Truyền thông có thể công phá độc tài đảng trị

F.x Diệu Xuân Mỹ

Mạng lưới truyền thông xã hội
Vũ khí thời đại của người dân: Mạng lưới truyền thông xã hội.
- Quảng Cáo -

Hôm nay (08.01) là tròn 3 năm diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ 14 thanh niên Công Giáo – Tin Lành. Trong vụ án này, Đặng Xuân Diệu – một nhà hoạt động xã hội, một nhà báo công dân đã bị kết án 13 năm tù giam với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” điều 79, BLHS. Anh là một người tâm huyết đấu tranh âm thầm cho sự thật, dân chủ, nhân quyền và công lý. TNCG xin giới thiệu lại bài báo của cựu TNLT kiên cường Đặng Xuân Diệu về vai trò của truyền thông trong việc dân chủ hóa xã hội.

Đặng Xuân Diệu là học viên khóa Truyền Thông Công Giáo khóa I của Học Viện Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Anh là người cộng tác đắc lực của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế trong việc thúc đẩy truyền thông. Anh cũng là giám đốc một công ty xây dựng và là người phát triển nhiều phong trào xã hội dân sự tại Vinh, Nghệ An.

***

- Quảng Cáo -

Trên thế giới hiện còn tám Quốc gia độc đảng đó là: Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Syria, Eritrea và Turkmenistan. Ở Việt Nam, đảng cộng sản đã tự phong cho mình quyền cai trị và lãnh đạo tất cả.

Điều này đã được ông Nông Đức Mạnh khẳng định vào ngày 26 Tháng Sáu, 2010, khi tiếp xúc với cử tri tại Công an tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) để báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12: “Trong bộ máy Nhà nước ở Việt Nam không hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà có sự phân định nhiệm vụ, hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

                 Ông Nông Đức Mạnh đang nói chuyện với một số cử tri, cán bộ tại Thái Nguyên 2010

Nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được tập trung tuyệt đối vào Đảng cộng sản. Đây chính là căn nguyên cho thói cơ hội, mị dân, giáo điều, bảo thủ, dối trá, lừa gạt, thất tín, tiền hậu bất nhất, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo… dẫn đến độc tài, chuyên chế và lạm quyền trong bộ máy nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương. Theo Montesquieu (1689 – 1775), nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp, thì trong trường hợp này, Đảng cộng sản Việt Nam hiển nhiên độc đoán với quyền sống, quyền tự do và có cả sức mạnh của kẻ đàn áp đối với nhân dân.

Đúng vậy, quyền tự do ngôn luận của người dân không thoát được vòng nô lệ đó. Cả hệ thống truyền thông của Nhà nước Việt Nam luôn là một chiều, và được đặt dưới quyền kiểm soát của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo). Qua đó chính quyền độc đảng đã tự tung, tự tác độc diễn trên mọi lĩnh vực của đất nước từ: hiến pháp, pháp luật, chính trị, đến kinh tế, văn hoá, giáo dục…Truyền thông một chiều là cột trụ chính xây dựng và đóng vai trò quyết định vận mệnh thế chế đảng độc trong một Đất nước.

Độc quyền thông tin không ngoài mục đích để thực hiện chính sách bịt tai, che mắt nhân dân, mà đúng hơn là chính sách ngu dân hoá. Nhờ chính sách đó, đảng độc này đã thuần phục được nhân dân theo mưu mô của họ: Hồ Chí Minh là cha già dân tộc, Đảng cộng sản là đảng “TA”, Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, cán bộ phải vừa Hồng vừa chuyên, công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình…

Theo thời gian với sự toa rập và nhồi sọ thông tin một cách vụ lợi, người dân trong chế độ độc đảng đã mất dần khả năng tự tìm hiểu và đặt vấn đề ngược lại khi tiếp nhận thông tin. Họ đã tự bằng lòng tiếp thu một cách thụ động, chấp nhận, cam chịu và dễ dàng cho những gì báo chí, truyền hình nhà nước nói đều đúng đã thành thói quen.

Đại học Vinh - ảnh minh họa
Đại học Vinh – ảnh minh họa

Gần đây tôi có dịp tiếp xúc với sinh viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Vinh. Qua những lần trao đổi, trò chuyện về những thực trạng đau buồn đã và đang diễn ra trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nhận thấy nơi đa số các bạn tri thức trẻ có chung một quan điểm là: “Đường lối chủ trương của đảng, của nhà nước là đúng đắn nhưng do những người thực hiện sai”. Một câu khẩu hiệu đã rất quen thuộc được phát đi, phát lại mấy chục năm nay qua hệ thống tuyên truyền Nhà nước, với mục đích chạy tội từ “sai hệ thống” thành thiếu sót mang tính cục bộ cá nhân.

