Đảng Cộng sản Trung quốc đang trên đà phân hóa

- Quảng Cáo -

dang CSTQĐảng Cộng sản Trung quốc đang trên đà phân hóa 

Sau vụ xử ông Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc kiêm bí thư thành ủy Trùng Khánh, người ta tưởng rằng tình hình đấu đá nhau ở thượng tầng lãnh đạo Trung quốc sẽ lắng dịu đi nhiều, nhưng thực tế thì khác hẵn. lý do đơn giản là vì phe bảo thủ của ông Bạc và cánh Thượng Hải lẫn đoàn Thanh niên Cộng sản Trung quốc dưới trướng ông Hồ Cẩm Đào không chịu khuất phục trước thế lực của ông Tập Cận Bình, một nhân vật thuộc nhóm Thái Tử Đảng, không có bề dày cách mạng, lên chức chỉ vì thành phần ‘’Con ông Cháu Cha’’, nói theo danh từ của người Cộng sản là ‘’Con Cháu Các Cụ’’.

Mặc dù hiện nay chuyện đấu đá nhau ở thượng tầng lãnh đạo chưa lộ ở bề mặt, nhưng có lẽ rất gay gắt nên mới đây trong một bản tin của Tân Hoa Xã bổng nhiên trích những lời phát biểu của ông Tập Cận Bình trong phiên họp Bộ Chính trị vào cuối tháng 6 vừa rồi để cho mọi người thấy thượng tầng lãnh đạo đang là một khối thuần nhất. Theo Tân Hoa Xã thì Chủ tịch Tập Cần Bình đã nói như sau: Tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị chúng ta phải tiên phong trong việc giữ gìn uy quyền của đảng Cộng sản Trung quốc, phải thống nhất tư tưởng cũng như hành động để lãnh đạo đất nước.

Theo các bình luận gia về tình hình chính trị Trung quốc thì đã là Ủy viên Bộ Chính trị thì ai cũng biết điều này cả, không cần phải nhắc mà nếu nhắc thì chắc chắn có vấn đề, hơn nữa tất cả những gì mà ông Tổng bí thư đảng chỉ thị cho tất cả Ủy viên Bộ Chính trị là điều tối mật không được tiết lộ ra cho bên ngoài biết thế mà Tân Hoa Xã đưa nguyên lời phát biểu, xem như là một chỉ thị của ông Tập Cận Bình thì đủ biết trong thượng tầng lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc đang đấu đá nhau rất kịch liệt, đã có hiện tượng ‘’Đồng sàn dị mộng’’ giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Là một Thủ tướng đáng lý ra ông Cường phải bằng mọi cách ủng hộ khẩu hiệu ‘’Giấc mộng Trung quốc’’ của ông Tập Cận Bình đưa ra, thế mà trong buổi lễ chào mừng  Quốc khánh hôm 1 tháng 10 vừa rồi có sự hiện diện của ông Tập Cận Bình mà bài diễn văn của ông Cường chỉ nhắc một lần về cụm từ Giấc mộng Trung quốc. Ông Cường cũng sử dụng hai chữ ‘’Giấc mộng’’, nhưng mộng của ông Cường là mộng phát triển khoa học kỹ thuật cho Trung quốc chứ không phải mộng phục hưng sự vĩ đại Hán tộc của ông Bình. Theo các quan sát viên này thì chuyện thượng tầng lãnh đạo bất đồng ý kiến với nhau đã có từ thời ông Mao, nhưng có bất đồng cách mấy cũng chỉ có nội bộ lãnh đạo biết với nhau mà thôi, nay thì chẳng cần giữ bí mật nữa vì lý tưởng Cộng sản không còn quan trọng bằng quyền lợi cá nhân và phe nhóm.

- Quảng Cáo -

Những nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục nói rằng hiện nay sự phân hóa về tư tưởng trong đảng Cộng sản Trung quốc có lẽ là trầm trọng nhất qua việc bàn luận về Hiến Chính, tức là dựa vào hiến pháp để xây dựng quốc gia, nhiều đảng viên trí thức thuộc thành phần cấp tiến chủ trương Hiến pháp phải đứng trên đảng mới có thể giới hạn được quyền lực độc tài của đảng caì trị, điều này hợp với nguyện vọng của người dân, nhưng những người bảo thủ thì lý luận rằng đảng Cộng sản Trung quốc có công lớn nhất trong việc dành độc lập và kiến thiết đất nước nên nắm quyền cai trị là chuyện đương nhiên, muốn chống tham nhũng, hối lộ thì chỉ cần kiện toàn lại Đảng là đủ, những ai chủ trương Hiến pháp đứng trên tất cả là thành phần muốn lật đổ chính quyền đảng Cộng sản bằng phương pháp diễn biến hòa bình. Những người bảo thủ sẵn có trong tay các phương tiện truyền thông của đảng và của nhà nước nên đã ra lịnh cho các cơ quan ngôn luận như tạp chí lý luận Văn Cảo Hồng Kỳ, Đảng Kiện hay tờ Nhân Dân, tờ Yoàn Cầu Thời Báo đăng những bài đề cao về Cương lĩnh Đảng và việc kiện toàn Đảng chỉ trích gắt gao nhóm trí thức cấp tiến chủ trương đặt Hiến. pháp lên trên Đảng. Những ngưòi cộng sản cấp tiến cánh Thượng Hải thì sử dụng tờ Quang Minh nhật báo đăng những bài của các học giả nổi tiếng ở Trung quốc nói về một chính quyền pháp trị chứ không phải đảng trị. Tờ Quang Minh nhật báo tuy không phải là cơ quan truyền thông trực thuộc Trung ương Đảng, nhưng nó đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Huấn vậy mà vẫn ngang nhiên coi Đảng dưói Hiến pháp là điều chưa từng có trước đây. Nói tóm lại là đảng Cộng sản Trung quốc đang ở vào tình trạng phân liệt thấy rõ, cũng may là hiện nay ông Tập Cận Bình không nắm trọn quyền lực trong tay nên những người chủ trương một nhà nước phải tôn trọng Hiến pháp không bị thanh trừng về tội chống Đảng như thời cách mạng Văn hóa của ông Mao Trạch Đông.

