portalis và Maleville thì có luật viết thành văn bản (droit écrit), nhưng Bigot de Préameneu và Tronchet thì dùng tục lệ pháp (droit coutumier).
      Bộ luật theo dự thảo gồm 4 phần:
      1.- Về con người
      2.- Về tài sản
      3.- Về các phương thức thủ đắc tài sản
      4.- Về các phương thức tố tụng (sau được chuyển qua Bộ dân sự tố tụng – Code des Procédures Civiles d’Exécution).
      Điều thứ 544 của bộ luật này định nghĩa quyền sử hữu là “quyền được hưởng dụng và xử phân các sự vật một cách tuyệt đối, miễn không lạm dụng để vi phạm vào những điều mà luật pháp ngăn cấm.”
      Quyền sở hữu tuyệt đối là dựa trên bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1789, tuy nhiên luật có dự trù chỗ “lợi ích công cộng” để dự phòng khi nhà nước muốn truất hữu (exproprier) kèm sự bồi thường (indemnisation) để sung dụng vào một công trình lợi ích như trường học, nhà thương vv…
      Ngoài ra, các điều từ 537 đến 541 cũng hạn chế quyền tư hữu vì công ích đối với các bất động sản vô chủ (res communis): tài sản vô chủ sẽ rơi vào tài sản công (domaine public), do nhà nước quản lý. Đàng khác, luật còn dự trù quyền thông quá (droit de passage) cho người khác nếu họ bị vây kín, không có lối ra vào, đó gọi là sự “servitude”, nhường nhau để sống. Luật của Pháp rất là nhân bản.

      Bên cạnh quyền sở hữu còn có quyền chấp hữu (possession). Một điều luật trứ danh của Code Napoléon là điều thứ 2276: En matière de meubles, la possession vaut titre, bộ Dân luật Việt nam do tổng thống Nguyễn văn Thiệu ban hành năm 1973 dịch là “Về động sản, chấp hữu là bằng khoán”, nghe hơi khó hiểu đối với người dân thường, bởi vì họ không phân biệt được thế nào là sở hữu, thế nào là chấp hữu.

      Sở hữu (propriété) tức là mình có quyền làm chủ một món đồ, nó có thể được chứng minh bằng một tờ chủ quyền (xe cộ) hay một tờ bằng khoán (đất đai), quyền sở hữu riêng gọi là quyền tư hữu (propriété privée) nó có thể thuộc về một cá nhân, một tập thể hay một pháp nhân (personne morale). Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nói rằng “Không ai có quyền tước bỏ quyền ấy” (điều thứ 17).
      * Nhưng Pierre-Joseph Proudhon trong quyển Qu’est-ce que la propriété0
      ? (Sở hữu là gì ?) xuất bản năm 1841 lại nói rằng “Sở hữu là ăn cắp ” (La propriété, c’est le vol !).

      Chấp hữu (possession) tức là giữ trong tay, có hoặc không có bằng chứng mình là sở hgữu chủ. Như vậy, theo luật pháp, khi cá nhân nắm trong tay một món đồ bất kỳ thì họ xem như là sở hữu chủ của vật ấy. Do có sự tranh tụng, luật pháp đưa ra 2 ý niệm “corpus” và “animus”, tức “món đồ” và “ý thức làm chủ”, nếu người cầm đồ giao vật cho chủ tiệm để lấy một số tiền thì đó xem như một hợp đồng sẽ mãn kết sau khi người cầm trả tiền để chuộc lại. Khi người cầm không chuộc lại thì xem như họ từ bỏ quyền sở hữu, lúc ấy món đồ sẽ thuộc về ngưuời chủ tiệm. Riêng những đồ vật bị đánh cắp thì người chấp hữu có thể bị truy tố về tội oa trữ đồ gian, người chủ thực thụ có thể kiện để đòi lại, song có thể bị bắt phải bồi hoàn một số tiền để trả công người đã giữ nó.

      Vì luật qui định rõ như vậy, đối với các bất động sản, không thể nào áp dụng điều 2276: trong khi chủ đất vắng mặt lâu năm vì lý do gì đó, người khác nhảy vào để thay thế thì việc đó gọi là sự chiếm hữu (usurpation) chứ không phải là sự chấp hữu, người chủ có quyền đòi lại, vì quyền này là một quyền không có thời hiệu tiêu diệt hay thời tiêu (prescription extinctive hay libératoire) trừ những trường hợp bị chế tài bởi tòa án như bị tịch thu (confiscation), sai áp bất động sản (saisie immobilière)…

      Ở những nước văn minh có một nền luật pháp chặt chẽ, rõ ràng, khi nhà nước muốnn trưng dụng (réquisitionner) đất đai của dân để làm một việc công ích gì đó thì nhất định có sự bồi thường (indemnisation) xứng đáng, để sao cho người dân có thể dùng số tiền đó mà mua một sở đất khác tương đương để làm ăn, sinh sống.