Cám ơn Internet và những người phát minh ra nó, nhờ sự lưu truyền thông tin nhanh chóng của mạng toàn cầu vụt ra ngoài tầm kiểm soát, phá vỡ chính sách bưng bít thông tin của nhà nước độc đảng. Do đó nhiều bạn trẻ mới biết được “Chủ nghĩa Mác-Lênin là một lầm lẫn vĩ đại, khủng khiếp nhất trong lịch sử tư tưởng triết học loài người, đã đẩy loài người vào thảm họa lớn kéo dài gần suốt thế kỷ hai mươi, làm cho thế kỷ hai mươi trở thành thế kỷ đẫm máu nhất của lịch sử loài người. Tất cả những nước theo chủ nghĩa Mác – Lênin đều phải nhận những thảm họa vô cùng to lớn, dẫn đến cái chết thảm khốc của hơn một trăm triệu người!” (nhà văn Phạm Đình Trọng nguyên là đảng viên đảng cộng sản).

Hoặc qua sự phân tích của Trần Nhu trên trang Tự Do Ngôn Luận – Số 17, ngày 15 tháng Mười Hai, năm 2006, chúng ta được biết “Trên thế giới này từ cổ đến cận kim, không có một tổ chức “ăn bám” nào lớn như Đảng Cộng Sản Việt Nam; Trên thế giới này từ tối cổ đến cận kim, từ Đông sang Tây không có một chính quyền nào cai trị dân lưu manh như chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Trên thế giới này cũng không có một nhà nước nào lại xem thường “Hiến Pháp” do chính mình đặt ra như nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Và rất nhiều thông tin sự thật khác trên các trang mạng Boxitevn, thongtinberlin, nuvuongcongly và chuacuuthe.com, v.v…

Đứng trước cơn bão truyền thông đa chiều này, những những sai lầm của chính sách hại dân do đảng cộng sản lãnh đạo đã phơi bày. Một khi thông tin được minh bạch, nhận thức của người dân ngày một tăng lên thì ý thức hệ về chủ nghĩa Mác-Lê sẽ không còn, mà cảnh tượng “ngày tàn chế độ độc đảng” mỗi lúc một rõ hơn. Vì vậy chính quyền độc đảng đã có chính sách kiểm duyệt internet, siết chặt và đánh phá các trang blog về dân chủ, tự do, công lý và hoà bình. Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới có trụ sở tại Paris (Reporters Sans Frontières, RSF), năm 2010 Việt Nam ếp hạng 165/178 quốc gia hạn chế tự do thông tin (://en.rsf.org/press-freedom-index-2010,1034.html).

Thủ tướng CSVN Nguyễn Tẫn Dũng đã ”Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức”, và Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2010, trung tướng Công an Vũ Hải Triều báo cáo “đã phá sập 300 trang mạng và blog”… Chính sự sợ hãi đến luống cuống của cả hệ thống chính trị, cha đẻ của hàng loạt vụ sách nhiễu, bắt bớ và kết án những người dám phản biện, không đi đúng với “lề phải” của đảng cộng sản.

Ngược lại với chính sách truyền thông trong Nhà nước độc đảng Việt Nam là xâm phạm lợi ích của con người. Giáo lý công giáo dạy về nguyên tắc truyền thông là để phục vụ con người. Thật vậy, “Truyền thông phải quân bình chính đáng giữa công ích và quyền lợi cá nhân; Xã hội có quyền biết những thông tin dựa trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới (x. GLCG 2494); Mọi người phải dùng truyền thông để truyền bá những gì lành mạnh (x. GLCG 2495); Tố giác các nhà nước độc tài, xuyên tạc sự thật có hệ thống, thống trị dư luận bằng truyền thông, kết án với lý do “trọng tội về tư tưởng” (x. GLCG 2499).

mang intenret

Là một công dân nước Việt và cách riêng đối với người Kitô hữu, cần phải biết được những thực trạng cũng như nguyên tắc truyền thông, hiểu được tầm mức quan trọng và sức mạnh truyền thông đa chiều để có quan điểm đúng đắn khi tham gia vào công tác truyền thông. Qua đó hiểu được quyền và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tiếp nhận cũng như truyền tải thông tin.

Như vậy, ở Việt Nam có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để làm điều tốt hay điều xấu – và vấn đề ở đây là người tham gia phải lựa chọn. Không bao giờ được quên truyền thông qua các phương tiện ấy không phải là một việc làm cầu lợi chỉ nhằm khơi gợi, thuyết phục và mua bán; Càng không phải là công cụ tuyên truyền cho ý thức hệ. Đôi khi các phương tiện ấy hạ thấp con người thành những đơn vị tiêu thụ hay những tập thể cạnh tranh lợi lộc, hoặc uốn nắn các khán giả, độc giả và thính giả. Chọ chỉ là những con người vô tích sự có thể rút tỉa một lợi ích nào đó, hoặc là bán được sản phẩm hay tìm những hậu thuẫn chính trị; và tất cả những việc làm như thế đều phá hoại cộng đồng.

Nhiệm vụ của việc truyền thông là đưa con người đến với nhau và làm cho cuộc sống của họ thêm phong phú, chứ không phải cô lập và khai thác con người. Nếu biết sử dụng đúng các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể tạo dựng và duy trì được một công đồng nhân bản dựa trên công bằng và bác ái; càng làm được điều ấy, chúng càng trở thành những dấu chỉ của hy vọng. Đây thật sự là một thách đố và cũng là cơ hội cho những nhà truyền thông trong chính quyền độc đảng Việt Nam hôm nay.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here