Berlin và ngày 17/2

Người Buôn Gió Blog

- Quảng Cáo -

Ngày 17/2 năm 1979 hơn 120 nghìn quân Trung Quốc dưới sự chỉ huy của tướng Hứa Thế Hữu tràn vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam.

30 năm sau, báo Hà Nội Mới lại có một bài viết ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu là một vị tướng giỏi, có tâm. Nhà xuất bản Văn Học cũng ra mắt một cuốn sách có tên “Ma Chiến Hữu” từ nguyên tác “Chiến Hữu Trùng Phùng” của Mạc Ngôn, cuốn sách nói về cuộc chiến năm 1979 đó là cuộc chiến anh hùng bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc!

Nếu Trung Quốc không công bố hành chính hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là thành phố Tây Sa và Tam Sa của họ, có lẽ cuộc xâm lược và tàn sát người dân Việt Năm năm 1979 của Trung Quốc đã được lãng quên trong lịch sử Việt Nam. Các nhà tuyên giáo của Việt Nam đã nỗ lực mọi cách để làm biến mất trong đầu người dân Việt Nam những hình ảnh đau thương của cuộc xâm lược ấy, để đưa tình “hữu nghị” Việt Trung lên ngôi.

Không có sự kiện nào gợi nhớ lại cuộc xâm lược năm 1979 của quân Trung Quốc.

Các nhà tuyên giáo của Việt Nam đã nỗ lực mọi cách để làm biến mất trong đầu người dân Việt Nam những hình ảnh đau thương của cuộc xâm lược 17/2/1979, để đưa tình “hữu nghị” Việt Trung lên ngôi.

- Quảng Cáo -

Sự kiện Tam Sa, Tây Sa khiến một số người dân Việt Nam nhớ lại quá khứ xâm lược của Trung Quốc. Cùng với phong trào biểu tình phản đối hành vi chiếm đóng bằng vũ lực, tàn sát lính Việt Nam để chiếm đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Những người dân Việt Nam này hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm đến các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc hồi năm 1979.

Các cuộc biểu tình và tưởng niệm đều bị nhà cầm quyền Việt Nam dẹp bỏ không thương tiếc. Độc địa hơn có năm ngoài việc bắt người, nhà cầm quyền còn cho người ra khu vực tưởng niệm nhảy nhót và gây sự với những người tưởng niệm. Trước ngày tưởng niệm, các cán bộ địa phương đến từng nhà những người dân đi tưởng niệm đe doạ ngăn cản họ không được đi.

Đêm ngày 16 tháng 2 năm 2017, trước cuộc tưởng niệm một ngày, tại Hà Nội công an xộc vào nhà một người yêu nước tên là Nguyễn Văn Phương để bắt người, nhằm ngăn cản cuộc tưởng niệm vào ngày hôm sau.

Ở Berlin thủ đô của nước CHLB Đức có nhiều người Việt sinh sống, họ đa số là những người đi xuất khẩu lao động thời Đông Đức ở lại. Mối quan hệ của họ với Việt Nam còn mật thiết, với họ luôn sống trong cảnh hai chính quyền. Một là chính quyền Đức , hai là chính quyền Việt Nam mà đại diện là những cán bộ của đại sứ quán.

Có chương trình gì liên quan đến Việt Nam, nếu đại sứ quán ra mặt ủng hộ, lập tức các chương trình ấy được nhiều hội đoàn người Việt XKLĐ (xuất khẩu lao động) ủng hộ nhiệt tình. Nếu như chương trình mà cán bộ sứ quán không ý kiến hoặc có vẻ không thích, được hiểu ngầm rằng phía chính quyền Việt Nam không thích. Các hội đoàn sẽ không hưởng ứng hay tham dự.

Tuy khó khăn vì bị đánh phá ngầm từ chính những đồng bào của mình trong cộng đồng và một số quan chức trong đại sứ quán, nhưng một nhóm người Việt XKLĐ không vì thế mà quên đi những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Nhóm những người này thường tổ chức biểu tình chống TQ xâm lược trước đại sứ TQ ở Berlin, họ cũng tổ chức cầu siêu cho các liệt sĩ đã hy sinh ở Trường Sa, Hoàng Sa bao gồm cả chiến sĩ Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.

Để tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh ở biên giới phía Bắc, nhóm người Việt XKLD này đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm ngày diễn ra cuộc xâm lược đó, trong thông báo của họ có nói.

“Để tiếp nối hành trình nghĩa tình đồng đội, Hội Tân trào sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ và đồng bào đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống bọn bành trướng Bắc Kinh năm 1979, và giao lưu gặp mặt những CCB đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại mặt trận biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược.

Đây là một cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi, nhưng đầy ắp đau thương, mất mát, và cũng đầy ắp những chiến công hào hùng để viết thêm vào những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc ta, bảo vệ từng tấc đất Biên cương của Tổ quốc mà mãi mãi mỗi người dân Việt không bao giờ quên!

Lễ kỷ niệm và giao lưu gặp mặt được tổ chức vào:
Thời gian : 14h00 ngày 19.02.2017 ( Chủ nhật )
Địa điểm : Schottstr.06 – 10365 Berlin Lichtenberg

Xin trân trọng kính mời bà con hội viên, anh chị em cựu quân nhân, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ tại CHLB Đức đến dự gặp gỡ đầu Xuân mới, nghe báo cáo lại những kết quả từ thiện và những kỷ niệm sâu sắc khi tham gia Hành trình nghĩa tình đồng đội của Đoàn đại biểu Hội Tân Trào, đồng thời giao lưu với các nhân chứng là cựu quân nhân, cựu chiến binh đã trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979.”

Một số người Việt Nam nặng tình nghĩa, họ sẽ gác bỏ tất cả để đến thắp nén hương cho những người lính đã hy sinh vì tổ quốc. Với họ tình nghĩa với người lính đã hy sinh vì tổ quốc là điều thiêng liêng, không phải ngó nghiêng thái độ của sứ quán hay các hội đoàn khác.

Nhưng những kẻ cơ hội, xu nịnh bao giờ cũng nhiều hơn dù chúng ở bất cứ đâu – Không phải trong nước mà cả ở đây cũng vậy – Vào những ngày như thế này, chúng sẽ đưa lên Facebook của chúng những câu chuyện chim hoa, thơ thẩn để vờ như không biết có sự kiện trên. Hoặc chúng tụ ở đâu đó ca hát và nhậu nhẹt với lời dè bỉu:

– “Ôi trời, làm thế các chiến sĩ có sống lại được không mà làm.”

Người Buôn Gió Blog

- Quảng Cáo -

16 CÁC GÓP Ý

  1. Dân mình tưởng niệm những người đã hy sinh,đã đổ sương máu để bảo vệ tổ quốc thì bị cấm còn cái bọn xâm lược giờ lại được in sách hết đặng tiểu bình giờ lại đến thằng hứa này nữa không hiểu mấy thằng lãnh đạo việt nam nó được trung cộng nhồi sọ bằng cái gì

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here