Đảo chính Myanmar – nước cờ của chính quyền Trung Quốc

- Quảng Cáo -

Anh Hoàng

Ngày 1/2/2021, chính quyền dân sự do dân bầu lên gồm cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Myanmar đã bị bắt giữ bởi quân đội, dưới sự chỉ đạo của Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing. Cuộc chính biến trên là đòn trả thù của quân đội khi thua đau trong cuộc bầu ngày 8/11/2020 với các Đảng phái khác. Trong nhiều thập kỉ, quân đội là căn nguyên của những cuộc nội chiến tại Myanmar, hệ lụy của những cuộc chiến này khiến kinh tế đất nước không thể phát triển, khi hàng hóa luôn rơi vào tình trạng khan hiếm gây ra lạm phát ở con số cao.

Trong giai đoạn liên tục xảy ra các cuộc đàn áp, bạo loạn, kinh tế Myanmar rơi vào khủng hoảng, đồng thời chịu sự trừng phạt kinh tế của Mỹ và liên minh Châu Âu EU, lạm phát luôn ở mức hai con số, đỉnh điểm chạm đến 34.44% vào năm 2007. Kể từ khi chính quyền dân sự do San Suu Kyi lèo lái đã từng bước ổn định từ năm 2015, Mỹ đã xóa bỏ cấm vận từ 2016 cho Myanmar mở ra một chương mới cho kinh tế nước này với lạm phát giảm mạnh luôn ở mức dưới một con số.

- Quảng Cáo -

Tuy nhiên, phía quân đội của Myanmar dưới sự hậu thuẫn của Trung Quốc luôn không ngừng nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc gây ra những bất ổn ở trong nước. Sở dĩ, Trung Quốc quan tâm đến đất nước này bởi vị trí địa chính trị quan trọng khi giáp với Ấn Độ và Trung Quốc và là cửa ngõ để tiếp cận với Thái Lan. Hơn nữa, Myanmar đất nước nổi tiếng với các nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào như đồng, than đá và gỗ quý. Ngoài ra, dầu mỏ, khí đốt ngoài khơi cùng những mỏ đá quý như ngọc bích, ruby; xuất khẩu đá quý là nguồn thu lớn thứ ba của Myanmar.

Vì những lý do, Myanmar luôn là một đất nước lý tưởng mà Trung Quốc muốn kiểm soát và can thiệp để thu lợi. Không chỉ riêng Myanmar Trung Quốc luôn xem những nước Đông Nam Á là mục tiêu khai thác triệt để. Sau Campuchia đến Myanmar là điểm đến của Trung Quốc triển khai chiến lược “Vành đai và con đường” từng bước khiến nhiều quốc gia rơi vào bẫy nợ và phụ thuộc vào định hướng của Trung Quốc.

Campuchia từng là kẻ phá bĩnh khi không cùng các nước ASEAN đồng thuận để đưa ra tuyên bố thông cáo chung về Biển Đông của các Ngoại trưởng khối Asean đối với Trung Quốc ở cả hai năm 2012 và 2016. Do đó, với cuộc binh biến do quân đội cầm đầu với sự hậu thuẫn của Trung Cộng tại Myanmar, nước cờ này sẽ từng bước phá bỏ sự đoàn kết trong ASEAN, đồng thời thời gian này tại Myanmar sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc xâu xé kiếm lợi từ biến động này. Quốc tế cần hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn tình trạng bành trướng của Trung Cộng, đòi lại sự dân chủ công bằng cho các quốc gia phù hợp với nguyện vọng toàn dân nước đó trước khi quá muộn.

- Quảng Cáo -