Anh Hoàng
Sống chung với đại dịch Covid-19 như một xu thế tất yếu vào lúc này ở hầu hết các quốc gia. Úc từng đi đầu trong kế hoạch Zero Covid với một phương pháp tiếp cận tương tự như Việt Nam, New Zealand, Singapore, Đài loan và Hàn Quốc, cụ thể các chuyến bay đến hành khách đều được kiểm tra và thực hiện cách ly nghiêm ngặt, đẩy mạnh các kế hoạch truy vết, và xét nghiệm khi có ca nhiễm trong cộng đồng, người dân vẫn tham gia các hoạt động bình thường nhưng hạn chế ra ngoài nhất có thể với những hình thức như mua hàng online.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi biến chủng Delta xuất hiện, sự lây lan quá nhanh của các ca nhiễm do biến chủng Delta gây ra, đồng thời, thời gian phát bệnh lâu hơn 14 ngày đã ngăn cản tiếp tục chiến dịch này.
Sống chung với Covid-19 trở thành xu thế tất yếu vào lúc này, giờ đây ngay cả Úc cũng đã phải thay đổi chiến lược tiếp cận với đại dịch. Cụ thể, đẩy mạnh tiêm chủng vaccine là bước đi đầu tiên và quan trọng lúc này, và Pfizer – BioTech là lựa chọn tại Úc vào lúc này.
Mặc dù chỉ còn New Zealand còn tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero Covid, tuy nhiên gần 1/3 dân số của đất nước này cũng đã được tiêm ngừa vaccine Covid-19 đủ hai liều với con số 15.42% vào cuối tháng 7 năm 2021.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, giờ đây bên cạnh kế hoạch phòng dịch là đeo khẩu trang, khi ra đường và hạn chế đi lại, tiêm chủng vaccine đang được triển khai ở nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, có một sự bất cập đang xảy ra vào lúc này đó là, Vero Cell vaccine của công ty dược Sinopharm Trung Quốc đang được triển khai chủ yếu tại Việt Nam. Rõ ràng về hiệu quả vaccine này đang đứng sau các vaccine khác là Astra Zeneca, Pfizer – BioTech, và Moderna, nếu chỉ tiêm hai liều vaccine Trung quốc sẽ rất khó người dân tạo ra miễn dịch đủ tốt để có thể sống chung với Covid-19. Đặc biệt ngày càng xuất hiện thêm những biến chủng mới nguy hiểm như Lambda hay Mu.
Thái Lan là một ví dụ điển hình, sau khi tiêm liều đầu tiên cho người dân là vaccine Sinovac, tỷ lệ nhiễm và chết vì Covid-19 vẫn cao, dẫn đến phải tiêm trộn thêm liều hai với Astra Zeneca hoặc Pfizer – BioTech.
Thêm một điều đáng chú ý nữa, hiện tại quỹ vaccine đã ghi nhận con số hỗ trợ kỉ lục là 8.662 tỷ Việt Nam Đồng tính tới 11 giờ – 13/09/2021, tuy nhiên người dân vẫn phải dùng vaccine Trung Quốc, và chỉ mới chi 5% trong con số trên để phát triển nghiên cứu vaccine.
Trong khi đó các nhân viên chính quyền địa phương từ tổ trưởng, tổ phó các khu dân phố đến các cấp lãnh đạo đang được tiêm các vaccine như Astra Zeneca, Pfizer -BioTech hay Moderna. Sự bất bình đẳng đó có thể dẫn đến mâu thuẫn trong xã hội và gây khó khăn nhiều hơn trong quá trình chống lại đại dịch Covid -19.
Rõ ràng chính quyền Việt Nam cần có một chính sách rõ ràng, minh bạch hơn nữa, không còn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với người trong việc tiêm chủng vaccine. Đồng thời cần đẩy mạnh tiêm chủng để góp phần hoàn thành kế hoạch để từ đó hướng đến kế hoạch sống chung với Covid-19, mở cửa lại nền kinh tế sớm nhất có thể như các nước Châu Âu đang thực hiện.