Việc nhà nước Trung Quốc vận hành các đập ở thượng nguồn sông Mê Kông đang làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán vào mùa mưa, theo báo cáo của Nền tảng trực tuyến mã nguồn mở Mekong Dam Monitor (MDM) – một chương trình do Washington tài trợ nhằm giám sát tình trạng sông Mê Kông.
Trong tuần lễ, từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, mặc dù hạn hán trong mùa mưa đang bao trùm sông Mê Kông, nhưng tất cả các con đập trên khắp lưu vực đã hạn chế tổng lượng nước ròng 6,7 tỷ mét khối nước, khiến mực nước sông dọc biên giới giữa Thái Lan và Lào xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
Và, đây là hạn chế tích lũy hàng tuần lớn nhất được theo dõi trong ba năm hoạt động của MDM.
Các hạn chế lớn nhất đến từ 2 con đập của Trung Quốc. Đập Xiaowan đã hạn chế 3,9 tỷ mét khối nước, và Nuozhadu hạn chế 1,24 tỷ mét khối nước. Tổng lượng nước có thể sử dụng được trong 55 hồ chứa lớn nhất sông Mê Kông là khoảng 50 tỷ mét khối, do đó, hai con đập này chỉ trong vòng một tuần đã hạn chế 10% tổng lượng nước có thể sử dụng trong nhu cầu ở hạ lưu.
Theo ước tính của nhóm chuyên gia Eyes on Earth (EoE), 40% dòng chảy tại Chiang Saen đang bị giữ lại do hoạt động tích trữ nước ở các con đập của Trung Quốc. Mực nước sông trên hầu hết lưu vực sông Mekong đang trở lại mức thấp và có xu hướng giảm. Mực nước trên Vientiane của Lào đang ở mức rất thấp, và mực nước sông từ Vientiane đến đồng bằng sông Cửu Long gần như đang ở mức thấp kỷ lục.
Sản xuất lúa gạo ở Thái Lan hiện đang phải chịu mực nước sông cực kỳ thấp.
Xa hơn về phía hạ lưu, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tình trạng thiếu lũ theo mùa đang khiến sản lượng đánh bắt cá thấp hơn và kết quả nông nghiệp kém cỏi đối với hàng chục triệu người sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên của dòng sông.
Việc Trung Quốc hạn chế nước ở thượng nguồn sông Mê Kông là một hành động hủy hoại môi trường, và đồng thời hủy hoại tài nguyên của Việt Nam.
Người Đà Lạt Xưa