Tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 30/5, Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, cho biết: nhu cầu vay để trả nợ đến hạn giai đoạn 2019 – 2021 khoảng 700.000 tỷ đồng. “Có thời điểm vay để trả nợ gốc lên đến 20.000 – 40.000 tỷ đồng/tháng”.
Chính phủ lãnh/chỉ đạo ra sao?
Quốc hội giám sát thế nào mà để tình hình nợ nần khủng khiếp như thế?
Ta hãy cùng nhau nhìn lại tình hình VAY NỢ của Việt Nam trong thời gian qua:
Trong báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018 đến 2020 tầm nhìn 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra nhiều con số so sánh mức lãi suất của các nước, các đối tác với nhau.
- Vay vốn Trung quốc:
Vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho Việt Nam tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.
Vay Trung Quốc đi kèm điều kiện lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm.
Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
- Vay vốn Nhật bản:
Vay vốn với hình thức ODA của Nhật Bản có điều kiện vay thông thường với các mức lãi suất từ 0,6% đến 1,2%, Thời hạn vay từ 15-30 năm, ân hạn từ 5-10 năm.
- Điều kiện vay Hàn quốc ưu đãi với các mức lãi suất từ 0,4-1%, thời hạn vay từ 15-30 năm, ân hạn từ 5-10 năm.
Vốn ODA Hàn Quốc, lãi suất dao động từ 0-2% tùy theo điều kiện đấu thầu (lãi suất 0% áp dụng đấu thầu giữa các công ty Hàn Quốc, lãi suất 2% áp dụng đối với các dự án đấu thầu giữa công ty Hàn Quốc và Việt Nam), thời hạn vay 25-40 năm, ân hạn từ 7-10 năm. (Nguồn/source: Bộ KHĐT/Ministry of Planning and Investment)
Qua đó ta thấy vay vốn Nhật bản và Hàn quốc mức lãi suất thấp hơn vay Trung quốc nhiều, thời hạn vay dài hơn, ân hạn dài hơn mà không kèm theo điều kiện áp đặt nào.
Trong khi đó vay vốn Trung quốc lãi suất đã cao, thời hạn vay ngắn, lại kèm theo các điều kiện hết sức cắc cớ:
– Toàn quyền chỉ định nhà thầu Trung quốc thì công
– Giành quyền thiết kế và giám sát
Như thế khác nào ta vay tiền để xây nhà, người cho vay giữ vai trò thiết kế, thi công nên họ có thế biến cái nhà ta định xây thành cái hố xí/nhà cầu cũng được hay sao?
Trong cuộc trả lời chất vấn ngày 5/6/2019 tại Hội trường Ba đình, bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể mới tiết lộ: “Ta không được chọn nhà thầu vì đã có hiệp định”. Chả trách đường sắt Cat linh – Hà đông cho đến thời điểm này đã đội vốn gấp 3 lần, thì công kéo dài vô thời hạn. Có tin có chỉ đạo từ Bắc kinh, nhà thầu định dùng dự án đường sắt nội đô này để ra điều kiện ôm gói thầu cao tốc Bắc nam.
Ở đây phát sinh một số câu hỏi như sau:
- Tại sao không vay ở nơi có lãi suất thấp, thời hạn vay dài, ân hạn cũng dài,mà đặc biệt không có điều kiện áp đặt?
- Vay ở nơi có lãi suất cao hơn, thời hạn vay ngắn hơn, ân hạn cũng ngắn hơn; và kèm theo những điều kiện vô lý như nắm toàn bộ quyền chỉ định thầu thậm chí cả quyền thiết kế và giám sát
Vì chỉ định nhà thầu Trung quốc nên hầu hết dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đẩu tư (đội vốn), ảnh hưởng hiệu quả đầu tư”.
Phải chăng khi ký hiệp định vay vốn, kèm theo các điều kiện áp đặt thì những người tham gia đàm phán và ký kết những hiệp định này được Trung quốc “lại quả” rất hậu hĩnh cho nên họ ham vay vốn Trung quốc?
Những kẻ ký kết những hiệp đinh như thế vô hình dung đưa Việt Nam vài bẫy nợ TQ. Chúng được hưởng 1 thì Trung quốc hưởng 10 thành thử Việt Nam cứ mắc khúc xương vay nợ TQ tring cổ họng.
Lẽ ra các hiệp đinh vay vốn ntn phải trình lên Quốc hội và được Quốc hội thoing qua.
Thế nhưng những việc làm này
– Quốc hội có biết không?
– Chủ tịch nước (và chú Trung Đào Việt, chủ nhiệm VP Chủ tịch nước) có biết không?
– BCT và TBT Nguyễn Phú Trọng có biết không?
Cần phải đưa những vụ việc ký kết hiệp định vay vốn khuất tất này ra ánh sáng ngay và luôn./.