      Ở Việt nam, trong nhiều năm qua, sự gọi là “qui hoạch”, “giải phóng mặt bằng”, “cưỡng chế đất” đều là những trò ăn cướp trắng trợn, những sự đền bù dưới giá thực quá xa để rồi bán lại với giá trên trời càng chứng tỏ đây là một chính quyền không phải của dân, vì dân, mà là một tập đoàn tham ô, bỉ ổi. Không có luật pháp nào xét xử những vụ việc ngoài pháp luật đó mà chỉ có một sự “đổi đời” do chính người dân làm nên thôi. Tunisie làm được, Birmanie làm được, nhưng Việt nam chưa làm được vì người dân chưa đồng lòng, nhiều người lặp đi lặp lại từ DÂN CHỦ, nhưng có bao nhiêu người hiểu được rằng chữ đó là “sức mạnh của toàn dân” ? (Hy Lạp, DEMOS: nhân dân, KRATOS: sức mạnh).

      Đức Tuấn – 12/03/2014

    2. Kính gởi Ban Biên Tập Đài Radio Chân Trời Mới
      Tôi là một thính giả ở trong nước.
      Hằng ngày tôi phải chứng kiến hoặc nghe kể về những việc làm bất công, độc ác của nhà cầm quyền đối với dân nhưng lại rất hèn với giặc. Tôi cảm thấy thật bức xúc và căm hận, muốn làm một việc gì đó để góp một phần nhỏ nhoi vào công cuộc thay đổi hiện tình của đất nước.
      Nhưng tài thì hèn, trí thì kém, tôi không thể làm được cài gì cho ra hồn, chỉ biết bày tỏ những ý kiến của mình với người thân hoặc với bạn bè trong những lúc “trà dư tửu hậu” cho đỡ tức, như là một cách xả stress vậy.
      Cho đến khi một người bạn giới thiệu cho tôi biết làn sóng phát thanh và website của Quý đài, tôi nghe hàng ngày và đâm “ghiền”, như là một món ăn không thể thiếu, và qua đó tôi mới biết được những việc xảy ra ngay “bên cạnh” mình mà nếu không có các báo đài nước ngoài, trong đó có Radio Chân Trời Mới, thì không bao giờ tôi biết được, chẳng hạn như chuyện mang tính thời sự nhất là chuyện chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và hiện đang bị giam giũ tại Đồng Tháp…
      Đối với tôi, Radio Chân Trời Mới như là nhà của mình, vì tôi bắt được chung tần số với Quý Vị, và hơn thế nữa Quý Đài gần như là kim chỉ nam cho tôi trong quan điểm chính kiến.
      Thế nhưng…
      Bên cạnh những tin tức từ nước ngoài về những tổ chức “Cứu quốc”; “Phục quốc”.v.v. ở hải ngoại bị thất bại vì: “Việt cộng cài người vào” hoặc “nội bộ đấu đá nhau vì quyền lợi, vì chia chác không đều những đồng tiền lừa gạt của những kiều bào yêu nước” thì chúng tôi cũng nghe nói rằng Radio Chân Trời Mới do Đảng Việt Tân thành lập, cũng là của Việt cộng hoặc Việt cộng đã cài người vào!
      Tôi đã từng tranh luận thật nhiều với bạn bè về đề tài này. Tôi nói cứ cho rằng những người sáng lập Đài hoặc ông Lý Thái Hùng nào đó trước đây là đảng viên cộng sản, nhưng họ thấy được cái sai của cộng sản cho nên họ bước ra và lên tiếng chỉ trích cộng sản (bằng chứng là những bài viết của họ phần nhiều là chống đối đường lối của nhà cầm quyền VN chứ có bênh vực đâu?). Và nếu đúng như thế thì càng tốt vì họ mới là những người biết rõ cộng sản hơn ai hết do họ đi từ trong cái nôi cộng sản ra.
      Nói thì như thế nhưng tôi không biết thực hư thế nào. Đôi khi tôi cảm thấy rất hoang mang, không biết nên tin vào ai. Vì những lời nói công khai cho mọi người nghe lúc nào cũng “hợp lòng dân”.
      Tôi thắc mắc rằng thông tin mà chúng tôi nhận được đó có chính xác hay không?
      Nếu đúng thì Quý Vị có thể khẳng định được không, vì việc làm của Quý Vị từ trước đến nay vẫn là sự cổ vũ rất tốt cho những người yêu nước?
      Nếu sai thì do đâu mà có thông tin đó? Và ai lả kẻ bơm khí độc vào không khí?
      Kính chúc Quý vị dồi dào sức khỏe.

    Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

    Please enter your comment!
    Please enter your name here