Chắc theo dõi kỹ về chuyện báo đài ở Trung quốc đề cao Đảng cương và chỉ trích những thành phần chủ trương Hiến pháp phải đứng trên Đảng nên vào ngày 29 tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã phát biểu rằng Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp. Có người cho rằng ông Trọng vì lú lẫn mà phát biểu như thế, Đại tá Phạm Đình Trọng, một cựu đảng viên Cộng sản nói với đài RFA rằng: Đó là cái nhận thức của ông Trọng, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”

Tuỳ theo nhận định của mỗi người thì ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu như thế là lú lẫn hay nhận thức sai lầm hoặc lãnh đạo Trung quốc nói gì thì nói theo cho ăn chắc.

 

thutuongNhatThủ tướng Nhật, khuyến cáo Trung quốc về vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông 

Kể từ khi lên làm Thủ tướng Nhật, hễ có dịp là ông Abe lên tiếng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc sử dụng sức mạnh quân sự của mình để uy hiếp vùng biển Hoa Đông và biển Đông. Vào thưọng tuần tháng 10 này tại Đông Nam Á đã có hai hội nghị lớn đó là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở đảo Bali, Nam Dương và Hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng tại Brunei có sự tham dự của lãnh đạo Trung quốc là dịp tốt cho Thủ tướng Abe đem vấn đề này ra để yêu cầu Trung quốc ngưng ngay hành động uy hiếp này. Đối với vùng biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật khẳng định đó là lãnh đảo bất khả xâm của mình thì Thủ tướng Abe nói thẳng là không bao giờ để cho bất cứ ai xâm phạm. Còn chuyện phân tranh giữa Trung quốc với Việt Nam, Philippines ở biển Đông thì ông Abe phát biểu rằng cần phải dựa vào luật pháp Quốc tế và luật biển của Liên Hiệp Quốc để giải quyết chứ không được sử dụng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng. Ông Abe cũng ngõ ý muốn liên đới với ASEAN để bảo vệ sự ổn định ở hai vùng biển này, quyết không để cho tàu bè của Trung quốc xâm phạm lãnh hãi và lãnh đảo của bất cứ một quốc gia nào rồi bảo đó là của mình. Việt Nam là một nước đang bị Trung quốc uy hiếp nhiều nhất, đáng lý ra phải lợi dụng cơ hội này để liên kết với Nhật nhằm bảo toàn lãnh thổ của mình thì ông Trương Tấn Sang ở hội nghị APEC tại Nam Dương và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng tại Brunei lại chỉ đến bắt tay Thủ tướng Abe để yeu cầu hiệp tác kinh tế chứ chuyện biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì không muốn thảo luận với Nhật, chỉ nói rằng chúng tôi sẽ giải quyết chuyện này bằng đối thoại song phương với Trung quốc mà thôi. Cả ông Sang lẫn ông Dũng đều lập lại cái câu: Việt Nam không liên kết hay hợp tác với bất cứ quốc gia nào trong việc bảo toàn lãnh thổ của mình.

Trong khi Philippines là quốc gia tích cực đáp ứng lời kêu gọi hợp tác với Nhật để chống sự xâm lược của Trung quốc. Tổng thống Akino cũng đã có nhũng phát biểu chỉ trích Trung quốc về chuyện này và đã hội đàm với Thủ tướng Abe. Australia cũng lên tiếng ủng hộ hướng giải quyết của Nhật đề nghị và lẽ đương nhiên những lời phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry cho thấy Washington sẵn sàng hiệp tác bảo vệ sự ổn định ở hai vùng biển này vì ở đó cũng có quyền lợi của Hoa Kỳ.

Về phía Trung quốc thì trong hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng chỉ trấn an các nước như sau:Truyền thống của Trung quốc là không bao giờ chủ trương bá quyền và bành trướng lãnh thổ, cả mấy ngàn năm lịch sử đã chứng minh rằng Trung quốc luôn duy trì mối giao hảo tốt với lân bang, coi trọng sự hòa bình, ổn định ở Á châu là trên tất cả.”

Vì Nhật Bản và Philippines phản đối quyết liệt sự việc Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Hoa Đông và biển Đông nên ông Tập Cận Bình đã không muốn hội đàm tay đôi với lãnh đạo Nhật và Philippines.

Sau hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung quốc đã chính thức sang thăm Việt Nam theo lời mời của ông Nguyễn Tấn Dũng. Trong chuyến thăm này ông Cường đã đem vấn đề biển Đông ra thảo luận với lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà nội dung được giữ kín. Theo kinh nghiệm bằng xương máu của người Việt Nam thì sau mỗi lần hội nghị song phương với Trung quốc về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải thì Việt Nam lại mất thêm đất, mất thêm biển và ngư phủ Việt Nam bị bắn chết ngay trên lãnh hải của mình  hay bị bắt đòi tiền chuộc. Thưa có phải không quý thính giả ?

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here