Bắc Kinh sẽ đưa Kim Nhật Nam thay thế Kim Chính Ân khi cần
Đầu năm Dương lịch 2014, cả thế giới bàng hoàng khi đọc một bản tin nói về chuyện lãnh tụ Kim Chính Ân của Bắc Triều Tiên xử tử người chú dượng của mình bằng cách lột hết quần áo rồi thẩy vào chuồng cho 120 con chó đói ăn thịt và bắt 300 quan chức cao cấp đứng xem để răng đe nếư ai phản tặc thì số phận cũng như Trương Thành Trạch mà thôi. Tin này được tờ Wen Wei Po (Vắn Hối Báo) phát hành ở Hồng Kông loan tải vào ngày mùng 02/01/2014 rồi sau đó được nhật báo Straits Times (Singapore) trích đăng và lập tức lan nhanh như vũ bảo khắp thế giới. Nhiều người khi đọc tin này đã phải thốt lên một câu rằng Bắc Hàn đang sống vào thời bạo chúa Neron của đế quốc La Mã.
Tin này thực hư thế nào chưa được kiểm chứng, nhưng dưới chế độ cộng sản toàn trị ở Bắc Triều Tiên thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được nên nhiều người tin là chuyện bình thường thôi, hơn nữa trong bản kết án tử hình ông Trương Thành Trạch có câu ‘’Tổ quốc không có đất chôn những kẻ phản nghịch như tên Trạch’’ nên chuyện vất cho chó đói ăn thịt ông Trạch đâu phải không có sát xuất xảy ra . Một đất nước như vậy thế mà ông Lê Quảng Ba, Đại sứ Hà Nội tại Bình Nhưỡng, mới đây đã nói với tờ Lao Động rằng cần bình tỉnh xem xét và đặt câu hỏi ‘’Bao giờ ta có thể làm được như họ ?’’. Ông ta ca tụng Bắc Triều Tiên có nhiều cao ốc đồ sộ, đường phố thì rộng rãi, sạch sẽ,có những quảng trường vĩ đại, có sân vận động lớn gấp 4 lần sân Mỹ Đình…rồi than thở không biết không biết bao giờ Việt Nam mới bằng được họ. Ông Đại sứ Ba còn cẩn thận dặn dò độc giả của tờ Lao Động rằng đừng nhìn những hình ảnh, tin tức của báo đài nước ngoài nói về Bắc Triều Tiên để đánh giá đất nước này vì toàn là tin xuyên tạc, chỉ đưa ra những hình ảnh xấu, nghèo đói, lạc hậu…
Ông Lê Quảng Ba đang làm đại sứ ở Bắc Triều Tiên nên muốn lấy lòng chính quyền Bình Nhưỡng mà nói vậy, nhưng ông ta quá dỡ khi xem thường dư luận. cũng như lãnh đạo đảng CSVN khi ra nước ngoài đều lếu láo tuyên bố Việt Nam tôn trọng nhân quyền, Việt Nam có tự do, dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản. Nếu Bắc Triều Tiên tốt đẹp như lời ông đại sứ Ba nói thì làm gì có chuyện chính quyền Bình Nhuỡng hàng năm kêu gọi thế giới trợ giúp lưong thực, những hình ảnh người dân Bắc Hàn đói teo xương do cơ quan Nông Lương Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc quay phim để kêu gọi các nước trợ giúp cho Bắc Triều Tiên là những hình ảnh xuyên tạc, nói xấu Bắc Triều Tiên hay sao.
Trở lại với đề tài là tại sao tờ báo Văn Hối ở Hồng Kông đăng tin như thế trong khi các tờ báo lề đảng ở Hoa lục không đề cập gì đến chuyện này. Theo các bình luận gia về tình hình bán đảo Triều Tiên thì tờ báo Văn Hối là một tờ thân chính quyền cộng sản Trung quốc, nếu đây là một tin chính xác thì Bắc Kinh xì ra cho báo này đăng chứ truyền thông Trung quốc đưa tin thì vô hình chung nói lên cái quá ác của chế độ cộng sản, điều mà Bắc Kinh không bao giờ muốn. Còn đây là tin vịt thì cũng chẳng sao vì tạo tlên được một hình ảnh Kim Chính Ân xấu xa để sau này khi Bắc Kinh muốn hạ bệ Ân để đưa người anh Kim Chính Nam lên thay cũng không bị người dân Bắc Hàn và thế giới trách. Giữa Kim Chính Ân và Kim Chính Nam thì Bắc Kinh muốn Nam lên nắm quyền để dễ dàng sai khiến vì trưóc đây Trung quốc đã đỡ đầu cho Nam, khi Kim Chính Ân lên nắm quyền thì mọi sinh hoạt của gia đình Kim Chính Nam đều do Bắc Kinh chi. Gia đình Kim Chính Nam sống ở Macao, nhưng từ khi ông Trạch bị xử tử hình thì người ta không còn thấy bóng dáng Nam ở đó nữa, có lẽ Bắc Kinh sợ Bình Nhưỡng cho sát thủ qua giết nên đã dấu Nam một chổ khác, ngay đến đứa con đầu của Kim Chính Nam đang học ở Pháp cũng phải đổi tên họ và hiện nay không biết đang sống ở đâu. Từ đây nếu Kim Chính Ân cải lời Trung quốc thì Bắc Kinh sẽ tìm cách hạ bệ Ân để đưa Kim Chính Nam về nắm quyền với sự tiếp tay của đàn em ông Trương Thành Trạch đang còn trong chính quyền Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh sẽ dùng đủ mọi cách, mọi thủ thuật để ép các nước đàn em phải nghe theo lời mình, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam thì cũng như nhau, chỉ khi nào lãnh đạo không vì quyền lợi cá nhân hay bè nhóm mới mong thoát khỏi mà Miến Điện là một trường hợp điển hình nhất.
