Liệu Nhật Bản có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới nữa hay không?

Bài viết của Hiroshi Murayama, Nikkei Hoàng Trường lược dịch

- Quảng Cáo -

TOKYO – Cơ hội để Nhật Bản qua mặt Trung Quốc (TQ) về tổng sản lượng quốc gia (GDP) tính bằng Mỹ kim là gì trong tương lai gần?

Trước tiên, cần tìm hiểu xem ảnh hưởng của nó trên kinh tế thế giới sẽ như thế nào, và ai, nếu có ai, sẽ được hưởng lợi.

Vào năm 2015, GDP của Nhật là 4 ngàn tỉ Mỹ kim trong khi GDP của TQ khoảng 11 ngàn tỉ. Để đảo ngược tình hình thì đồng Nguyên cần phải qua một giai đoạn giảm giá quá độ và đồng Yen cần phải tăng giá. Nhưng, việc đó nhiều phần sẽ khiến thị trường tài chánh thế giới càng rối bời hơn và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Mặc dù hầu hết mọi người không muốn chuyện đó xẩy ra, cũng nên xét thử xem điều gì có thể xẩy ra trong trường hợp xấu nhất.

- Quảng Cáo -

Nhìn vào hối suất thực sự của đồng Nguyên là một cách hữu hiệu để nhìn dự đoán về tương lai của nó. Chỉ số biểu thị sự thay đổi trị giá của đồng Nguyên không chỉ so với đồng Mỹ kim mà còn đối với đồng Euro và các đơn vị tiền tệ chính khác. Đó chính là sự thay đổi trung bình của hối suất so với chung cả một nhóm đơn vị tiền tệ dựa trên những yếu tố như lượng giao dịch.

Nếu coi hối suất thực thụ (EER – Effective Exchange Rate) của đồng Nguyên do ank for International Settlements công bố vào năm 2010 là 100, thì nó đã tăng lên thành 131,08 vào Tháng 11, 2105. Nói cách khác, giá trị của đồng Nguyên đã tang hơn 30% so với các đơn vị tiền tệ khác so với năm 2010.

Đồng Yen và các đơn vị tiền tệ khác đã giảm giá đáng kể so với đồng Mỹ kim trong cùng thời gian đó. 81 Đồng Euro hiện đang ở mức 0,92 mỗi Mỹ kim so với 0,75 vào Tháng 12, 2010, trong khi đồng Yên giảm giá mạnh, từ 81 mỗi Mỹ kim xuống 117, coi như hai đơn vị tiền tệ này đã giảm giá 20% và 40% so với đồng Mỹ kim.

Đối lại, đồng Nguyên đã tăng giá một chút so với đồng Mỹ kim. Kết quả là giá trị của nó đã tăng đáng kể xo với đồng Yen và đồng Euro.

Đồng Yen đã giảm giá, một đồng Nguyên giờ trị giá 17,9 Yen so với chỉ 12,5 Yen vào cuối năm 2010.

Điều này đã đặt việc xuất cảng của TQ vào khu vực đồng Euro và Nhật Bản vào tình trạng khó khăn. Và để có thể lấy lại được khả năng cạnh tranh của năm 2010, đồng Nguyên cần phải giảm giá khoảng từ 20% tới 30% đối với các đơn vị tiền tệ chính.

Chính phủ TQ vào cuối năm vừa qua đã để cho đồng Nguyên từ từ giảm giá mà không bị lao dốc quá mạnh bằng cách bán đồng Mỹ kim và mua đồng Nguyên.

Kể từ đầu năm nay, chính sách tiền tệ của TQ đã làm cho thị trường nổi sóng mạnh hơn là chính phụ sự trù thấy được qua sự giảm sụt rõ ràng của trị giá chứng khoán. Sự can thiệp ngày càng mạnh tay của Bắc Kinh khiến cho giá trị của đồng Nguyên hiện được giữ ở mức 6,58 mỗi Mỹ kim.

Tuy nhiên, kinh tế TQ vẫn chưa có chỉ dấu hồi phục, các đối tác trên thị trường vẫn hoài nghi và tin rằng chính phủ TQ sẽ tiếp tục cho giảm giá đồng Nguyên nếu tình trạng thị trường rối loạn tiếp tục kéo dài.

“Đồng Nguyên có thể xuống mức 7 cho mỗi Mỹ kim vào cuối năm nay,” ông Takamoto Suzuki, kinh tế gia tại Viện Khảo Cứu Marubeni nói, và “Chính phủ TQ sẽ tránh tình trạng GDP teo nhỏ lại từng năm dựa trên giá trị đồng Mỹ kim.”

