Nổi đau 14/3 có thể nào quên?

- Quảng Cáo -

Nguyễn Tấn Thành

Đó là ngày 14/3/1988, Trung Cộng kéo chiến hạm vào cướp đảo Gạc Ma, thảm sát 64 chiến sĩ trên đảo.

Cái chết của 64 chiến sĩ trải qua 35 năm (14/3/1988 – 14/3/2023) nhưng vẫn còn nhiều khuất tất:

– Có nguồn tin cho rằng, đây là 64 chiến sĩ công binh đang xây dựng đảo nên không có súng để phòng vệ, đành làm bia thịt cho lính TC thảm sát. Điều khó hiểu là, dù là loại lính gì, đã là lính thì phải có súng, tối thiểu là súng cá nhân. Không thể không có súng?

- Quảng Cáo -

– Có nguồn tin lại cho rằng, một trong tứ trụ thời đó ra lệnh cấm nổ súng. Điều này càng khó hiểu, vì người bị cho là đã ra lệnh cấm nổ súng cũng đã từng là một người lính nên không thể không biết nguyên lý, chỉ có thể ra lệnh cấm nổ súng trước để giữ chính nghĩa Không gây chiến, chứ không ai ra lệnh cấm nổ súng hoàn toàn. Vì cấm nổ súng trước để giữ hòa khí, nếu địch nổ súng trước thì phải đánh trả ngay lập tức… Chứ không ai cấm nổ súng để thành bia thịt cho giặc thù?

– Ông thiếu tướng dưới phần minh họa cho rằng, hải quân TC vào đảo Gạc Ma dùng lưỡi lê đâm một thiếu úy và một chiến sĩ, hai anh phản ứng lại, quân TC dùng tiểu liên xả vào quân ta làm 64 chiến sĩ thiệt mạng.

Ông tướng không nói rõ hai người bị đâm lấy gì để phản ứng lại giặc thù, và phản ứng như thế nào? Không nói rõ hơn 60 đồng đội của hai người lính bị đâm có phản ứng lại để bảo vệ đồng đội? Và họ có vũ khí hay hung khí gì để tự vệ và bảo vệ lẫn nhau.

Đó chính là một trong những nguyên nhân làm nổi đau Gạc Ma khó nguôi ngoai. Vì các anh hi sinh trong một vụ thảm sát đầy khuất tất để giặc thù thêu dệt thành một trận đánh đẹp, ra rả mừng vui trên nổi đau của các anh, và nổi đau của đất nước!

- Quảng Cáo -