Phản ứng của số quốc gia Đông Nam Á về việc Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni
Mặc dù Thủ tướng Nhật, ông Abe, đã giải thích về việc đến viếng đền Yasukuni (đền Tử Sĩ) ở Tokyo vào cuối năm 2013 là để báo cáo với tiền nhân về công việc của chính quyền Abe trong một năm qua và tuyên hứa sẽ không bao giờ gây ra chiến tranh gây tai họa cho mọi người. Mục đích là như vậy chứ không bao giờ có ý nghĩ khơi dậy vết thương lòng của người dân Trung quốc và Hàn quốc. Tuy Thủ tướng Abe đã giải thích về việc đến viếng đền Yasukuni của mình, nhưng hai nước Trung –Hàn vẫn ngay gắt lên tiếng án vì cho rằng đó là hành động tôn sùng những kẻ bị kết án là tội phạm chiến tranh từng gây nhiều khổ đau cho các dân tộc bị Nhật xâm chiếm vào thời thế chiến. Bắc Kinh hy vọng các quốc gia Đông Nam Á từng bị Nhật chiếm đóng cũng lên tiếng chỉ trích như mình để cô lập Nhật Bản.
Singapore là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đề cập vấn đề này trên tở The Strails Times. Ngày 28/12/2013, tờ báo này đã bình luận như sau: Kể từ khi lên nhậm chức Thủ tướng, ông Abe đã công khai lên tiếng muốn nối lại hội đàm với lãnh đạo Trung quốc và Hàn quốc nên đã không đến viếng đền Yasukuni vì sợ gây thêm căng thẳng, nhưng gần cả năm trời mối quan hệ ngoại giao đang lạnh nhạt giữa Nhật với Trung quốc và Hàn quốc vẫn không có gì cải thiện vì Bắc Kinh và Seoul chưa muốn tiếp ông Abe. Chính thái độ đó đã đẩy ông Abe đén viếng đền Yasukuni.
Tiếp theo là tờ báo Kompas đứng hàng đầu của Indonesia cho đăng một bài bình luận với nội dung chỉ trách Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni vào thời điểm đang còn căng thẳng ngoại giao với Trung quốc và Hàn quốc, chứ không phải để làm sống dậy tinh thần Phát-xít trong lòng người dân Nhật. Nhật Bản là một quốc gia đã có nền dân chủ lâu đời nên lãnh đạo không dễ dàng gì xách động người dân làm chuyện xấu.
Về phía Việt Nam thì chính quyền Hà Nội đã đưa ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên bộ Ngoại giao ra họp báo nói rằng: Chúng tôi rất quan tâm đến chuyện viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Abe, chúng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ xử lý tốt đẹp về chuyện này để đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong vùng. Hà Nội không chỉ trích mạnh vì Nhật vừa hứa trong vòng 5 năm sẽ viện trợ và cho chính quyền CSVN vay tiền, tổng cộng hai khoảng này lên đến 2 tỷ mỹ kim.
Lên tiếng như vậy là không đúng theo ý muốn của Bắc Kinh nên Ngoại trưởng của Trung quốc là ông Vương Nghị đã điện thoại ngay cho Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng phản ứng như vậy là quá yếu và mơ hồ. Tiếp theo đó vào ngày 04/01/2014, tờ Nhân dân nhật báo của Trung quốc cho đi một bài bình luận chỉ trích các nước Đông Nam Á đã vì lợi quên nghĩa, để đồng tiền làm mờ mắt,
Vì Trung quốc lên giọng trịchh thượng nên vào ngày 04/01/2014, tờ Manila Belletin đã cho đăng bài viết của cựu Tổng thống Fidel Valdez Lamos gởi đến với nội dung như sau: Người dân Philippines chúng tôi không thể cùng Trung quốc lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Abe đến viếng đền Yasukuni. Hiện nay khu vực Á châu Thái Bình dương đang ở trong thời kỳ chiến tranh lạnh mà nguyên nhân là do Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự của mình chứ không phải chuyện viếng đền Yasukuni của ông Thủ tướng Abe.
Tại sao các quốc gia khác trong khối Đông Nam Á phản ứng như thế mà ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung quốc, không điện thoại sang xì nẹt như đã làm với Việt Nam. Câu trả lời quá rõ, các quốc gia đó không lệ thuộc Trung quốc như Việt Nam nên chẳng sợ ai mà không bày tỏ quan điểm theo lập trường của mình.