Đối với chính phủ cộng sản TQ, nhiều điều sẽ tùy thuộc vào việc phát triển kinh tế, có thể ngay cả khả năng nắm quyền. Bởi vì việc GDP teo nhỏ lại tương đương với sự mất ảnh hưởng quốc tế, nên chính phủ của ông Tập Cận Bình sẽ làm đủ cách để tránh chuyện đó xẩy ra.

Hết dự trữ

Trong khi GDP của TQ được dự đoán là sẽ tăng khoảng 6% trong năm 2016, thì việc đồng Nguyên giảm giá 6% sẽ bị coi là điều không thể chấp nhận được, qua việc TQ ngăn chặn sự co rút của GDP dựa trên đồng Mỹ kim.

Trong kịch bản này, 1 Mỹ kim ăn 7 đồng Nguyên có thể coi như là một tiêu chuẩn.

Dự trữ về các đơn vị tiền tệ nước ngoài của TQ chỉ còn khoảng 3,3 ngàn tỉ vào cuối năm 2015. TQ cũng nhận được khoảng 10 tỉ Mỹ kim ngoại hối mỗi tháng qua thặng dư thương mại.

Vì vậy, TQ có thể cho phép đồng Nguyên giảm giá trong khi vẫn giữ giá trị của nó ở mức 7 đồng Nguyên mỗi Mỹ kim qua việc can thiệp trong việc bán đồng Mỹ kim và mua đồng Nguyên, tuy rằng không thể kéo dài mãi mãi.

Kể từ Tháng 6, 2014, chỉ trong vòng 1 năm rưỡi, dự trữ tiền tệ nước ngoài của TQ đã giảm 700 tỉ từ khoảng 4 ngàn tỉ qua việc thất thoát tư bản ra nước ngoài và việc can thiệp vào thị trường. Chỉ trong Tháng 12, dự trữ giảm 107,9 tỉ và với đà này thì sẽ cạn trong vòng 3 năm.

Quan trọng hơn, TQ dùng dự trữ vào việc đầu tư nước ngoài, bao gồm tương nhượng về tài nguyên và các điểm đến khác không thể có tiền mặt ngay lập tức. Nói ngắn gọn là TQ không luôn có tiền mặt cần có trong tay để can thiệp vào thị trường.

Hong Hao, chiến lược gia Hồng Kông tại Bocom International Holdings, đã chỉ ra rằng, theo công ty truyền thông Bloomberg, thì khoản dự trữ ngoại tệ 2,8 ngàn tỉ của TQ được dành riêng cho khoản chi nhất định nào đó.

Dù các con số có chính xác hay không, những khoản chi này có nghiã là Bắc Kinh đang không có khả năng sử dụng toàn bộ khối lượng dự trữ vào việc can thiệp thị trường.

Việc bán đồng Nguyên, bao gồm cả những khoản tích trữ, có thể gia tăng đáng kể nếu chính phủ TQ không có khả năng can thiệp mãi mãi.

Dựa trên kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, khi đồng Baht của Thái Lan và đồng Won của Nam Hàn lao dốc gần 100% so với đồng Mỹ kim, tính theo hối suất trước khi sụt giá làm mẫu số chung, chỉ trong vòng vài tháng trước khi hai chính phủ nói trên ngưng việc can thiệp vào thị trường.

Một sự tụt giá tương tự như vậy sẽ đưa đồng Nguyên tới mức 1 Mỹ kim ăn 12 hay 13 đồng Nguyên. Giảm giá ở mức độ đó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu và đưa đồng Yen lên mức 1 Mỹ kim ăn 70 đồng Yen.

Nếu đi đến mức 1 Mỹ kim ăn 12 đồng Nguyên và 80 Yen vào năm 2016, GDP của TQ sẽ nằm ở mức 6,2 ngàn tỉ trong khi GDP của NHhật sẽ khoảng 6,3 ngàn tỉ, có nghiã là Nhật Bản sẽ thật sự trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới dựa trên GDP tính theo Mỹ kim.

Tuy nhiên, một sự đảo ngược tình hình như vậy chắc chắn sẽ được coi như là tin xấu, ngay cả đối với Nhật Bản. Như đã nhắc đến ở trên, việc hai đơn vị tiền tệ này hoán đổi vị trí mạnh mẽ như vậy sẽ làm cho kinh tế thế giới rối rắm hơn, và các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ làm đủ cách để việc đó không xẩy ra.

Câu hỏi là liệu Nhật Bản có qua mặt TQ về GDP hay không là một câu hỏi thích thú cần phải đặt ra như là một kịch bản tệ hại nhất, tuy rằng vẫn hy vọng đó chỉ là giả thuyết sa lông không hơn không kém.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here